Ngôi thứ ba với việc làm nổi bật số phận của nhiều nhân vật

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 66 - 71)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.3.Ngôi thứ ba với việc làm nổi bật số phận của nhiều nhân vật

Đội gạo lên chùa

Đến Đội gạo lên chùa, kiểu trần thuật từ ngôi thứ ba được đan trong

ngôi thứ nhất. Không dành phần nhiều cho hình thức kể theo ngôi thứ ba “biết

tuốt” như Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã có một lối đi không lặp lại

chính mình. Sáng tạo của nhà văn là luôn thay đổi hình thức kể theo ngôi kể nhằm thiết tạo một hình thức trần thuật riêng cho mỗi sáng tạo nghệ thuật của mình. Mỗi cách kết cấu ngôi kể trên mang lại một hiệu quả nghệ thuật riêng.

Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, hình thức kể theo ngôi thứ ba có

tần xuất xấp xỉ ngôi thứ nhất. Không quá thiên về hình thức kể ngôi thứ ba

như Hồ Quý Ly, câu chuyện về Phật tính trong văn hóa Việt qua trường kỳ

lịch sử không thiên về cái nhìn khách quan mà mang một sự hòa hợp đậm nét giữa yếu tố chủ quan và khách quan của người trần thuật. Từ một biến cố kinh hoàng trong cuộc đời của hai chị em Nguyệt và An - cha mẹ bị lính Pháp cắt cổ trong một trận càn, người kể chuyện ngôi thứ ba đã đưa độc giả trở về với nơi bắt đầu cho một thời kỳ lịch sử dữ dội của hai cuộc chiến tranh - chùa Sọ. Đó cũng chính là làng quê mang đậm những nét đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ, nơi có ngôi chùa làng vừa là nạn nhân vừa như chứng nhân của những thăng trầm lịch sử. Nơi đây, chị em An được cưu mang, được làm lại cuộc đời, được sống trong một vùng khí hậu văn hóa đậm đặc Phật tính. Những con người sống cùng với những thăng trầm của ngôi chùa làng bé nhỏ cũng được nhà văn khắc họa rõ. Từ những con người ngoại tộc (đứa con lai Bernard, kẻ chối bỏ dòng máu Việt và vô ơn với Phật gia, đại úy Thalan) đến hình ảnh những đứa con của Phật gia (vị sư thúc Vô Trần bước đi theo quan điểm “tùy duyên” mà hoàn tục, sư Khoan Độ, cô Nguyệt...). Câu chuyện về cuộc đời phòng nhì Bernard được tác giả đứng khách quan mà thuật lại.

Tây nên người trong vùng vẫn gọi là Tây lùn [...] Bernard rất sõi tiễng Việt nhưng chỉ nói tiếng Pháp, không bao giờ tự nói tiếng Việt” [33, 182]. Mang

trong mình cái mặc cảm con lai - mặc cảm đã đẩy cái ác trong con người y trỗi vượt, giết chết căn Phật tính từng được chăm sóc tươi tắn từ bà mẹ - bà Thu - một me Tây đã chịu ơn nhà Phật, được sư thầy cho một đồng bạc làm vốn xuất thân. Bernard là nơi hội tụ của hai dòng máu, hai dòng văn hóa. Ở anh ta vừa có quyền lực do bọn thực dân trao cho cùng vũ khí, lại vừa có những mưu mô xảo trá vặt như một tính cách mặt trái của cư dân tiểu nông hình thành mà y tiêm nhiễm, đã biến y thành một kẻ ác nguy hiểm. Hắn hung

tợn đến giết người không ghê tay, bởi mang trong mình dòng máu của kẻ “tạp chủng”, Bernard lại là kẻ luôn chống đối lại bầu sữa mẹ. “Hắn cố phủ nhận người mẹ ... Hắn ghê tởm dòng máu người mẹ mà hắn mang trong huyết quản” [33, 70]. Những việc làm của hắn khi làm tay sai cho Pháp càng cho thấy bản chất của một “loại ác ôn” khiến “trời không dung đất không tha”.

Cái chết của Bernard như là một tất yếu của quy luật “ác giả ác báo”. Đối lập với tây lùn Bernard là đại úy Thalan - một con người được coi là rất Pháp. Thalan được đặt trong tương quan với Bernard để bật ra cái mặc cảm con lai của hắn, đồng thời làm nổi bật chân dung một người con Pháp bị đất mẹ lừa mị, biến thành kẻ bảo vệ công cuộc xâm lược trong khi y vẫn nghĩ mình đang

khai hóa cho xứ sở này. Ông luôn đầy tự tin trong cái sứ mệnh “cao cả” của

mình. Thaland được miêu tả là một con người trí thức trọng danh dự và công

bằng bác ái. “Ông thích sự trang nghiêm, trách nhiệm. Đối với cấp trên, ông kính trọng nhưng không hề quỵ lụy, nịnh nọt. Đối với cấp dưới, ông hòa nhã nhưng nghiêm khắc. Đối với ông, chỉ có kỷ luật, hành động và hiệu quả là trên hết. Ông là vị chỉ huy tử tế, đứng đắn” [33, 181]. Khác với Bernard luôn

muốn trối bỏ món nợ với nhà Phật mà bà mẹ đã từng được nhận từ nhà chùa,

đáng quý. Người Pháp muốn đứng vững trên mảnh đất này, thì phải biết trân trọng ngôi chùa” [33, 71].

