Sự đan xen ngôi kể với việc kiến tạo thế giới nhân vật phong phú

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 75 - 87)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Sự đan xen ngôi kể với việc kiến tạo thế giới nhân vật phong phú

Trần thuật truyện trong sự đan xen ngôi kể liên tục, bên cạnh việc đem lại hiệu quả cao cho điểm nhìn nghệ thuật còn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng thế giới nhân vật phong phú và đa dạng.

Nguyễn Xuân Khánh đã vượt ra ngoài khả năng của một sử gia khi thổi hồn vào lịch sử, sáng tạo ra một “lịch sử thứ hai” theo ý đồ nghệ thuật của riêng mình. Bằng khả năng chủ quan trong sáng tác nghệ thuật, nhà văn đã làm sống lại bức tranh về một thời đã qua mang dấu ấn của riêng mình. Bức

trang đó khác với những bức tranh của các nhà tiểu thuyết khác; nó có khả năng lấp đầy những chỗ trống, nhiều khoảng trắng của lịch sử thông qua

nhiều chi tiết hư cấu, bằng việc “huy động tối đa năng lực tưởng tượng” (Đỗ

Hải Ninh). Và, để làm được cái công việc đầy thách thức nhưng cũng vô cùng quyến rũ là “phục sinh quá khứ”, Nguyễn Xuân Khánh cũng như các nhà tiểu thuyết khác trao sứ mệnh cho nhân vật, mà chủ yếu là hình tượng con người trong tác phẩm.

Với một tiểu thuyết lịch sử, nhân vật thường tồn tại cả hai dạng: những nhân vật có thật trong lịch sử và nhân vật hư cấu. Kiểu nhân vật thứ nhất là tất yếu trong một tiểu thuyết lịch sử, kiểu nhân vật thứ hai là yêu cầu tất yếu của một tiểu thuyết. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng, sống động bao gồm cả hai kiểu nhân vật nói trên.

Kiểu nhân vật có thật trong lịch sử đáp ứng yếu cầu tiên quyết của loại thể. Trong tác phẩm có đến gần trên dưới 50 nhân vật có thực đã từng tồn tại trong lịch sử dân tộc từ nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly đến hình ảnh những vị vua cuối cùng của cả nhà Trần như :Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Trần Thiếu Đế; những bà hoàng hậu như: Đôn Từ hoàng phi, Minh Từ hoàng phi, công chúa Huy Ninh, hoàng hậu Thánh Ngẫu… đều được khắc họa theo đúng vị trí thực trong lịch sử và quan hệ thân tộc. Hình ảnh những vị tướng lĩnh tài ba thời Trần giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và có công trong nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm hay trấn giữ miền biên ải cũng được khắc họa rõ nét: Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng, Trần Nguyên Uyên, Đặng Tất… đến cả nhà sư nổi loạn Phạm Sư Ôn, tướng cướp Nguyễn Nhữ Cái phất cờ khởi nghĩa hay hình tượng vua Chiêm Thành- Chế Bồng Nga… đều hiện ra rõ ràng, làm nên diện mạo chính sự từng có trong sử sách cuối đời Trần. Tất cả họ hiện nên vừa như con

người ngoài đời thực lúc bấy giờ, gắn liền với thời gian, năm tháng, địa điểm, không gian mang dấu tích lịch sử, vừa mang nhữn tính cách, tâm trạng và số phận của nhân vật tiểu thuyết. Và như thế, tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn

Xuân Khánh đã làm được điều mà G.Lukacs từng nói: “Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì các nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự sống, còn các cá nhân lịch sử thì đang sống” (từ văn bản đến tác phẩm văn học)

Trong xây dựng nhân vật lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh đã phối hợp khá nhuần nhuyễn sự chính xác trong sử liệu và hư cấu tưởng tượng với một liều lượng vừa đủ. Không quá nghiêng về trung thành với nguyên mẫu nhân vật đã phần nào hình thành trong người đọc thông qua những tư liệu lịch sử, cũng

không gây sốc khi hư cấu tưởng tượng. Dường như với ông, “giới hạn của sư bịa đặt” (Phan Quý Bích) trong việc xây dựng nhân vật lịch sử là nằm trong

ngưỡng của việc đặt ra những “khả năng”, những cái “có thể” chứ không phủ

định hay lạm dụng quá mức theo “tiếng gọi của trò chơi”( Milan Kundera)

đang là xu hướng mới của tiểu thuyết.

