6. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Ngôi kể với việc thể hiện cách nhìn toàn diện về tư tưởng Nho
Như vậy, bằng cách kể đan cài ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất với mức độ đậm nhạt khác nhau, Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện cách nhìn bao quát, toàn diện về tư tưởng Nho giáo trong một thời kỳ đại loạn của lịch sử nước nhà. Không chỉ nhìn nhân vật trong cái nhìn lưỡng diện, những tư tưởng Nho
gia trong Hồ Quý Ly cũng được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Rõ ràng,
xuất phát từ ngôi kể, người đọc dễ nhận ra tư tưởng nhà văn gửi gắm trong
hơn về bản chất của quá trình vận động lịch sử, hiểu sâu sắc tư tưởng của một thời đã xa.
3.2. Ngôi kể với việc thể hiện tư tưởng Phật giáo trong Đội gạo lên chùa
3.2.1. Vài nét về Phật giáo
Phật giáo được sáng lập vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên bởi Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni).
Cơ sở tư tưởng của Phật giáo là Tứ diệu đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế (con đường diệt khổ, gồm Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định).
Giáo pháp đạo Phật được tập trung trong Tam tạng: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng.
Ở Việt Nam, Phật giáo được du nhập vào từ rất sớm, ngay từ đầu Công Nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hưng Yên ngày nay) học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Kasudka) trong khoảng các năm 168 - 189.
Phật giáo ăn sâu bám rễ vào đời sống nhân dân Việt Nam từ rất sớm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn: Từ đầu Công Nguyên đến hết thời Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp. Đến đời Lý - Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh và được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX, do sự xâm nhập của Nho giáo nên Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, mặc dù xã hội chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa, Thuận Chiếu; đây là giai đoạn phục hưng đạo Phật.
Phật giáo Bắc tông có ba tông giáo được truyền vào Việt Nam là: Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông.
3.2.2. Tư tưởng Phật giáo trong Đội gạo lên chùa 3.2.2.1. Phật giáo trong văn hóa Việt 3.2.2.1. Phật giáo trong văn hóa Việt
Ở Hồ Quý Ly, ngôi kể đóng vai trò như một nhân tố quan trọng trong sự thể hiện tư tưởng Nho giáo. Tiếp nối mạch kể đó, đến Đội gạo lên chùa,
Nguyễn Xuân Khánh đặt trọng tâm vấn đề vào tư tưởng Phật giáo trong văn
hóa Việt. Nhận xét về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “Việc đưa đề tài Phật giáo vào văn học là một điều cực kỳ khó. Mặc dù vậy, Nguyễn Xuân Khánh, ở độ tuổi xưa nay hiếm, đã không ngán khi chọn đề tài này...”. Đạo Phật từ khi du nhập vào nước ta đã được
người Việt tiếp cận theo cách nhìn và bối cảnh xã hội của người Việt, dần trở thành một thành tố trong văn hóa Việt Nam. Phật giáo ở Việt Nam mang tính nhập thế cao, đạo Phật đã trở thành quốc đạo ở thời Lý, do đó, cho đến nay, tư
tưởng Phật giáo vẫn luôn ở trong nhân dân. Điều đặc biệt là qua Đội gạo lên chùa, những tư tưởng Phật giáo, tính nhân bản của Phật giáo được người Việt
đề cao và mang thuần túy tinh thần văn hóa Việt.
Trong Đội gạo lên chùa, mỗi chi tiết tác phẩm đều thấm đẫm tinh thần
Phật giáo. Từ tư tưởng từ bi bác ái - cốt yếu của Phật giáo, đến tư tưởng về “nghiệp”, về luật nhân - quả, về chữ “nhẫn” của Phật gia, con đường đến với đạo, thậm chí xuất đạo... đều được phản ánh rõ qua cuộc đời và số phận của các nhân vật trong truyện. Ngay cả những câu chuyện trong tích Phật cũng được viện dẫn khéo léo trong lời răn của mỗi nhân vật. Nhà văn Hoàng Quốc
Hải từng khẳng định: “Đội gạo lên chùa đã phản ánh được nền Phật giáo Việt Nam, nền Phật giáo du nhập nhưng đã được Việt hóa”. Thật vậy, Phật
giáo có ảnh hưởng lớn đến con người Việt Nam và song hành với dân tộc Việt Nam trải qua những thời kỳ khó khăn của hai cuộc kháng chiến. Nó đã trở
thành đời sống tinh thần và là một nét văn hóa của người Việt. Đội gạo lên chùa là cuốn tiểu thuyết sâu sắc về Phật giáo Việt, về tác động của tư tưởng
Phật giáo tới văn hóa - lối sống của người Việt trong trường kỳ lịch sử, hoặc nói ngắn gọn, đây là cuốn tiểu thuyết về Phật tính trong văn hóa Việt.