Song song với những câu chuyện về những con người ngoại tộc là câu chuyện về những đệ tử Phật gia. Điều thú vị là với mỗi câu chuyện về một người đều được đặt trong mối tương quan sâu sắc với đạo Phật. Cuộc đời mỗi người mỗi khác, căn duyên của mỗi người với Phật gia cũng khác. Ở đây, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã rất tinh tế khi lựa chọn người kể chuyện ngôi thứ ba để trần thuật câu chuyện về những người con của Phật gia. Nếu kể từ ngôi thứ nhất, câu chuyện tin cậy thật đấy nhưng có thể sẽ bị hạn chế bởi tầm bao quát. Từ cái nhìn toàn tri, tác giả có thể tự do, thậm chí ngẫu hứng khi kể chuyện của mỗi người. Có lúc người kể dẫn người đọc miên man qua những trang truyện trữ tình ngoại đề mà không thể nào dứt. Cả những câu chuyện về cõi tâm linh, về những con đom đóm mang linh hồn của người đã khuất về báo mộng cho người thân nơi dương thế để nhắc nhở con cháu sống sao cho trọn nghĩa vẹn tình.... Đan cài hiện tại, quá khứ, xen kẽ những câu chuyện về Phật pháp... Tất cả nhằm thể hiện một các sâu sắc những triết lý Phật gia. Câu chuyện về mỗi nhân vật nhờ đó, cuốn hút bạn đọc hơn. Người đọc sẽ nhận thấy một hệ thống những câu chuyện nhỏ về những con người khác nhau đều ít nhiều có duyên với đạo, với chùa Sọ. Có người xuất thân từ lục lâm thảo khấu nhưng khi quy y cửa Phật thì suốt cuộc đời gắn bó với ngôi chùa, làm đệ tử trung thành của Phật gia, nguyện một lòng làm người hộ pháp cho nhà chùa - sư Khoan Độ. Người lại tùy duyên với đạo, xuất đạo để hoàn thành sứ mệnh của cứu độ sinh linh (Vô Trần). Người thì sống trong chùa nhưng vì duyên trần còn nặng nên chỉ có thể nương nhờ bóng từ bi chứ không thể suốt đời vui bên cửa thiền (cô Nguyệt)... Họ chịu chung số phận với những thăng trầm của đạo Phật, của đất nước ngày tao loạn. Chiến tranh như ngọn tố lốc cuốn cuộc sống của mỗi người theo một hướng. Từ những ngày đầu của cuộc kháng

chiến chống Pháp, qua những ngày dân ta dành được chiến thắng bằng Cách Mạng tháng Tám, đến những ngày cải cách ruộng đất và những ngày ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ; cuộc đời của mỗi con người làng Sọ lại phải trải qua những bi kịch khác nhau. Người bị vu oan, kẻ bị tra tấn đến chết đi sống lại, người mất đi hạnh phúc, người thì cả cuộc đời gắn bó với sự ác liệt của hai cuộc chiến tranh.v...v...

Sư Vô Trần từ lúc còn nhỏ đã có một lòng nhiệt tình quá đỗi với đạo

Phật. Đến chùa cùng mẹ, “Trần cứ tưởng như mình được lột xác [...].Đặc biệt, cậu Trần có thể ngồi hàng giờ trong mùi hương ngào ngạt để nghe sư cụ đọc kinh” [33, 89]. Học đến năm thứ hai trường trung học Pháp Việt, Trần bỏ

trốn tới chùa và sau đó nhất quyết xin cha mẹ đi tu. Sự cuồng nhiệt và thông

minh quá đỗi của Trần khiến sư Vô Chấp vừa yêu vừa lo lắng. “Sự cuồng nhiệt...sự thông minh sẽ gặp bao nẻo rẽ trên con đường trần thế” [33, 90]. Sự

lo lắng của sư cụ như một sự tiên đoán cho việc Trần hoàn tục sau này. Bị cô Nấm lẳng lơ đội gạo lên chùa bỏ bùa mà Vô Trần đã xuất đạo, hơn thế nữa, sư Vô Trần lại trở thành Việt Minh đi giết giặc cứu độ chúng sinh.

Trong tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh để mỗi nhân vật của mình tìm đến đạo và xuất đạo đều theo quan điểm tùy duyên. Có thể nói hai

chữ tùy duyên là cốt lõi của Đội gạo lên chùa. Nó cũng chính là nét riêng có

của văn hóa Phật giáo ở Việt Nam. Đó còn là hạt nhân của tinh thần dân chủ trong đạo Phật ở nước ta.

