Ngôi thứ ba tái hiện chân dung lập thể Hồ Quý Ly

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 61)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.1. Ngôi thứ ba tái hiện chân dung lập thể Hồ Quý Ly

Phần lớn trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly được trần thuật từ ngôi thứ ba.

Trong 850 trang tiểu thuyết, được chia làm 13 chương, mở đầu bằng Hội thề Đồng Cổ và kết thúc bởi Hội thề Đốn Sơn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã

sử dụng kiểu trần thuật ngôi thứ ba ở các chương, phần như: 9/13 chương và các phần 3,4,5 chương XII, phần 1, 2 chương XIII. Với hình thức trần thuật này, Nguyễn Xuân Khánh có khả năng “khai thác tối đa nguồn sử liệu” (Lại Nguyên Ân). “Đây là cuốn tiểu thuyết viết rất nghiêm túc, bám sát chính sử, tôn trọng các sự kiện chính của lịch sử” (Hoàng Quốc Hải), và nếu đặt Hồ

Quý Ly bên cạnh Đại Việt sử ký toàn thư thì sẽ thấy từng chi tiết sử liệu còn lại đều được tác giả nghiền ngẫm để chuyển hóa vào tiểu thuyết (Lại Nguyên Ân). Nhà văn đã làm sống lại thời kì bi tráng của triều đại nhà Trần những năm cuối cùng và khởi đầu của triều đại nhà Hồ, mà ở đó nhân vật Hồ Quý Ly nổi lên như là một nhân vật trung tâm đang ra sức chèo lái con thuyền lịch sử dân tộc vượt cạn. Từ người kể chuyện ngôi thứ ba, tác giả trước hết đứng

khách quan ngoài câu chuyện cho thấy những quan điểm khác nhau xung quanh thái sư Quý Ly: trong con mắt của Bùi Mộng Hoa, Lê Thái sư là một

người “thâm độc” - “Thâm tai Lê sư” ( Tức thâm độc thay Lê Thái sư). Với Duệ Tông, Quý Ly là một con người “thông minh, táo bạo” [31, 130]. Dưới con mắt Hồ Hán Thương thì “Hồ Quý Ly là “một con rồng nằm ngủ”... Thực thực hư hư đó là con rồng. Bởi vì trong con rồng hàm chứa con rắn. Mà con rắn thì vừa độc vừa hiểm”. Gia tướng của Trần Nguyên Hàng là Phạm Tổ Thu cùng các anh em lớp võ Sư Tề thì cho Quý Ly là một “tên gian thần đại nghịch, đại bất nhân bất nghĩa” [31, 153]. Hàng ngũ những trung thần: trụ

quốc Trần Nhật Đôn, thượng thư Lương Nguyên Bưu, các vương hầu Nguyên

Uyên, Nguyên Dận, hành khiển Đức Lân…đều căm ghét “kẻ phản nghịch”

Quý Ly đến tận xương tủy. Nguyên Uyên đánh giá Hồ Quý Ly là kẻ đa mưu

đa sát “lên ngôi hắn sẽ là một bạo chúa, một Tần Thủy Hoàng của nước Việt”. Ngưu Tất nói về Quý Ly với lòng căm giận ngút trời: “Quý Ly chẳng khác loài chó lợn. Đối với vua thì lăm le tiếm ngôi, đó là tội bất trung. Đối với thầy, cụ Sư Tề chẳng khác gì cha thế mà cũng tìm cách săn đuổi, đó là tội bất hiếu. Đối với Đa Phương đã nhận làm em mà cũng nỡ đang tâm giết chết, đó là tội bất nghĩa. Tàn tặc nào bằng! Trời đất cũng phải nghiến răng căm hận”

[582]. Còn Phạm Sinh, khi đọc xong khi đọc xong cuốn Minh Đạo của Quý

Ly anh thấy “bàng hoàng, và hình như anh thấy căm ghét ông ta hơn, đồng thời cũng bị hấp lực của sự táo bạo của ông ta cuốn hút” [31, 585], “Hồ Quý Ly có niềm say mê quá đỗi. Nó biến ông thành con người việc gì cũng dám làm” [607], anh còn cho rằng “ông quan thái sư đó, là người đại chí. Đúng vừa có chí lớn lại vừa đại trí, cũng là con người lạnh lùng như băng [...]. Cứ tưởng đó là loài yêu quái ngậm máu phun người chẳng tanh nhưng không phải. Ông ta thông minh, có thể nói sâu sắc đến tinh tế, nhưng đầy tham vọng...tham vọng đến độ ngạo mạn [...]. Và bao trùm lên tất cả là một nỗi cô

đơn đến kinh hoàng” [31, 727]. Ông ta “vừa tàn bạo đến cùng cực nhưng lại vĩ đại vô cùng. Vừa đáng căm giận nhưng lại vừa đáng thương, đáng kính”.

