Tư tưởng “độc hành”

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 107 - 129)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.4. Tư tưởng “độc hành”

Trên con đường dài dằng dặc tìm về với đạo, mỗi con người phải biết dựa vào chính bản thân mình, phải tự đi bằng đôi chân của mình. Dù là gian

nan, dù là vất vả, dù là mất mát hy sinh, “muốn tìm được đạo, phải biết độc hành” (lời sư Vô Uý) [33, 28]. “Đức Phật đã dạy: Đánh thắng một vạn quân cũng không khó khăn bằng tự chiến thắng được chính bản thân mình” [33,

848]. Nhân vật An trong những ngày hành quân nơi chiến trường vẫn luôn nhớ tới những lời dạy của sư cụ Vô Uý cho những bước tu hành đầu tiên của

mình: “Người tu Phật phải hiểu rằng muốn tìm được con đường Phật đạo, ta không được dựa vào bất cứ ai. Ta phải dựa vào chính bản thân mình. Cho nên phải cần đến sự cô độc. Thường độc hành, thường độc bộ. Muốn thấy Niết bàn phải biết đi một mình. Ngày xưa, thiền sư Huyền Giác đã nói thế. Hàng ngày, con phải có những phút ở riêng một mình để nhìn sâu vào nội tâm mình, sao cho tâm mình thật tĩnh lặng” [33, 772]. Theo lời thầy, lắng nghe lòng mình, An có lúc tự vấn lương tri mình: “Có lúc nào ta độc ác, ta sân hận, ta tham lam, ta chỉ nghĩ đến ta? Ta đã biết cảm thông thương xót trước nỗi đau của đời chưa? Trước niềm vui của kẻ khác ta có ghen tị hay không?”.

Những phút cô độc tự đối diện với chính mình, tự tra vấn mình ấy đã giúp An

rất nhiều: “Tôi thấy hiểu mình hơn, tự tin hơn và điều quan trọng là tôi thấy bớt sợ hãi [...] Thầy tôi đã dạy tôi cách tự mình bơi, tự mình quẫy lộn trong đại dương mênh mông. Ngừng tay chân là chìm nghỉm ngay. Phải tự dựa vào mình thôi. Và vùng vẫy mãi cũng hiểu ra rằng mình cũng có nhiều sức lực hơn là mình tưởng” [33, 773]. Như thế, lối sống Phật giáo đã dạy cho con

người ta biết tự mình đứng vững, biết độc hành trong cái thế gian đầy thống khổ này, tự mình trải qua mọi nghiệp quả của đời... Tư tưởng về con đường độc hành của nhà Phật, nói rộng ra, là tư tưởng chung cho con người mọi thời đại. Trên con đường dài của cuộc đời, bất cứ ai cũng phải biết đi bằng đôi

chân của chính mình. Sống dựa vào người khác không thể giúp ta đến với đạo, phải dựa vào chính mình, phải tự trải nghiệm để tìm Phật trong bản thân ta.

3.2.2.5. Lối sống Việt Phật

Qua những tư tưởng về đạo Phật, Nguyễn Xuân Khánh muốn thể hiện một lối sống Phật giáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Phật giáo là một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu sắc với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đối xử

với đạo Phật, “là đối xử với một bề dày văn hóa tâm linh”, “với cả một chiều sâu thăm thẳm của lòng nhân ái”, “là đối xử với cả chính mình...” [33].

Người Việt theo đạo Phật với những nét riêng có của văn hóa Việt, có thể tùy duyên vui với đạo. Những tư tưởng của Phật giáo nghe thì có vẻ xa xôi nhưng thật ra lại ở rất gần ta trong cuộc sống, nó hiển hiện ngay trong những hành động bình thường của mỗi con người trong cuộc nhân sinh.

Bằng cách tận dụng triệt để những ưu thế của hai ngôi kể, Nguyễn Xuân Khánh có điều kiện thể hiện trong tác phẩm một hệ thống quan điểm Phật giáo sâu sắc cùng với những ảnh hưởng của nó trong đời sống tâm linh và văn hóa Việt. Lựa chọn cách kể xen cài ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba một cách logic, nhà văn có điều kiện thể hiện sự am hiểu sâu sắc về đạo Phật ở nước ta qua trường kỳ lịch sử. Những tích chuyện tu đạo, những bức thư, lời răn của Phật đều được viện dẫn linh hoạt, giàu sức thuyết phục qua ưu thế từ ngôi ba đem lại. Thêm vào đó là những hồi ức, những kỉ niệm tu thiền, cả những suy tư, những trải nghiệm của chú tiểu An khi thực hiện cuộc hành trình về với cõi nhân gian cũng là những minh chứng sống động cho tư tưởng Phật gia. Tất cả nhằm khắc họa một cách sắc nét vẻ đẹp của văn hóa Phật giáo trong mạch nguồn văn hóa dân tộc.

Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh còn là sự gửi gắm những

chứng một chặng đường dài đầy gian lao của dòng Việt Phật. Trải qua những cơn rung lắc dữ dội nhất của hai cuộc chiến tranh, những cảnh oan trái trong cải cách ruộng đất, chùa Sọ cùng những người dân làng Sọ chứng kiến bao phen điêu linh của lịch sử nước nhà. Nguyễn Xuân Khánh đã rất tinh tế, khéo léo khi đặt ngôi chùa và nhà sư trong bối cảnh phức tạp của lịch sử, lấy Phật giáo làm tâm điểm để soi rọi, suy ngẫm về các sự kiện lịch sử, về con người thời đại. Trong tác phẩm, các nhân vật không chỉ đối đầu theo kiểu địch - ta, mỗi người còn có cuộc đấu tranh gay go với lẽ sống, với đạo lý của chính mình. An - người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, trải nghiệm cuộc đời đầy giông bão cùng dân tộc trên chặng đường gian nan của lịch sử nước nhà. Từ tiểu An vỡ lòng với những bài học gõ mõ đến sư thầy An đã thấu hiểu nếp sống quy y, từ cậu bé mồ côi lưu lạc nương nhờ cửa chùa

đến “nhà sư bộ đội” hết lòng phục vụ kháng chiến, rồi khi hòa bình, với một

trang trại tự cung tự cấp, An thành người chủ gia đình lập am thờ Phật chính

là cuộc hành hương “đi tìm đạo ở trần gian” mà sự “giằng xé giữa đời và đạo” có thể coi là bằng chứng tự tri nhận và khái quát giác ngộ: Phật giáo

hoàn toàn có thể sinh thành từ ngoài cửa chùa. Việc khoác trên mình chiếc áo nâu sồng không quan trọng bằng Phật tính chứa đựng và thực thi. Am hay chùa không dụng đến quy mô mà chủ yếu nhờ vào huệ nhãn nó mang lại cho tín đồ. Tín đồ Phật giáo làng quê Việt, như cái cách mà thầy trò chùa Sọ nhìn

nhận, thì chủ yếu được thể hiện qua hình ảnh người phụ nữ. “Tinh thần Phật giáo thấm đẫm vào xã hội thông qua người mẹ, người vợ [...]. Người đàn bà ứng xử trong gia đình xã hội và dạy con cái ít nhiều theo tinh thần Phật giáo. Vậy nên mới nói, bất cứ người Việt nào cũng đều có chút Phật giáo trong người” [33]. Truyền thống đó được nhắc nhở và hiện hữu không ngừng trong

đời sống mỗi người dân làng Sọ, từ bà vãi Thầm ngẩn ngơ đến cô Nguyệt xinh đẹp, rồi bà Nấm “lẳng lơ”, cô Rêu, bà Thêu, anh Trắm v.v... Họ cùng với

sư cụ Vô Uý, sư thúc Vô Trần và tiểu An vừa là hiện thân của Phật giáo làng quê, vừa là mẫu hình để nhà văn gửi gắm ước mong củng cố hệ giá trị Phật

giáo trong bối cảnh mới, thời đại mới khi mà “dương khí đang bốc lên ngùn ngụt.”

3.3. Ngôi kể với việc khám phá, thể hiện tư tưởng nghệ thuật nói chung Người kể chuyện là một sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Việc tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện nào, gắn với ngôi kể nào, hình thức kể đó được thể hiện ra sao không đơn thuần là sự chọn lựa mang tính ngẫu nhiên. Đó là sự biểu hiện của quan niệm, nhằm mục đích chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Cũng có thể nói, ngôi kể góp một phần không nhỏ cho việc khám phá và thể hiện những ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm.