Tận dụng triệt để các khả năng nghệ thuật, hiệu quả nghệ thuật từ vị trí trần thuật theo ngôi kể, Nguyễn Xuân Khánh một mặt đứng trước khách quan miêu tả hình tượng nhân vật từ ngôi thứ ba, mặt khác cũng đưa ra một cái nhìn chủ quan của người kể xưng “tôi” - Hồ Nguyên Trừng. Qua đó, tạo dựng hàng loạt các điểm nhìn nghệ thuật theo ngôi kể. Hình tượng nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc cạnh.

Kẻ sĩ Hồ Quý Ly là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Ông là một nhà cải cách lớn nhưng bi kịch của ông là không được lòng dân. Cho đến nay, những tranh luận về vai trò lịch sử của nhân vật này vẫn chưa ngã ngũ. Để khắc họa bức chân dung đa chiều về hình tượng này, Nguyễn Xuân Khánh đã thiết lập hai hình thức kể trong sự luân phiên linh hoạt.

Hình tượng Hồ Quý Ly, qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba hiện ra với nhiều chiều kích. Khen có mà chê cũng có. Thêm vào đó là sự bổ sung từ điểm nhìn của ngôi thứ nhất - Hồ Nguyên Trừng. Bóng dáng Hồ Quý Ly trong con mắt Nguyên Trừng là sự bổ sung cho những gì còn thiếu mà người đời không thể nhận thấy. Hình tượng Hồ Quý Ly qua đó, thêm toàn diện và sâu sắc. Không chỉ hiện ra với những mưu toan chính trị, Hồ Quý Ly còn hiện ra với tất cả những nét vốn có của một con người. Ông có cả tài kinh bang tế thế, cũng có cả nỗi cô đơn khủng khiếp của một kiếp người.

Sự diễn biến tâm lý và tư tưởng của Hồ Quý Ly trong tác phẩm rất phức tạp. Ông đứng trước sự lựa chọn của những quan hệ đầy mâu thuẫn và đối địch nhau ở mức đỉnh điểm. Đó là các quan hệ Phụ - Tử, Quân - Thần, Quyền lực - Đạo đức, Phật giáo - Nho giáo… Tình thế lúc này không cho phép ông chần chừ và tính toán quá kỹ càng. Mặc cảm ngoại tộc và tham vọng chấp chính để thay đổi triều đình và canh tân đất nước dường như đã chín muồi. Hai nhân tố quan trọng nhất này được chuyển thành nội lực mãnh liệt trong lòng cậu bé thích chơi lửa từ thuở ấu thơ và muốn một ngọn lửa không bao giờ tắt, đã đè bẹp các quan hệ tình cảm và đạo đức khác. Sự đan xen, dồn nén của các mối quan hệ đã tạo nên một sự dồn nén tâm lý cùng cực trong con người Hồ Quý Ly. Và, không biết tự lúc nào, nó đã trở thành sức mạnh không thể cưỡng lại được, buộc ông phải lựa chọn tức thì, như là một phản xạ của bản năng vô thức để tự vệ. Và như thế, các quan hệ đạo đức và tình cảm đã vô tình trở thành vật thế chấp, làm mồi cho những tham vọng quyền lực của ông. Bẩm sinh, Hồ Quý Ly đã là một con người thích phưu lưu,

ưa mạo hiểm và luôn có nhu cầu muốn thay đổi tình thế - “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” là điều mà ông hằng tâm đắc. Trò chơi giữ lửa trong hang với quận chúa Huy Ninh thuở nhỏ và truyền thuyết dân gian về “con cáo đen chín đuôi (cửu vĩ hồ tinh), sống hơn ngàn năm, hoá thành yêu quái, có thể

biến hoá vạn cách, thành người hoặc thành quỷ đi khắp dân gian.[...]. Đời truyền Hồ tinh chín đuôi sinh được chín con. Long quân đã giết được Hồ tinh và tám con, còn một con chạy thoát về Diễn Châu. Hồ Quý Ly chính là con cháu của con Hồ này vậy” [31, 54] đã phần nào nói lên tính cách không bình

thường về nguồn gốc xuất thân của con người này.

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, hình tượng những nhân vật có thật trong

lịch sử cũng được tác giả thêm vào đó sự sống động từ hư cấu, sáng tạo. Vừa kể về nhân vật với cái nhìn khách quan theo ngôi thứ ba, vừa đi sâu vào đời sống nội tâm, vào đời sống riêng tư của nhân vật bằng lối trần thuật ngôi thứ nhất; nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã làm sống dậy một thế giới nhân vật đa

dạng, sống động, nhiều sắc thái, vượt ra sự trình bày nhân vật “trong lúc mang quân phục lịch sử để diễu hành”(Biêlinxki). Người kể nhập thân vào

nhân vật lịch sử để nghe thấy những băn khoăn trong lòng họ. Rõ ràng, sự hòa trộn của các ngôi kể được vận dụng một cách linh hoạt khiến tác phẩm tạo ta được cái nhìn vạn hoa về tính cách đa dạng và phức tạp của nhân vật Hồ Quý Ly. Hình tượng nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, qua đây, được khắc họa sắc nét,

