Sự đan xen ngôi kể với việc cấu trúc tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 87 - 91)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Sự đan xen ngôi kể với việc cấu trúc tiểu thuyết

Kiểu kể chuyện luân phiên ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất cũng quy định việc lựa chọn cấu trúc cốt truyện, sự thay đổi đầy biến hóa của không gian và thời gian nghệ thuật. Thêm nữa, bằng sự linh hoạt trong việc luân chuyển giữa trần thuật từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba sẽ kéo theo sự đa dạng về giọng trần thuật với sự hiện diện đồng thời của các loại lời của người trần thuật, nhân vật và lời gián tiếp tự do - sự pha trộn giữa lời người trần thuật và lời nhân vật. Không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật kể, điều này còn liên quan đến nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật... Nói chung, việc lựa chọn và sử dụng ngôi kể như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc tự sự của tác phẩm. Có viết được một tác phẩm thực sự được coi là nghệ thuật hay không còn tùy thuộc vào tài năng nghệ sĩ. Riêng trường hợp nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, ông đã thể

hiện điều này một cách suất sắc qua Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa. Với

cách trần thuật xen cài hai hình thức kể linh hoạt, nhà văn để ngôi kể được chuyển hóa liên tục từ tác giả toàn tri - ngôi thứ ba sang nhân vật - ngôi thứ nhất góp phần mở rộng khả năng bao quát hiện thực, khơi vào những tầng vỉa sâu kín trong tâm lý nhân vật. Từ đây, nhà văn vừa thể hiện được cái nhìn bao quát về cuộc sống, con người trong quá khứ lịch sử, vừa có cái nhìn chi tiết, cụ thể, tinh vi trong khai thác dòng tâm trạng, những suy tư, trăn trở của họ.

Qua nghiên cứu vấn đề ngôi kể trong hai tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chúng tôi nhận thấy: ngôi kể là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tổ chức trần thuật của tiểu thuyết, cũng là nhân tố mấu

chốt thực hiện ý thức cách tân thể loại. Nguyễn Xuân Khánh bằng việc thiết tạo ngôi kể trong sự phối hợp, luân phiên, xen cài linh hoạt giữa ngôi thứ nhất

và ngôi thứ ba đã mang lại bước đột phá cho Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa, góp phần không nhỏ vào sự cách tân mô hình đại tự sự của tiểu thuyết

lịch sử nước ta. Từ đây, có thể thấy, tác phẩm tự sự có khả năng “thu hút” vào mình một lượng các tính cách, hoàn cảnh, sự kiện, số phận, chi tiết rất lớn mà không một loại văn học nào, không một loại hình nghệ thuật nào sánh nổi. Hình thức trần thuật, đặc biệt là hình thức kể xen cài gữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba tạo điều kiện cho một sự thâm nhập sâu sắc nhất vào thế giới bên trong của con người. Nó hoàn toàn sẽ nắm được các tính cách phức tạp, có nhiều đặc điểm và tính chất chưa định hình, mâu thuẫn nhau, không ngừng vận động, trưởng thành và phát triển.

Tiểu kết:

Hòa chung vào dòng thác đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nguyễn Xuân Khánh bằng sự cách tân hình thức kể chuyện đã đem lại hiệu quả nghệ thuật độc đáo, tạo sự đột phá trong cấu trúc tự sự. Kể từ ngôi thứ nhất, nhà văn đã khai thác tối đa khả năng thâm nhập sâu vào những tầng vỉa đời sống nội tâm

của nhân vật Hồ Nguyên Trừng (Hồ Quý Ly), đồng thời thể hiện một cái nhìn

sâu sắc đa chiều về bức chân dung nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly cũng như các nhân vật khác trong truyện. Câu chuyện về cuộc hành trình từ cõi đời đen bạc đến với Phật pháp, rồi từ tu đạo trở về với cõi nhân gian của nhân vật An

trong Đội gạo lên chùa cũng hiện lên chân thực, sống động qua chính những

hồi ức và trải nghiệm của chú. Cùng với ngôi thứ nhất, kể từ ngôi thứ ba góp chung một cách nhìn, một hướng lý giải lịch sử theo theo những sắc thái riêng. Từ ngôi thứ ba, nhà văn có điều kiện tái hiện lịch sử một cách rành rõ, logic: ngôi thứ ba tái hiện bức chân dung lập thể Hồ Quý Ly, phục dựng một

nhiều nhân vật (Đội gạo lên chùa)... Đặc sắc nhất trong tiểu thuyết Nguyễn

Xuân Khánh ở phương diện ngôi kể là cách đan dệt ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất một cách linh hoạt với mức độ đậm nhạt khác nhau đã thể hiện sự kiến giải lịch sử riêng có, dùng quá khứ để soi sáng thực tại. Với lối trần thuật xen cài các hình thức kể, Nguyễn Xuân Khánh có khả năng kiến tạo hai trường nhìn trong tác phẩm, tạo nên những nhân vật lập thể, kiến tạo một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và góp phần quan trọng trong cấu trúc tiểu thuyết, kéo theo sự đa dạng về giọng trần thuật v.v...