Mỗi nhà văn khi lựa chọn đề tài lịch sử là đã đưa ra cho mình một cách thức để đối thoại với lịch sử riêng biệt. Viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà tiểu thuyết thường chú tâm đến những sự kiện lịch sử mà qua đó có thể đưa đến cho độc giả những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, khơi gợi ở họ sự thức nhận về thực tại. Lịch sử là những sự kiện nhưng trong dòng vận hành khi sôi nổi giông bão, lúc bình lặng trầm tư của nó luôn đọng lại những triết lý của lịch sử. Những triết lý này, xét đến cùng, đều là những vấn đề xã hội, nhân văn và sự sinh tồn của con người. Đào sâu thêm vào những lớp trầm tích của quá khứ, người viết mong muốn tìm thấy những bài học lịch sử bổ ích cho đời

sống hiện tại. Nhà văn Hoàng Quốc Hải từng khẳng định: “Những vấn đề được phản ánh trong tiểu thuyết lịch sử, ngoài các thông tin về lịch sử như một lẽ đương nhiên thì cái hồn của nó phải là những bài học soi sáng cho đương đại”. Nhà văn Nam Dao khi viết tiểu thuyết Gió lửa cũng nhấn mạnh đến “vị thế hiện tại của chủ thể” như sau: “Với một nhà văn, lịch sử không là những xác chết và những sự cố liên miên ù lì. Trong tiểu thuyết lịch sử, quá

khứ là lịch sử nhìn bởi nhà văn, nhà văn như chủ thể... Tiếp cận quá khứ từ vị thế hiện tại dĩ nhiên đèo bòng vào lịch sử được tái tạo qua tiểu thuyết những vấn nạn hiện tại”. Chính nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng quan niệm: “Nhà văn nào giỏi nhất là viết ra được những vấn đề thẳm sâu của xã hội, nói ra được những khao khát ẩn ngầm của thời đại, của dân tộc”. Rõ ràng, các nhà văn đều “sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại và do đó làm sáng tỏ hiện tại” (Lion Feuchtwanger).

Lúc này, lịch sử không chỉ là vấn đề của quá khứ, đã xong xuôi, hoàn kết mà nó còn bao hàm nhiều mối quan tâm của con người trong hiện tại. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh không nằm ngoài hướng đi chung ấy. Với việc lựa chọn lối kể chuyện đan xen linh hoạt các hình thức ngôi kể đầy sáng tạo, tác giả đã

thể hiện trong hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

3.3.1. Ngôi kể với việc thể hiện vấn đề thân phận người trí thức trong Hồ Quý Ly

Qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ tái hiện

bức chân dung một nhân vật lịch sử là Hồ Quý Ly, phục dựng một thời đại lịch sử đã lùi xa trong quá khứ. Quan trọng hơn, tác phẩm đánh thức người đọc “tri tân” về những vấn đề của hiện tại: thân phận người trí thức - những cá nhân có tầm nhìn táo bạo đi trước thời đại giữa đám đông quần chúng. Trước một hời đại đầy biến động và dữ dội, vai trò của kẻ sĩ là vai trò của những người hướng đạo. Sự lựa chọn đúng sai của họ làm nên thành bại của một đời người và có ảnh hưởng không nhỏ đến thời thế. Trí thức mọi thời đại luôn là đại diện cho trí tuệ và khát vọng của nhân dân. Vai trò của họ trong bất kỳ xã hội nào cũng vô cùng quan trọng. Họ là lực đẩy, cũng là lực cản của tiến trình

động nhất. Vì thế, có thể nói, xã hội nào coi thường kẻ sĩ sẽ không thể phồn thịnh. Ngày hôm qua đã thế, và ngày nay vẫn thế.

