Trong giai đoạn chiến tranh, với trọng trách sản xuất thuốc, vật tư y tế phục vụ quân đội và nhân dân cả nước, các sản phẩm thuốc viên của công ty đã có

Một phần của tài liệu Phân tích một số chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 PHARBACO giai đoạn 2009 2012 (Trang 86 - 91)

vụ quân đội và nhân dân cả nước, các sản phẩm thuốc viên của công ty đã có uy tín, thương hiệu, được các cơ sở y tế cũng như nhân dân tin tưởng, sử dụng. Trong giai đoạn kinh tế thị trường, đặc biệt từ sau khi cổ phần hóa, Pharbaco vẫn giữ vững vai trò là nhà sản xuất hàng đầu. Các sản phẩm dạng viên nén (Trimazon, Terpicod, opizoic..); Viên bao đường (phenecgan, Multivitamin …); thuốc tiêm bột (cephazolin, cefradin, cefotaxim…) đã mang lại uy tín, thương hiệu cho công ty. Hiện nay, các sản phẩm này vẫn giữ được uy tín, thương hiệu, có mặt trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, đã trúng thầu rộng rãi và đang được sử dụng tại các cơ sở điều trị.

- Các thuốc sản xuất của công ty còn hỗ trợ đắc lực cho Bộ Y tế trong chiến lược điều tiết cung cầu thuốc điều trị trong nước, đặc biệt là cung cấp thuốc cho các chương trình y tế quốc gia. Tuy hội nhập sau trong tiến trình cổ phần hóa nhưng Pharbaco đã biết tận dụng thời cơ, xây dựng cho mình chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, giữ vững uy tín với khách hàng và phát triển thương hiệu của công ty ngày càng lớn mạnh (sản phẩm có mặt tại 63/63 tỉnh thành, tỷ lệ trúng thầu cao, xuất khẩu tăng trưởng hàng năm).

4.1.2. Đặc thù trong mô hình tổ chức của công ty

4.1.2.1. Tổ chức ngành: Do tỷ lệ sở hữu lớn nên ảnh hưởng của Vinapharm đối với doanh nghiệp là đáng kể: nhân sự, vốn, sản xuất kinh doanh (kể cả các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc chương trình y tế quốc gia). Như vậy, việc triển khai các phương thức sản xuất kinh doanh mới của công ty sẽ phần nào còn chịu tác động từ phía Tổng công ty Dược Việt Nam, dẫn đến sự

chậm trễ trong việc thực hiện và nắm bắt thời cơ, ví dụ: liên doanh góp vốn, liên doanh sản xuất, phân phối dược phẩm, sản xuất nhượng quyền…

4.1.2.2. Tổ chức cơ sở

Mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến-chức năng này đang được sử dụng rộng rãi với những ưu điểm kết hợp quản lý tập trung thống nhất quyền lực với phát huy quyền chủ động của các phòng ban, các bộ phận chức năng chủ động phối kết hợp để giải quyết công việc được nhanh chóng. Nhưng việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (CTHĐQT) kiêm Tổng Giám đốc (TGĐ) là vấn đề cần bàn thêm ở đây bởi vì ít nhà đầu tư để ý rằng, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính minh bạch của doanh nghiệp lại bắt nguồn từ việc CTHĐQT kiêm TGĐ.

- Về mặt ưu điểm: Việc CTHĐQT đồng thời là TGĐ sẽ giúp nhanh chóng

tạo nên sự đồng thuận và đẩy nhanh quá trình ra quyết định.

- Nhược điểm: Dễ dẫn đến sự nhập nhằng giữa vai trò quản trị và điều hành

doanh nghiệp. Hãy thử hình dung TGĐ là người đề xuất các chiến lược và nếu người này lại chủ trì việc đưa ra phán quyết cuối cùng thì sẽ khó khách quan. Cơ cấu trên cũng dễ dàng vô hiệu hóa hoạt động giám sát của ban Kiểm soát và các thành viên Hội đồng Quản trị khác. Ngoài sự không rõ ràng về vai trò của TGĐ với Hội đồng Quản trị nói trên, một lý do khác xuất phát từ chính những người sở hữu doanh nghiệp, đó là các thành viên Hội đồng Quản trị đã không dành đủ thời gian cho doanh nghiệp, chưa hiểu rõ các vấn đề của doanh nghiệp, chưa có đủ kiến thức tài chính và quản lý rủi ro, chưa tập trung vào việc phát triển chiến lược doanh nghiệp. Vì thế, để tạo thêm tính công khai, minh bạch, tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều quan trọng là phải tăng cường vai trò của thành viên Hội đồng Quản trị độc lập. Hội đồng Quản trị cần hình thành các tiểu ban để giám sát hoạt động doanh nghiệp như tiểu ban thù lao đãi ngộ, tiểu ban kiểm toán, tiểu ban nhân sự. Đứng đầu các tiểu ban này là các thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.

Đặc biệt, tiểu ban nhân sự cần có những kế hoạch phát triển nhân sự thay thế cho các chức vụ điều hành chủ chốt và thành viên Hội đồng Quản trị. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần hình thành ban Kiểm toán nội bộ trong công ty. Bộ phận này trực tiếp báo cáo cho HĐQT và ban Kiểm soát.

4.1.3. Đặc thù trong quy mô sản xuất

Với đặc thù về quy mô sản xuất lớn, thiết bị máy móc hiện đại đã thực hiện được các mục tiêu sau:

- Đáp ứng nhu cầu thuốc điều trị trong nước cũng như xuất khẩu.

- Đáp ứng công suất lớn của dây chuyền sản xuất, của nhà xưởng, của đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty (khoảng 600).