Với những người thuộc phe bảo thủ như Khát Chân, Nguyên Hàng, Quý Ly là

một con người “vốn tính đa sát” lại “đầy mưu mô” [31, 609]. Trần Khát Chân xếp Quý Ly vào loại “thâm hiểm nhưng thật mưu lược” v.v...

Người kể chuyện ngôi thứ ba, bên cạnh việc đặt Hồ Quý Ly qua các trục điểm nhìn khác nhau bằng cách hóa thân qua hệ thống các nhân vật còn

phản ánh nhân vật qua lăng kính của mình trong cái nhìn “toàn tri”: “Quý Ly là một người giàu óc thực tế […] vốn có tài nhìn người và dùng người”. Điều

này thể hiện rõ nét trong việc chọn lựa nhân tài, việc chọn Trần Khát Chân làm người cầm quân chống Chiêm Thành qua những lời dặn dò ông trước lúc ra trận v.v…

Theo từng trang truyện người kể chuyện ngôi thứ ba lần lượt cho độc giả một cái nhìn toàn diện hơn về Lê thái sư. Điểm nổi bật ở Hồ Quý Ly là một con người đầy nhiệt huyết và canh tân đất nước. Sống giữa thời đại loạn, Quý Ly muốn muôn dân trăm họ đều có nghĩa vụ và quyền lợi trước thực trang đất nước đang gặp vấn nạn từ nhiều phía, cả giặc ngoại bang lẫn nội phản: Ở phía Nam, quân Chiêm Thành đã không ít hơn mười lần tiến quân ra giao chiến với nhà trần; phía Bắc nhà Minh cũng đang lăm le dòm ngó Đại Việt; bên trong vừa mới tiễu trừ được quân phiến loạn của Dương Nhật Lễ thì đến Phạm Sư Ôn ở Lộ Quốc Oai bảo xuống đánh chiếm Thăng Long ba ngày làm vua Nghệ Tông phải rút về Bình Than lánh nạn. Hồ Quý Ly biết rõ rằng vận mệnh đất nước lúc này như ngàn cân treo sợi tóc. Vua tôi nhà Trần thời mạt vận, triều đình lục đục rối ren, công việc triều chính bỏ bễ chẳng ai quan tâm, phần lớn các quan lại từ trung ương đến địa phương thì tham nhũng, chỉ lo đục khoét của dân, trở thành những tham quan, kẻ thì ham chơi sa đọa suốt ngày rượu và gái, một số khác có tâm hơn thì trốn vào nương nhờ cửa Phật.

Trước tình hình đó, cải cách nền chính trị quốc gia, tổ chức lại bộ máy của triều đình là việc làm hết sức cấp thiết, dù có mất mát và thiệt hại. Ông ban hành một loạt các chính sách mới nhằm canh tân đất nước: Hạn điền bắt người có ruộng tự cung khai, cắm biển đề tên ruộng, ai thừa số quy định thì sung công bởi ông không muốn trong dân gian có kẻ lang thang, ông cho làm sổ hộ khẩu khắp nước, đồng thời cấp đất cho họ làm ruộng. Hạn nô, chỉ cho phép nhà giàu giữ lại một số nô tì nhất định, còn số thừa ra phải trả họ về với gia đình và bắt các sư sãi hoàn tục, không được lợi dụng nhà chùa để trốn tránh nghĩa vụ quốc gia nhằm tập trung sức người sức của chống thù trong giặc ngoài, cứu đất nước khỏi cơn nguy khốn. Cùng với những cải cách kinh tế, chính trị, Hồ Quý Ly còn là người đầu tiên trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam chủ trương dùng tiền giấy thay tiền đồng - loại tiền đã được sử dung từ lâu đời, trở thành thói quen trong đời sống dân sinh. Ông còn đệ trình nhà vua đặt chức liêm phóng sứ để dò la những kẻ tham nhũng… đó là những chính sách hết sức mới mẻ và táo bạo. Và, trên con đường thực hiện những tham vọng của mình, Quý Ly đã phạm vào chính danh khi ông vượt ra vị trí của một người giúp việc cho hoàng thượng. Ông càng chủ động ra sức cải cách bao nhiêu thì càng trở thành kẻ chống lại tôn thất nhà Trần (phe thủ cựu) bấy nhiêu, càng phải “trừng phạt” những người cản đường ông thực hiện những tham vọng quyền lực, hoàn tất quá trình hiện thực hóa chí lớn làm mây làm mưa thấm nhuần thiên hạ. Càng tìm cách chống lại tôn thất nhà Trần, trừng phạt kẻ thù đẩy lùi rào cản, ông càng bị cô lập và những người như ông,

