Tư tưởng Nho giáo trong Hồ Quý Ly

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 92 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Tư tưởng Nho giáo trong Hồ Quý Ly

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, không khí Nho

học chi phối từng chi tiết tác phẩm. Đây là thời kỳ Nho học bắt đầu cường thịnh, nhà Trần coi đạo đức Nho gia là phương châm trị quốc. Tư tưởng Nho gia được thể hiện trong tiểu thuyết với mức độ đậm đặc của ngôi thứ ba, có khi thấp thoáng qua người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” - Hồ Nguyên Trừng. Với cách kể như thế, Nguyễn Xuân Khánh có khả năng thể hiện trong tác phẩm một hệ thống lý luận Nho gia mang đậm bản sắc phương Nam.

3.1.2.1.Tư tưởng trung quân

Mở đầu tác phẩm, bằng cách kể khách quan ngôi thứ ba, Nguyễn Xuân Khánh nhanh chóng đưa người đọc hòa nhập vào không khí thiêng liêng đậm

màu sắc Nho giáo của Hội thề Đồng Cổ. Tư tưởng trung quân là tư tưởng được nói đến đầu tiên và cũng là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm, chi phối các tư tưởng Nho học khác. Trung quân ái quốc được Nguyễn Xuân Khánh thể hiện sâu sắc trên cả hai phương diện: bảo thủ truyền thống (phe bảo hoàng) và canh tân đổi mới (phe Hồ Quý Ly).

Những người bảo vệ cơ nghiệp nhà Trần một lòng muốn gìn giữ cơ đồ tổ tiên, giải quyết mọi việc theo nề nếp truyền thống. Lời thề dõng dạc dưới chân đàn thề ngày Hội thề Đồng Cổ được thái bảo Trần Nguyên Hàng đọc

như một lời tuyên thệ chung cho mỗi người con nhà Trần: “Làm tôi phải hết lòng trung, làm quan phải giữ thanh bạch, làm con phải giữ tròn đạo hiếu. Nếu làm con mà bất hiếu, làm tôi mà bất trung thì thần minh u triệt” [31, 19]. Khi gặp cảnh đất nước lâm nguy, kẻ bề tôi dù có phải “gan nát óc lầy” cũng

cương quyết bảo vệ cơ nghiệp tổ tông, nguyện một lòng xả thân vì đại nghĩa. Vì thế, khi Hồ Quý Ly quyết định rời đô về Tây đô, nhà Trần sắp mất, thì

“các trung thần ở địa vị nào cũng đang làm hết sức mình tận trung cứu nước”

[31, 583].

Trong Hồ Quý Ly, tư tưởng về lòng trung được thể hiện trên nhiều khía

cạnh. Trung là phải một lòng vì đại nghĩa, biết căn giận kẻ vô sỉ bám gót ngoại bang. Lời nói của thượng tướng Trần Khát Chân như một minh chứng

sâu sắc: “Ta trung với nhà Trần, ghét kẻ loạn thần, nhưng ta còn tởm lợm khi thấy bọn liếm gót ngoại bang. Kẻ nam nhi trượng phu phải có khí phách tự mình làm lấy việc lớn. Bằng không, hãy tự đập đầu chết quách, chứ đâu chịu gục mặt làm điều vô sỉ, quỳ gối cầu khẩn ngoại bang” [31, 274]. Kinh sử Trung Hoa thường nói “...mỗi khi một ông vua thất thế, người ta thường vội vã chạy sang cầu cứu ngoại bang”. Còn ở Đại Việt ta , hoàn toàn khác hẳn. Lịch sử nước ta minh chứng, không một “hoàng thân quốc thích người Việt thất thế nào chạy đi cầu cứu ngoại bang mà để lại tiếng thơm cho đời sau”.

Đối với người Việt ta, kẻ nào mà có lòng phản nghịch sẽ bị “trời chu đất diệt”. Bởi “đã mang trong mình dòng máu quân vương thì phải hiểu rõ [...] dù là ghen tức, dù là bất mãn, dù là bất đồng, dù là ... gì chăng nữa thì cũng không có quyền...theo giặc...” (lời Nghệ Tông) [31, 369].

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)