đa chiều, gợi nhiều suy nghĩ. Bên cạnh một Hồ Quý Ly “dối đời để tiếm ngôi vua” theo sự kết án của chính sử còn một Hồ Quý Ly đa tính cách trong các

mối quan hệ đa chiều, phức tạp của gia đình và xã hội như: một “yếu nhân” văn võ song toàn, tinh tế sâu sắc, một người cha, một người chồng, một con người đầy tham vọng, quyết đoán, táo bạo đến độ tàn bạo (qua cảm nhận của

Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng...), Hồ Quý Ly - một kẻ “thoán nghịch”

(phe bảo thủ Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng...), hay một con người đầy tâm huyết trong công cuộc đổi mới đất nước. Ông hiện ra là một con người có tinh thần độc lập sáng tạo, không chịu nô lệ vào những tư tưởng và thành kiến cũ. Tư tưởng của nhân vật lịch sử này vượt hẳn lớp nho sĩ cùng thời, là một

Từ nhân vật Hồ Quý Ly, độc giả ngày nay có thể nhận thấy tinh thần dám làm dám chịu - yêu cầu cần có của một nhà lãnh đạo, một bậc quân vương và đổi mới là nhu cầu chính đáng, hợp quy luật, phải biết chấp nhận những đau đớn của cuộc chuyển vần nhưng điều quan trọng là phải giữ cho được hồn nước, hồn núi sông. Bi kịch của thời đại Hồ Quý Ly cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó sẽ là bài học lớn cho những người lãnh đạo đất nước, cho những người chủ trương đổi mới bằng mọi giá hay bảo thủ một cách mù quáng. Câu chuyện về Hồ Quý Ly chính là ấn tượng và suy tư của Nguyễn Xuân Khánh về các vấn đề của lịch sử đương đại.

Là tiểu thuyết, Hồ Quý Ly còn là thế giới của hơn ba mươi nhân vật hư

cấu, hoàn toàn là của tác giả. Ở những sáng tạo riêng này, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã chứng tỏ năng lực tưởng tượng và gửi gắm những thông điệp chủ quan của mình nhưng độc giả vẫn thấy được rất rõ màu sắc lịch sử của thời đại.

Hình tượng Sử Văn Hoa tiêu biểu cho một nhà chép sử say mê với lịch

sử dân tộc, “suốt đời ghi chép sử đi tìm hồn núi sông, dù trong tù ngục vẫn giải một câu đố về sự thái hoà dân tộc”, mang hoài bão lớn lao “là phải viết một cuốn sử thật đàng hoàng, thật trung thực” hoàn tất nhu cầu hiện thực hoá những day dứt thiết tha của ý nghĩ “cần phải nói ra sự thực”. Qua ngòi bút

của Nguyễn Xuân Khánh, Sử Văn Hoa còn đọc và giải mã được những giấc mơ. Ông không sợ quyền uy mà né tránh sự thực. Ngay cả một người vốn nổi tiếng đa nghi đa sát như Hồ Quý Ly, ông cũng không ngần ngại dâng tấu biểu

can ngăn việc thiên đô với lý lẽ “cốt ở đức, không cốt ở nơi hiểm trở”. Trước

yêu cầu của thượng tướng Trần Khát Chân là phải viết cả một cuốn sách vạch ra đủ mọi tội ác từ cuộc sống riêng tư đến việc triều chính để chống lại Hồ

Quý Ly, Sử Văn Hoa đã từ chối: “Ta là người bị Quý Ly hành hạ nhiều. Nhưng lúc này còn quá sớm để khen chê ông ta. Chỉ biết rằng đất nước mình

đang cần lột xác, Quý Ly là một người đầy táo bạo. Một kẻ cướp phải có gan: trên đầu nào biết có ai. Ông ta là một con người dám “trên đầu chẳng có ai”.

Có thể nói, hình tượng Sử Văn Hoa tiêu biểu cho quan niệm của nhà văn về mẫu hình lý tưởng của một nhà sử học chân chính: biết lắng nghe hồn nước, gắn bó với đời sống nhân dân, trung thực, không sợ quyền uy để nói lên sự thật lịch sử, sự thật của lòng người trước thời cuộc. Thiếu nhân vật này, ắt hẳn

tiểu thuyết Hồ Quý Ly sẽ nhạt đi nhiều không khí lịch sử mà nhà văn đã cố

gắng tạo dựng trong tác phẩm.