“nỗi cô đơn là bạn đồng hành”. Trước nhiều chính sách, nhiều việc làm của

Hồ Quý Ly trên con đường thực hiện chí lớn của người quân tử, khiến cho nhiều người dễ có những cách nhìn khác về ông: Người đời bảo ông táo bạo, cương nghị, sắc sảo, cả gan làm đất trời rung chuyển. Có kẻ chê ông tàn nhẫn, gian hùng, xảo quyệt và lắm tham vọng. Riêng nhà chép sử Sử Văn Hoa cho

rằng: “Quý Ly là một người đầy táo bạo. Một kẻ cướp phải có gan… ông ta là một người dám trên đầu chẳng có ai” [31].

Như vậy, từ ngôi thứ ba, người kể chuyện toàn tri có khả năng thể hiện nhiều chiều nhìn khách quan đối với nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly. Hình tượng Hồ Quý Ly , qua đó, được thể hiện đa diện, giàu sắc thái. Để cùng với cách kể và cách nhìn của Nguyên Trừng, câu chuyện về kẻ sĩ Hồ Quý Ly đã vượt ra được thiên kiến bấy lâu tồn tại trong lịch sử: Hồ Quý Ly - một kẻ thoán nghịch cướp ngôi nhà Trần.

2.2.2.2. Ngôi thứ ba với việc phục dựng một thời kỳ lịch sử đầy bão táp trong Hồ Quý Ly trong Hồ Quý Ly

Không chỉ tái hiện bức chân dung đa chiều về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh qua kiểu kể chuyện ngôi thứ ba còn phục dựng cả một thời kỳ đầy tố lốc của dân tộc Việt Nam. Ngay cả câu chuyện về những vị vua cuối cùng của triều Trần cùng các bà hoàng hậu, công chúa cũng được nhà văn thể hiện đậm nét. Cuộc đời vua Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông; công chúa Huy Ninh, bà hoàng Thánh Ngẫu... đều được kể lại khi chi tiết, lúc điểm qua. Đến cả vị tướng lĩnh đứng đầu phe bảo thủ - Trần Khát Chân cũng được tác giả dành một chương miêu tả sâu sắc. Ngoài ra, còn phải kể đến các chương miêu tả văn hóa Việt với vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, với vùng núi non Yên Tử và mảnh đất Tây đô ngày nay còn hiện hữu, cả những nét đẹp của truyền thống giữ nước của dân tộc ta .v..v... Có thể nói, với hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba toàn tri, nhà văn có điều kiện phô diễn tất cả những gì tiêu biểu nhất của một thời kỳ đầy phức tạp trong lịch sử Việt Nam mà không chịu bất cứ một rào chắn vô hình nào. Câu chuyện về một thời đã lùi xa trong quá khứ còn được bổ sung cả những hư cấu sáng tạo, thêm vào những chi tiết li kì. Tác phẩm trở nên cuốn hút, dễ đi vào lòng công chúng độc giả.

2.2.2.3. Ngôi thứ ba với việc làm nổi bật số phận của nhiều nhân vật trong Đội gạo lên chùa Đội gạo lên chùa

Đến Đội gạo lên chùa, kiểu trần thuật từ ngôi thứ ba được đan trong

ngôi thứ nhất. Không dành phần nhiều cho hình thức kể theo ngôi thứ ba “biết

tuốt” như Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã có một lối đi không lặp lại

chính mình. Sáng tạo của nhà văn là luôn thay đổi hình thức kể theo ngôi kể nhằm thiết tạo một hình thức trần thuật riêng cho mỗi sáng tạo nghệ thuật của mình. Mỗi cách kết cấu ngôi kể trên mang lại một hiệu quả nghệ thuật riêng.

Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, hình thức kể theo ngôi thứ ba có

