Ngôi kể với việc thể hiện không gian, thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 27 - 28)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.4. Ngôi kể với việc thể hiện không gian, thời gian nghệ thuật

Quy định dạng cốt truyện, tổ chức sự kiện trong truyện; kéo theo đó ngôi kể cũng đồng thời ảnh hưởng tới việc thể hiện không gian, thời gian trong tác phẩm nghệ thuật. Bởi sự kiện và nhân vật được kể lại luôn luôn trong một không gian ở một khung thời gian nhất định. Về thời gian nghệ thuật, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khẳng định:

“Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai […]. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi hộp đợi chờ hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ”

[65, 77].

Về không gian nghệ thuật, nhà nghiên cứu cho rằng:

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật […] là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của thế giới […] được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng “không gian”

[65, 108],“Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian” [23, 160]

Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau và chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ hình thức kể. Kể từ ngôi thứ ba, câu chuyện đời sống chủ yếu được trần thuật từ không gian vật thể với thời gian thực tế. Ngôi thứ nhất lại thiên về không gian tâm tưởng gắn với những thời gian nhiều khi là phi thực tế. Không - thời gian ở đây được quyết định bởi thế giới cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Khi hai hình thức kể kết

hợp cùng nhau, tác phẩm trở thành một tầng mờ nhạt đầy màu sắc - kết quả tất yếu của sự phối kết nhiều loại không gian, thời gian khác nhau. Lựa chọn không gian, thời gian như thế nào, do vậy, tùy thuộc rất nhiều ở phương thức trần thuật theo ngôi kể.

Một phần của tài liệu Ngôi kể trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly & Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)