3.3.2. Ngôi kể với việc thể hiện quan điểm về sự đổi mới trong Hồ Quý Ly

Hiện thực được phản ánh trong tác phẩm với sự đấu tranh giữa canh tân hay bảo thủ là một cách để nhà văn đặt vấn đề cho công cuộc đổi mới đất nước ở thì hiện tại. Bi kịch của thời đại Hồ Quý Ly cho đến nay còn nguyên giá trị. Công cuộc cải cách đất nước từ thế kỷ XV đã nối liền với công cuộc đổi mới đất nước thế kỷ XXI này khiến độc giả đọc tiểu thuyết không khỏi suy ngẫm: Phải đổi mới như thế nào cho phù hợp? Nếu chỉ đổi mới nóng vội và bằng bạo lực như Hồ Quý Ly sẽ không đúng. Lịch sử đã một lần thất bại. Vấn đề bảo thủ trì trệ cũng được nhà văn đặt ra thông qua nhân vật Trần Khát Chân. Danh tướng thời Trần được miêu tả với tất cả những gì đẹp đẽ nhất của lịch sử, giàu cảm hứng lãng mạn với bao chiến công hiển hách, nhưng trong đà quay của lịch sử, lại là người bảo thủ. Trong dòng thác đổi mới ấy, có những cá nhân trốn chạy trách nhiệm sẽ bị lịch sử cuốn trôi. Cuối cùng, bị thua trong Hội thề Đốn Sơn, Trần Khát Chân bị Quý Ly xử chém và bêu đầu ven đường. Đó chính là kết cục cho bi kịch của người bảo thủ. Vậy là, đổi mới cực đoan hay bảo thủ cực đoan thì kết cục tất yếu sẽ là bi kịch. Đó là bài học lớn cho công cuộc đổi mới mọi thời đại: chủ trương đổi mới bằng mọi giá hay bảo thủ một cách mù quáng đều ngăn trở bước xe lịch sử đi đúng quỹ đạo vốn có của nó.

Không đơn thuần thuật chuyện từ ngôi thứ ba toàn tri, Nguyễn Xuân Khánh còn hóa thân vào nhân vật Hồ Nguyên Trừng để kể lại câu chuyện về cha mình, về thời đại của mình. Đó là cách xử lý sử liệu hết sức khôn khéo của nhà văn. Bằng cách phối kết linh hoạt các hình thức ngôi kể, câu chuyện về Hồ Quý Ly được soi qua lăng kính của rất nhiều người cùng thời đại. Quan trọng hơn, Hồ Quý Ly qua điểm nhìn của Hồ Nguyên Trừng được lột tả sâu

hơn ở yếu tố tâm lý, khơi gợi nhiều hơn ở những góc khuất mà thông thường người khác không nhìn thấy được. Hình tượng nhân vật lịch sử từng gây lên nhiều tranh cãi này, qua đó, được trượt dài qua những tranh cãi ấy khiến sự lý giải của nhà văn về nhân vật sinh động và thấu đáo hơn. Cũng nhờ thế, nhà văn có điều kiện thể hiện rõ nét hơn những quan điểm của mình về những vấn đề của hiện tại.

Trong tác phẩm, Nguyễn Xuân Khánh để không khí của “thời thiên túy” ngấm vào tâm hồn của Hồ Nguyên Trừng - người kể chuyện ngôi thứ

nhất, khiến con người ấy lúc nào cũng u buồn, dằn vặt, giằng xé với biết bao suy nghĩ, phiền muộn, trăn trở. Đứng giữa sự giằng co của hai thế lực, hai thái cực: một bảo thủ (Trần Khát Chân), một đổi mới (Hồ Quý Ly), Nguyên Trừng chính là biểu tượng cho sự giằng xé giữa “tri” và “hành”, biết tất cả nhưng vẫn phải làm theo một cách khác, theo sự sai khiến, đưa đẩy của một thế lực mà trong thâm tâm chàng không hề muốn theo.

Hoàn toàn không chỉ là câu chuyện phục dựng quá khứ, Hồ Quý Ly là

ấn tượng và suy tư cá nhân của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh về các vấn đề

của lịch sử đương đại. Chính tác giả cũng từng khẳng định: “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc. Vì vậy, cần phải đề cập đến những điều mà họ quan tâm”. Rõ ràng, Nguyễn Xuân Khánh không chú trọng minh họa lịch sử tại

ngoại mà có ý thức suy tư về lịch sử từ lợi ích hiện tại. Do đó, sáng tác của ông hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

3.3.3. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong Hồ Quý Ly

Trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không đơn thuần là phục dựng

của hiện tại, phản ánh hay chí ít, khiến độc giả phải suy tư về những vấn đề

của hiện tại. Hồ Quý Ly, bên cạnh việc đặt vấn đề về thân phận người trí thức,

về tấn bi kịch của những kẻ bảo thủ hoặc cực đoan trong Đổi mới còn thể hiện sâu sắc vấn đề bản sắc Việt Nam.

Vấn đề về tư tưởng gìn giữ hồn sông núi được phản ánh sâu sắc qua những

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 107 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)