Xuyên suốt tác phẩm là những tư tưởng, những quan niệm, những bài học Phật giáo. Dù được trần thuật từ ngôi thứ ba hay qua sự trải nghiệm của nhân vật An - người gắn bó sâu sắc với chùa Sọ, tư tưởng Phật gia đều được thể hiện rõ nét, sâu sắc.
3.2.2.2. Tư tưởng “tùy duyên”
Trong Đội gạo lên chùa, “tùy duyên” là tư tưởng cốt lõi của tiểu
thuyết. Tùy duyên hành đạo, tùy duyên vui với đạo, cũng tùy duyên mà xuất đạo. Tinh thần tùy duyên được nhà văn gửi gắm ngay khi chưa mở đầu thiên
truyện. Việc trích dẫn bốn câu thơ trong Cư trần lạc đạo phú của vua Trần
Nhân Tông như một sự hé lộ cho độc giả thấy tư tưởng thông suốt tác phẩm:
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc san, hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền.”
(Ở giữa cõi trần vui với Đạo hãy tùy duyên, Đói thì ăn, hề mệt ngủ liền.
Trong nhà sẵn báu, tìm đâu nữa, Đối cảnh vô tâm, hỏi chi Thiền.)
“Tùy duyên” được thể hiện trong cuộc đời của sư Vô Trần, của chú tiểu
An, và các nhân vật khác (bà Thu,...). Các nhân vật bắt đầu từ cửa thiền, sống bất ly thế gian, tùy duyên ở cảnh đời nào cũng vui với Đạo. Đến với đạo từ thuở nhỏ, họ có niềm say mê mãnh liệt với cửa thiền, nhưng duyên trần còn nặng, họ đã tùy duyên mà xuất đạo, cũng có người do hoàn cảnh xô đẩy mà
đến với cửa thiền. Vô Trần từ nhà sư trở thành nhà cách mạng, trở thành một nhà chỉ huy quân sự tiếng tăm lừng lẫy, suốt đời thực hiện công việc bảo vệ bình yên cho tổ quốc, không ngại gian khổ hi sinh một lòng phụng sự kháng chiến đến ngày toàn thắng. An có duyên với chùa Sọ, một lòng muốn xuất thế tu thiền. Ngay cả khi cuộc đời cần cậu, cậu vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ với Tổ quốc, trở thành nhà sư bộ đội. Rồi cũng tùy duyên, chú trở về với cõi nhân gian cùng với người bạn gái từ thuở ấu thơ cứu sinh độ thế. Câu chuyện về bà Thu - mẹ Bernard cũng là một minh chứng chân thực cho tinh thần “tùy duyên” của đạo Phật. Vốn là một cô gái quê nhan sắc, vì quá nghèo đói nên đã định vào chùa làm ni cô nương nhờ cửa Phật. Nhưng mang thân gái hồng nhan, bà luôn bị bọn trai làng trêu ghẹo. Sư bà ở chùa thương tình cho Thu
một đồng bạc và bảo: “Thầy thấy con vừa có sắc, lại vừa lanh lợi tháo vát. Ngay từ đầu thầy đã biết con chưa có duyên với Phật. Thôi thì sống ở đời cũng được. Chỉ cốt con có cái tâm. Tâm là Phật con ơi” [33, 47]. Không thể
theo đạo, bà lạy tạ sư bà rồi lên Hà Nội kiếm sống, trở về với cuộc nhân sinh. Như vậy, người Phật tử có thể tu ở mọi lúc, mọi nơi. Gặp cảnh an bình cũng tu. Gặp cảnh oan nghiệt cũng tu. Tu ở chùa và cũng có thể tu ở cõi nhân sinh, ở chính cuộc đời.
Qua câu chuyện cuộc đời các nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh muốn thể hiện tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo - vốn được khởi nguồn từ những vị tăng thống như Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, và đạt tới đỉnh cao với những vị tăng đế thời nhà Trần.
