Sự đan xen ngôi kể với việc kiến tạo hai trường nhìn

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 72 - 73)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Sự đan xen ngôi kể với việc kiến tạo hai trường nhìn

Với quan niệm tiểu thuyết lịch sử “trước hết là tiểu thuyết”, Nguyễn

Xuân Khánh đã tạo sự đột phá trong Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa bằng

cách kết hợp linh hoạt nhiều ngôi kể, tạo ra nhiều điểm nhìn khác nhau trong tác phẩm, mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Tại đây, nhà văn kiến tạo hai trường nhìn theo hai ngôi kể: trường nhìn của người kể chuyện khách quan ngôi thứ ba và trường nhìn chủ quan - trường nhìn nhân vật ngôi thứ nhất.

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự đan xen ngôi kể đã tái hiện sâu sắc

thân phận bi kịch của một con người đi trước thời đại, không được cộng đồng thấu hiểu. Tất nhiên, sự thay đổi luân phiên các hình thức ngôi kể không chỉ đơn thuần là sự thay thế cơ học mà kéo theo đó là sự thay đổi của quan điểm nghệ thuật, của lập trường tư tưởng, giọng điệu, các kiểu lời nói, mang lại hiệu quả trên nhiều phương diện. Đặc biệt, nhờ kiểu kể chuyện đan xen linh hoạt các hình thức ngôi kể, nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh trở thành một kiểu nhân vật - tư tưởng đặc sắc. Toàn bộ tiểu thuyết không chỉ là cuộc đối thoại giữa các nhân vật - tư tưởng như Trần Khát Chân, Hồ Hán Thương, Hồ Quý Ly... mà còn tiến hành một cuộc đối thoại lớn giữa quá khứ và hiện tại, giữa cải cách ngày xưa với đổi mới hôm nay, giữa các chiều hướng khác nhau trong sự vận động của lịch sử xã hội hiện tại: canh tân - bảo thủ hay còn một thái độ thứ ba? Thêm vào đó, mỗi chương trong truyện gần như là câu chuyện của một người: chương II về Hồ Nguyên Trừng, chương 3 - vua Nghệ Tông, chương V - Trần Khát Chân, chương XI - Hồ Quý Ly. Song, dù trọng tâm trần thuật mỗi chương một khác nhưng về cơ bản, cái bóng nhân vật chính - Hồ Quý Ly vẫn hắt xuống toàn bộ tác phẩm.

Để làm nổi bật bức chân dung phức tạp về nhân vật Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh bằng cách thiết lập hai hình thức kể ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất trong sự đan xen linh hoạt đã tạo ra một hệ quả tất yếu: hình tượng

nhân vật được soi rọi từ nhiều điểm nhìn, nhiều khía cạnh khác nhau, làm cho phần sáng cũng như phần tối, vẻ bề ngoài hay những diễn biến tâm trạng phức tạp bên trong được miêu tả sinh động, sâu sắc. Trong tác phẩm, các nhân vật dù bảo thủ hay đổi mới đều có cách đánh giá riêng về thái sư. Về cơ bản, là những người nhạy cảm trước thời cuộc, họ đều hiểu rằng đất nước đã trở nên mục ruỗng và cần phải đổi mới, song, đổi mới như thế nào thì mỗi người lại có chính kiến của riêng mình: người thì cho rằng cần phải cứu nguy xã tắc bằng kinh nghiệm của cha ông từ ngàn đời để lại (tiêu biểu là Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng...), kẻ thì bảo cần phải thực hiện một cuộc đổi thay trời long đất lở bằng một cách riêng đầy táo bạo và mới mẻ khác hẳn những suy nghĩ của tiền nhân( Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Nguyễn Cẩn...), đâu đó lại có những người đứng trung gian.

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)