Hình tượng Phạm Sinh - kết quả của mối tình giữa nhà sư nổi loạn Phạm Sư Ôn và cô nô tì cắt cỏ cũng là một nhân vật để lại ấn tượng đẹp trong lòng bạn đọc. Phạm Sinh tài hoa, thông minh, học giỏi, viết chữ, vẽ tranh đẹp có tiếng. Hình ảnh Phạm Sinh là sự ký thác của tác giả về số phận kẻ sĩ tài hoa thời tao loạn. Phạm Sinh đuợc xây dựng trong những mâu thuẫn bởi anh ta bị xô đẩy, bị tác động giưã nhiều thế lực: cuộc khởi nghĩa thất bại của

người cha và lời dặn trả thù; dựa vào phe bảo hoàng nhưng vẫn biết rõ “sẽ chỉ đi chung với họ một quãng đường” vì dòng máu có nợ với nhà Trần; tiếp cận Hồ Quý Ly để trả thù nhưng vừa căm ghét “đồng thời cũng bị hấp lực của sự táo bạo của ông ta cuốn hút”. Nhạy cảm trước thời cuộc, Phạm Sinh luôn nhận ra rằng mình chỉ là “cánh bèo trong biển thù hận”, bị cuốn theo dòng xoáy của những kẻ cuồng, những kẻ luôn “đinh ninh với một ý tưởng, rồ dại vì suy nghĩ của mình, không từ một thủ đoạn nào, không dung tha cho một ai trái ý…”(lời của Sử Văn Hoa). Chàng cũng là con người duy nhất trong tác

phẩm vượt ra khỏi vòng xoáy của lịch sử thời bấy giờ, chạy trốn khỏi hận thù, mưu đồ và danh vọng.

Nhân vật kỹ nữ Thanh Mai là một trong mười hai nhân vật hư cấu về người phụ nữ trong tác phẩm. Hình tượng Thanh Mai được miêu tả chủ yếu từ ngôi thứ nhất - nhân vật Hồ Nguyên Trừng. Nàng là hiện thân sống động của

cuộc sống đời thường, “Một người ở chốn trần gian”, mang trong mình “cái hương vị nồng nàn của thứ lan rừng, hương của nó nằm trong thiên nhiên bao la, vì vậy nó phải chống với gió táp mưa sa cùng với trăm ngàn hương hoa khác, nó phải tranh sống, nó không thể chết yểu, vì vậy nó phải mạnh khỏe, ngút ngàn, phải tràn trề sắc hương” [31, 341]. Người phụ nữ ấy vẫn có

thể hồi sinh qua quá khứ gian truân để đón nhận tình yêu, đón nhận hạnh phúc. Được miêu tả trong vẻ đẹp phồn thực, viên mãn, hình tượng Thanh Mai chính là hình ảnh đối lập của người phụ nữ chốn cung đình, vốn được coi là

bông hồng trong chậu cảnh, “những hình hài thiếu nắng trần gian” [31, 341] . Hơn thế, nàng còn là biểu tượng cho tính nữ “đầy nhục cảm, đầy sự sống” mà

những trải nghiệm của Nguyên Trừng đã nói lên rất rõ. Mối tình Nguyên Trừng - Thanh Mai không đơm hoa kết trái vừa nói đến mối quan hệ Việt

Nam - Chăm Pa, vừa “gói ghém đôi nét biểu trưng: kẻ sĩ cung đình có thể gần nghệ sĩ dân gian, nhưng cuối cùng họ cũng phải chia tay” (Lại Nguyên Ân).

Dù trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “tôi” hay ngôi thứ ba toàn tri thì các nhân vật trong truyện đều hiện lên một cách sống động. Có những nhân vật được miêu tả chi tiết qua điểm nhìn của hai ngôi kể (Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân...), có những nhân vật được đặc tả từ cái nhìn biết tuốt ngôi ba (Vua Nghệ Tông, Thuận Tông, Thánh Ngẫu...) hoặc ngôi thứ nhất (Thanh Mai, Quỳnh Hoa...), có kẻ chỉ lướt qua với điểm nhìn từ ngôi ba hoặc ngôi thứ nhất (ông già Lặc, cung nữ Uyển Nhi, Ngọc Kiểm, cô Hạnh con gái Sử Văn Hoa...). Tất cả họ đều được hòa vào dòng lịch sử đang chảy trong tiểu thuyết một cách tự nhiên. Và, dù là nhân vật có thật hay hư cấu đều xuất hiện một cách hợp lý cần thiết cho sự kiện, tình tiết, càng làm hiện lên sinh

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)