Thái độ khai phóng, không chấp trước, một lối ứng xử khởi mở, một
triết lý sống đúng với tinh thần “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên” của thiền Việt
Nam cũng được gửi gắm sâu sắc qua cuộc đời vị sư cụ chùa Sọ - hòa thượng Vô Uý. Trong tác phẩm, sư Vô Uý hiện ra với đầy đủ diện mạo, tính cách
một ông già nhỏ thó, đầu nhẵn bóng, da hồng hào, lông mày trắng toát. Hàm răng đen nhưng nhức, gần bảy chục tuổi rồi mà vẫn không gẫy một chiếc răng nào. Ông cụ có một gương mặt rất tươi. Trông thấy cụ là thấy nụ cười trên môi. Cụ thường nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày” [33, 266]. Cuộc đời sư Vô
Uý là một ví dụ trực quan sinh động cho lối sống “tùy duyên” của dòng Việt Phật. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, dù là tồi tệ đến đâu (chịu sự khủng bố của chính quyền tề ngụy, chịu sự lộng hành đầy tăm tối của chính quyền nông dân thời cải cách ruộng đất, bị bắt rồi bị tra tấn dã man đến chết đi sống lại...), cụ vẫn “tùy duyên” mà vượt qua nó. Mọi sóng gió của cuộc đời
được cụ gói gọn trong một chữ “nghiệp”. Cụ luôn tâm niệm: “Có nghiệp thì phải trả”. Vì thế, mỗi lần bị hỏi cung, bị tra tấn, cụ chỉ cần niệm hồng danh
đức Phật là có thể vượt qua mọi sóng gió với cái tâm an nhiên như mặt nước
hồ thu: êm đềm, phẳng lặng. “A di đà Phật” như một câu thần chú đem lại
một sức mạnh kỳ diệu giúp sư cụ Vô Uý chống chọi với những đau đớn thể xác để không làm trái với những niềm tin của cả đời mình.
3.2.2.3. Tư tưởng từ bi bác ái
Tư tưởng về tâm từ của đức Phật được nhà văn thể hiện trong hầu khắp thiên truyện. Nó chi phối đến hành động, tính cách, thậm chí những suy nghĩ của các nhân vật (từ đệ tử Phật gia đến những người nông dân chất phát, hồn hậu với lối sống bình dị từ cội nguồn cha ông). Câu chuyện cuộc đời sư Vô Úy được trải dài theo chiều dài của câu chuyện chính là ví dụ sinh động cho tư tưởng về từ bi bác ái của đạo Phật. Có lúc, nhân vật hiện diện trong cái nhìn toàn thông ngôi thứ ba, được miêu tả rõ nét về hình dáng, thói quen đến tiểu sử cuộc đời, những hành động cứu sinh độ thế (cưu mang chị em An, đón nhận và cảm hóa sư Khoan Độ, cứu chú hổ Khoan Hòa v.v...). Có khi, nhân vật lại hiện hữu qua những kí ức của học trò, với những bài học Phật pháp, những lời răn dạy, và cả những hành động quan tâm mọi người trong chùa
cũng như trong làng Sọ, đặc biệt là sự yêu thương đối với nhân vật xưng “tôi”). Sư Vô Úy, trong cuộc sống luôn mang trong mình lòng từ bi với tất cả chúng sinh và thậm chí, với ngay cả những kẻ coi sư cụ là thù nghịch. Sư Vô Uý không sân hận với những kẻ muốn làm ác với mình, muốn giết mình, bởi
“khi niệm Phật, lòng sân hận của ta sẽ không dấy động, còn đối với kẻ kia, ta cũng cầu mong cho họ đừng nhúng tay vào cái ác, để tránh nghiệp quả” [33,
248]. Hình ảnh sư Vô Uý là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm. Và, dù được trần thuật từ góc độ nào điểm nhìn nào, hình tượng cụ vẫn là biểu tượng sống động nhất cho hai chữ từ bi. Trong suốt cuộc hành trình từ khi ở chùa đến lúc về với cõi nhân gian, qua mỗi sóng gió của cuộc sống, An đều nhớ tới những bài học của thầy. Những bài học ấy vừa là kim chỉ nam, vừa là lẽ sống của sư cụ Vô Uý, theo cụ trong suốt cuộc đời.