- Đảm bảo chất lượng thuốc cung ứng ra thị trường, đa dạng chủng loại thuốc đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Khi liên doanh góp vốn với đối tác sản xuất khác sẽ hỗ trợ Pharbaco các sản phẩm truyền thống giá rẻ mà công ty không cần trực tiếp sản xuất: ampicilin 1 gam, penicillin 1 triệu UI, được chia lợi nhuận từ vốn góp đồng thời còn tránh cạnh tranh trực tiếp, chia sẻ được rủi ro trong kinh doanh với đối tác.

4.1.4. Đặc thù về sản phẩm

Danh mục sản phẩm của công ty gồm khoảng 400 thuốc với gần 20 nhóm tác dụng dược lý đã cho thấy:

● Ưu điểm

- Đáp ứng gần như đầy đủ danh mục thuốc thiết yếu ban hành lần thứ V của Bộ Y tế, trong đó nhóm thuốc ETC chiếm chủ yếu danh mục sản phẩm sản xuất tại công ty.

- Các sản phẩm này giúp Pharbaco tăng khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, phát triển được thương hiệu, hình ảnh của công ty, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty

- Doanh thu xuất khẩu tăng hàng năm giúp công ty phát triển thương hiệu ra nước ngoài, tăng doanh thu và lợi nhuận.

● Nhược điểm: Các sản phẩm do công ty sản xuất đa phần là sản phẩm truyền thống, giá rẻ, cạnh tranh cao. Còn ít hoặc chưa có các thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị: Chuyên khoa chấn thương, thuốc tim mạch, thuốc ung thư…

● Biện pháp khắc phục: Trong những năm tới, công ty cần thực hiện tốt công tác điều tra thị trường, nhu cầu khách hàng, diễn biến bệnh tật trong nước, khu vực và quốc tế để có chiến lược phát triển sản phẩm một cách phù hợp hoặc tìm kiếm, hợp tác chuyển giao khoa học, sản xuất nhượng quyền các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, sản phẩm đặc trị…

4.1.5. Đặc thù về thị trường, khách hàng

● Về ưu điểm

- Hiện nay thị trường, khách hàng của công ty về cơ bản là đã phát triển rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với trên 200 khách hàng thường xuyên sử dụng thuốc của công ty.

- Số lượng thuốc cung ứng cho các chương trình y tế Quốc gia lên tới hàng triệu sản phẩm, mang lại doanh thu, lợi nhuận tương đối lớn, đồng thời còn giúp khẳng định thương hiệu của công ty.

- Sản phẩm của công ty có uy tín và được các khách hàng tín nhiệm sử dụng, cơ số thuốc trúng thầu cao. Đây chính là yếu tố giúp công ty duy trì được uy tín, thương hiệu và vẫn luôn giữ vững sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

● Nhược điểm

- Về thị phần trong nước và thị phần xuất khẩu của công ty còn rất thấp (chưa tới 10%).

- Mảng phân phối của công ty còn dàn trải trong khi nhân lực đáp ứng cho mảng này còn thiếu và yếu.

- Ban lãnh đạo công ty chưa quan tâm đúng mức tới yếu tố thị trường, khách hàng truyền thống của công ty.

● Biện pháp khắc phục

- Tăng cường đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

- Cần phát triển đội ngũ trình dược viên chuyên nghiệp và thường xuyên tổ chức, tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học, hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế là rất cần thiết vì thông qua đội ngũ trình dược viên sẽ thông tin, giới thiệu thuốc tới bác sĩ, dược sỹ thông qua các hình thức: Gặp trực tiếp tại viện, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, hội nghị tri ân khách hàng cuối năm…

- Tổ chức marketing với các đối tác nước ngoài thông qua hội thảo khoa học quốc tế, hội chợ quốc tế, triển lãm trong nước, quốc tế, mời đại sứ quán, lãnh đạo công ty dược nước ngoài tham quan doanh nghiệp

Các hình thức này giúp các đối tác hiểu về công ty, về sản phẩm, dịch vụ của của công ty từ đó mà họ sẽ quan tâm và sử dụng sản phẩm.

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, đầu tư nghiên cức sản phẩm mới, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, khách hàng. Tránh đầu tư dàn trải gấy tốn kém nhân lực, tiền.

- Tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác sản xuất, phân phối trong và ngoài nước.

- Cần có những chính sách đãi ngộ, chăm sóc thích hợp nhằm giữ chân các khách hàng truyền thống.

4.1.6. Đặc thù trong văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa kinh doanh của một xã hội nhất định. Văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện đặc thù của văn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty.

- Đội bóng chuyền của công ty các nhiệm vụ tham gia thi đấu tại các giải do báo Lao động Thủ đô tổ chức, tham gia thi đấu giao hữu với các đội bóng chuyền của tỉnh thành khác nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, sản phẩm của

công ty. Duy nhất trong ngành Dược Việt nam, Pharbaco có đội bóng riêng và nhiều năm liền đội bóng của công ty đạt danh hiệu vô địch giải bóng chuyền báo Lao động Thủ đô tổ chức.

- Từ sau khi cổ phần hóa (08/2007) đến nay, công ty luôn kiên định mục tiêu chất lượng là số 1 và lựa chọn slogan riêng Pharbaco-sức sống mới” với mong muốn đổi mới toàn diện trong công ty.

- Logo được chọn, sử dụng và được in trong tất cả các mẫu sản phẩm, catalog, tờ rơi…Đây là hình thức quảng cáo hình ảnh, thương hiệu của công ty rất hiệu quả, dễ nhớ, giúp khách hàng nhận biết và chọn lựa sản phẩm của công ty một cách chính xác, nhanh nhất

Một phần của tài liệu Phân tích một số chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 PHARBACO giai đoạn 2009 2012 (Trang 86 - 91)