Như vậy, với việc lựa chọn các hình thức kể khác nhau, Nguyễn Xuân

Khánh đã tạo sự đột phá cho Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa. Khả năng cuốn

hút một lượng độc giả lớn từ tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh chính nhờ một phần lớn ở hình thức kể độc đáo nói trên.

CHƯƠNG 3

NGÔI KỂ VỚI VIỆC THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN

Tư tưởng là một phán đoán khái quát về hiện thực trong đó chứa đựng một quan hệ có tính quy luật giữa các hiện tượng đời sống và biểu thị một thái độ (nhiệt tình, phủ định, khẳng định...), một ý muốn... nhằm đưa đến một sự

nhận xét này hay khác về đời sống. V.I.Lenin cho rằng: “Tư tưởng chính là sự nhận thức và khát vọng của con người”.

Trong nghiên cứu văn học, tư tưởng văn học là sự “nhận thức, lý giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩn văn học, cũng như những vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó” [23, 382]. Tư tưởng của

tác phẩm văn học chính là tư tưởng của tác giả được hóa thân trong tác phẩm. Do vậy, xuất phát từ tác phẩm văn học, người đọc dễ dàng tìm về cội nguồn tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Bởi tư tưởng là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm văn học, là kết tinh của những cảm nhận, suy ngẫm của nhà văn về cuộc đời. Tư tưởng thấm nhuần trong tác phẩm như máu chảy trong huyết quản, thấm nhuần đến từng tế bào cơ thể. Tư tưởng đóng vai trò thống nhất mọi yếu tố của tác phẩm, quy định việc lựa chọn đề tài, tạo ra ý nghĩa cho chủ đề, chi phối sự hoạt động và mối liên hệ giữa các nhân vật, cách triển khai cốt truyện, cấu tứ, ngôn ngữ ... tạo nên tính chỉnh thể sống động và sức mạnh thuyết phục - truyền cảm cho tác phẩm nghệ thuật.

Trong tác phẩm, tư tưởng “náu mình” trong những hình tượng sinh

động, những cảm hứng sâu lắng của tác giả. Bêlinxki từng khẳng định: “tư tưởng thơ, đó không phải là phép tam đoạn thức, không phải là giáo điều, không phải là quy tắc, mà là một ham mê sống động, đó là cảm hứng”... Đối

với tư tưởng tác phẩm văn học, trước hết hãy cảm nhận bằng trái tim. Mọi sự khái quát suy lý đều chỉ có giá trị tương đối.

Ở tác phẩm văn học, tư tưởng không phải giản đơn là ý đồ tư tưởng mà nhà văn thể hiện, mà chính là cái điều tự thân tác phẩm “nói” với người đọc. Tư tưởng tác phẩm văn học vì thế lớn hơn ý đồ nhà văn. Do vậy, khi đi sâu tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm cần phân biệt rõ tư tưởng tác giả và tư tưởng tác phẩm.

Tư tưởng của tác phẩm có thể được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh: lời thuyết minh trực tiếp của tác giả, nhân vật chính diện... nhưng chủ yếu được biểu hiện qua logic miêu tả của nhà văn, hòa thấm khắp chi tiết của thế giới hình tượng sống động trong nội dung cụ thể của tác phẩm. Ở mỗi nhà văn, sự gửi gắm tư tưởng lại tập trung ở những khía cạnh khác nhau. Riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, bên cạnh hình tượng nhân vật, kết cấu cốt truyện - sự kiện, cấu trúc không - thời gian... thì ngôi kể được coi là một yếu tính trong sự thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

Ý nghĩa của tư tưởng là rất lớn. Mỗi tác phẩm đều mang trong mình ý nghĩa xã hội, chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo nhất định. Song, về bản chất, nó không phải là tư tưởng xã hội học, chính trị học, triết học, đạo đức học đơn thuần. Đồng nhất tư tưởng tác phẩm văn học, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn với tư tưởng xã hội học, tư tưởng chính trị là một đặc điểm của xã hội học dung tục. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã vượt ra được tất cả những ý nghĩa dung tục đó khi xây dựng và thể hiện một hệ tư tưởng nghệ thuật hết sức mới mẻ và sâu sắc trên nhiều phương diện: tư tưởng Nho giáo, tư tưởng Phật giáo, tư tưởng nghệ thuật về con người và cuộc đời v.v...

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)