tần xuất xấp xỉ ngôi thứ nhất. Không quá thiên về hình thức kể ngôi thứ ba

như Hồ Quý Ly, câu chuyện về Phật tính trong văn hóa Việt qua trường kỳ

lịch sử không thiên về cái nhìn khách quan mà mang một sự hòa hợp đậm nét giữa yếu tố chủ quan và khách quan của người trần thuật. Từ một biến cố kinh hoàng trong cuộc đời của hai chị em Nguyệt và An - cha mẹ bị lính Pháp cắt cổ trong một trận càn, người kể chuyện ngôi thứ ba đã đưa độc giả trở về với nơi bắt đầu cho một thời kỳ lịch sử dữ dội của hai cuộc chiến tranh - chùa Sọ. Đó cũng chính là làng quê mang đậm những nét đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ, nơi có ngôi chùa làng vừa là nạn nhân vừa như chứng nhân của những thăng trầm lịch sử. Nơi đây, chị em An được cưu mang, được làm lại cuộc đời, được sống trong một vùng khí hậu văn hóa đậm đặc Phật tính. Những con người sống cùng với những thăng trầm của ngôi chùa làng bé nhỏ cũng được nhà văn khắc họa rõ. Từ những con người ngoại tộc (đứa con lai Bernard, kẻ chối bỏ dòng máu Việt và vô ơn với Phật gia, đại úy Thalan) đến hình ảnh những đứa con của Phật gia (vị sư thúc Vô Trần bước đi theo quan điểm “tùy duyên” mà hoàn tục, sư Khoan Độ, cô Nguyệt...). Câu chuyện về cuộc đời phòng nhì Bernard được tác giả đứng khách quan mà thuật lại.

Tây nên người trong vùng vẫn gọi là Tây lùn [...] Bernard rất sõi tiễng Việt nhưng chỉ nói tiếng Pháp, không bao giờ tự nói tiếng Việt” [33, 182]. Mang

trong mình cái mặc cảm con lai - mặc cảm đã đẩy cái ác trong con người y trỗi vượt, giết chết căn Phật tính từng được chăm sóc tươi tắn từ bà mẹ - bà Thu - một me Tây đã chịu ơn nhà Phật, được sư thầy cho một đồng bạc làm vốn xuất thân. Bernard là nơi hội tụ của hai dòng máu, hai dòng văn hóa. Ở anh ta vừa có quyền lực do bọn thực dân trao cho cùng vũ khí, lại vừa có những mưu mô xảo trá vặt như một tính cách mặt trái của cư dân tiểu nông hình thành mà y tiêm nhiễm, đã biến y thành một kẻ ác nguy hiểm. Hắn hung

tợn đến giết người không ghê tay, bởi mang trong mình dòng máu của kẻ “tạp chủng”, Bernard lại là kẻ luôn chống đối lại bầu sữa mẹ. “Hắn cố phủ nhận người mẹ ... Hắn ghê tởm dòng máu người mẹ mà hắn mang trong huyết quản” [33, 70]. Những việc làm của hắn khi làm tay sai cho Pháp càng cho thấy bản chất của một “loại ác ôn” khiến “trời không dung đất không tha”.

Cái chết của Bernard như là một tất yếu của quy luật “ác giả ác báo”. Đối lập với tây lùn Bernard là đại úy Thalan - một con người được coi là rất Pháp. Thalan được đặt trong tương quan với Bernard để bật ra cái mặc cảm con lai của hắn, đồng thời làm nổi bật chân dung một người con Pháp bị đất mẹ lừa mị, biến thành kẻ bảo vệ công cuộc xâm lược trong khi y vẫn nghĩ mình đang

khai hóa cho xứ sở này. Ông luôn đầy tự tin trong cái sứ mệnh “cao cả” của

mình. Thaland được miêu tả là một con người trí thức trọng danh dự và công

bằng bác ái. “Ông thích sự trang nghiêm, trách nhiệm. Đối với cấp trên, ông kính trọng nhưng không hề quỵ lụy, nịnh nọt. Đối với cấp dưới, ông hòa nhã nhưng nghiêm khắc. Đối với ông, chỉ có kỷ luật, hành động và hiệu quả là trên hết. Ông là vị chỉ huy tử tế, đứng đắn” [33, 181]. Khác với Bernard luôn

muốn trối bỏ món nợ với nhà Phật mà bà mẹ đã từng được nhận từ nhà chùa,

đáng quý. Người Pháp muốn đứng vững trên mảnh đất này, thì phải biết trân trọng ngôi chùa” [33, 71].

Song song với những câu chuyện về những con người ngoại tộc là câu chuyện về những đệ tử Phật gia. Điều thú vị là với mỗi câu chuyện về một người đều được đặt trong mối tương quan sâu sắc với đạo Phật. Cuộc đời mỗi người mỗi khác, căn duyên của mỗi người với Phật gia cũng khác. Ở đây, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã rất tinh tế khi lựa chọn người kể chuyện ngôi thứ ba để trần thuật câu chuyện về những người con của Phật gia. Nếu kể từ ngôi thứ nhất, câu chuyện tin cậy thật đấy nhưng có thể sẽ bị hạn chế bởi tầm bao quát. Từ cái nhìn toàn tri, tác giả có thể tự do, thậm chí ngẫu hứng khi kể chuyện của mỗi người. Có lúc người kể dẫn người đọc miên man qua những trang truyện trữ tình ngoại đề mà không thể nào dứt. Cả những câu chuyện về cõi tâm linh, về những con đom đóm mang linh hồn của người đã khuất về báo mộng cho người thân nơi dương thế để nhắc nhở con cháu sống sao cho

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)