Để nói về tâm từ bi của nhà Phật cũng như cái sức mạnh cảm hóa, cải hóa chúng sinh toát ra từ quan niệm từ - bi - hỉ - xả, Nguyễn Xuân Khánh qua việc lựa chọn các hình thức kể khác nhau (ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất trong sự đan xen linh hoạt) đã dựng lên hàng loạt những câu chuyện kể khác nhau về cuộc đời tu đạo và truyền giáo của Đức Phật Thích Ca bằng cách mượn lại những motif sẵn có: này là mãnh thú - “đại sư huynh” - con hổ mang pháp danh Khoan Hòa, này là cường đạo - “sư Khoan Độ” đều được sư cụ Vô Úy cứu vớt rồi trở thành Phật gia đệ tử. Chị em An mồ côi cha mẹ sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp. Cha mẹ bị giết, phải rời bỏ quê hương trốn chạy, họ trôi dạt tới chùa Sọ và được sư cụ Vô Uý cưu mang. Đó cũng chẳng phải là một minh chứng sống động cho tâm từ của Phật gia đó sao?
Hình tượng sư cụ Vô Uý được tác giả lấy làm minh chứng về sự chân tu, về người tu hành đắc đạo. Gắn trọn đời với đạo, dù bất cứ sóng gió nào của cuộc nhân sinh, kể cả những cơn rung lắc dữ dội nhất của chiến tranh, cụ vẫn trải qua nó với thái độ điềm nhiên. Khi kể về đại sư huynh của mình, An
nhớ về lời dạy của sư cụ Vô Uý về quan niệm tử bi bác ái cứu khổ cứu nạn của đạo Phật. Sư phụ tôi nói rằng: “Đạo Phật lấy tâm từ bi làm gốc [...] chính
tâm từ bi, tấm lòng cao thượng sẵn có ở tất cả mọi người đã tạo lên sự hấp dẫn của đạo Phật. Lẽ tất nhiên giáo lý đạo Phật còn nhiều điều sâu sắc hấp dẫn con người như tứ diệu đế, bát chánh đạo, vô ngã, vô thường trung đạo v.v... nhưng đó là điều đến sau [...] Lòng từ bi thật giản đơn, nhưng sức hút của nó thật kỳ lạ vô biên”... Trong tác phẩm, tư tưởng về lòng từ bi được nhắc lại rất nhiều lần. Từ bi là cốt lõi của Phật giáo, “không có từ bi, thế gian này sẽ rơi vào mông muội” [33, 333]. “Hai chữ từ bi dù sao cũng được nhiều người mang giữ mặc dù mang giữ nó có khi thiệt vào thân. Nhưng nếu hai chữ ấy mà bị mất đi hoàn toàn chắc chắn con người sẽ bị rơi lại vào thời mông muội. Thiếu nó, con người sẽ chẳng còn là người.” (lời sư Vô Uý) Bởi “sức mạnh của từ bi có thể làm sụp đổ những gì tàn bạo nhất” [33, 256].
Tư tưởng từ bi bác ái trong Đội gạo lên chùa không chỉ là lối sống của
ngày hôm qua, đó còn là những quan niệm có ý nghĩa sâu rộng, chạm đến những vấn đề muôn thuở của kiếp người. Trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc nhân sinh, con người cũng phải giữ cho được cái tâm của mình. Chỉ có như thế, con người ta mới biết sống đúng với bản chất con người. Sống như thế, là tránh để con người rơi vào thời mông muội, giảm bớt đi những căm
ghét hận thù. Hình ảnh “đôi mắt đỏ lừ” xuất hiện trong đêm tối khi Đức - tên
Việt gian phục vụ trong quân đội Mỹ định giết An để bỏ trốn chính là biểu tượng cho lương tri của con người, là động lực cho con người sức mạnh thoát
khỏi sự u mê. Nói như nhân vật Đức, “hai con mắt đỏ ấy đã làm cho tôi bừng tỉnh ... đôi mắt đỏ ấy là lương tâm của tôi, có khi là hóa thân của Phật hiện ra để ngăn tôi không làm điều ác” [33, 863]. Đạo Phật luôn hướng con người ta
tới cái tâm, giúp con người quên đi những hận thù, hay chí ít, nó giúp con người nhìn sự đời bình thản hơn, bao dung hơn.