Thêm một minh chứng cho hai chữ tùy duyên của dòng Việt Phật là câu chuyện về cuộc đời sư Khoan Độ. Đứng ở vị trí của người kể chuyện khách quan, tác giả đã kể lại nguyên do đưa đẩy Khoan Độ đến với cửa thiền. Vốn

sinh ra ở làng Sứa - ngôi làng nghe đã mằn mặn mùi biển, Độ “nổi tiếng ngỗ nghịch, là một kẻ đứt dây từ trời rơi xuống. Người đen nhẻm, tóc rễ tre, mắt trắng dã, cao lớn, tay dài như tay vượn, da thịt rắn chắc tựa gỗ lim”

[33, 271]. Sư Khoan Độ ít học, lại từng làm lục lâm thảo khấu, nhưng có lòng thương người, đã cứu Khoai khỏi cái nạn đói rồi lấy cô làm vợ. Nhưng cuộc đời đâu có chiều theo ước muốn của riêng ai, hạnh phúc thường rất ngắn ngủi. Vợ chết vì bị rắn độc cắn mang theo đứa con còn chưa kịp trào đời khiến cuộc đời Độ lật sang một trang đen tối hơn. Trở thành thảo khấu, cướp của nhà giàu rồi cũng đến ngày gặp nạn. Và, trong phút khốn khổ nhất của cuộc đời, khi cái chết tưởng đã kề bên, thì Độ lại gặp được sư Vô Uý, tìm về với đạo. Từ đó, Khoan Độ nguyện làm người bảo vệ trung thành cho cửa Phật, cùng sư thầy và những người con của Phật trải qua những biến cố dữ dội của hai cuộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chiến tranh, qua mọi “nghiệp” ở đời.

Cô Nguyệt được giới thiệu “là một cô gái xinh đẹp. Giá như chỉ đẹp thường thường thì cũng chẳng sao. Đằng này sắc đẹp ấy lại khá đặc biệt [...] Tóc thì mượt mà đen láy. Mắt thì thăm thẳm sáng dịu dàng, da thì ngà ngọc mịn màng lúc nào cũng như thoa phấn. Vóc dáng thì dong dỏng cân đối. Nhìn cô ta thấy tràn dâng nhựa sống. Nếu như ở vào hoàn cảnh thuận lợi, sự tụ hội những thứ mĩ miều ấy vào một cô gái, sẽ hứa hện cho một tương lai sáng sủa. Nhưng số phận như muốn trêu ngươi; cái tinh túy trời đất lại tụ hội cả vào một cô gái đang trong cơn hoạn nạn, phải ăn mày cửa Phật, trong khi đó đất nước thì trao đảo điêu linh” [33, 334]. Chỉ cần điểm qua vài dòng của người

kể chuyện ngôi thứ ba, câu chuyện về nhân duyên với đạo Phật, về cuộc đời đầy chìm nổi của một kiếp hồng nhan đã được hé lộ. Chiến tranh tai ách đã cướp đi của Nguyệt hạnh phúc khi nó chỉ vừa kịp hé nụ. Hôn ước với thầy giáo Hải không thành, hoạt động cách mạng gặp nhiều phen kinh hoàng, những tưởng người phụ nữ mỏng manh ấy không thể vượt qua. Nhưng nhờ sức mạnh của đạo Phật, Nguyệt có đủ can đảm để vượt qua mọi khó khăn gian khổ, mọi mất mát, chia lìa. Dường như những lời tụng niệm Phật pháp mang sức mạnh diệu kỳ, có khả năng tỏa bóng cứu độ mọi chúng sinh. Để qua

cơn bão táp, cô lại có thể làm lại cuộc đời, tìm lại hạnh phúc đã bị cái khốc liệt của chiến tranh cuốn đi. Cuộc đời Nguyệt tiêu biểu cho cuộc đời của người phụ nữ trong chiến tranh. Cái đẹp của cô không mưa bom bão đạn nào tàn phá nổi. Đó là vẻ đẹp của sức sống Việt.

Câu chuyện cuộc đời của các nhân vật đều được đặt trong vòng xoáy của lịch sử dân tộc nhằm làm nổi bật tính cách, số phận của từng người trong cơn giông bão của hai cuộc chiến tranh.

Có thể nói, từ ngôi thứ ba, tác giả giữ nơi mình quyền toàn năng khi trần thuật. Câu chuyện được kể, như thế, hoàn toàn là của nhà văn và do nhà văn.

Dễ dàng nhận thấy, mỗi một hình thức kể chuyện lại đem đến những hứng thú riêng cho người đọc. Thiết lập một hình thức kể thành công đã là cả một kĩ thuật. Nguyễn Xuân Khánh không chỉ dừng lại ở sự thành công đó mà còn tiến xa hơn khi cùng lúc kết hợp trong hai tiểu thuyết của mình hai ngôi kể một cách linh hoạt, nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 66 - 71)