Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 102)

Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, chính thức và không chính thức. Do đó, rất dễ xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin. Có nghĩa là thừa những thông tin vô bổ hoặc thậm chí sai lệch và thiếu những thông tin chính xác, đúng đắn.

Trước tình hình này, trong QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN, cũng cần phải quan tâm nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền bằng một số biện pháp như:

- Cần chủ động tăng cường chia sẻ thông tin, bởi thông tin cần phải được chia sẻ đa chiều mới phát huy được giá trị. Việc chia sẻ thông tin cần được thực hiện giữa các cơ quan QLNN hoạt động của các tổ chức PCPNN, giữa cơ quan quản lý với địa phương và với các tổ chức PCPNN.

- Cần phải tích cực chủ động cung cấp thông tin về các tổ chức PCPNN và hoạt động của họ cho đơn vị cơ sở (quận, huyện, sở ngành và quần chúng nhân dân) qua đó giúp họ có những đối sách phù hợp trong quan hệ với các tổ chức PCPNN.

- Cần chú trọng hoạt động thông tin, tuyên truyền, nhất là những thông tin về các quy định của nhà nước cho các tổ chức PCPNN để tạo điều kiện giúp họ hoạt động đúng khuôn khổ quy định của pháp luật. Mặt khác phải tranh thủ thông qua các tổ chức PCPNN để gửi hình ảnh chân thực của Việt Nam ra thế giới, tăng cường hiểu biết của thế giới đối với ta và đấu tranh với các luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch.

- Phải đề cao cảnh giác trước những thông tin một chiều, không chính xác có thể làm sai lệch cách nhìn của các cơ quan quản lý và quần chúng nhân dân về các tổ chức PCPNN cũng như về công tác quản lý của chúng ta đối với các tổ chức này.

Tuyên truyền, giáo dục là một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tài lực, vật lực, song có tác dụng bền vững và lâu dài. Vì vậy, cần phải có chiến lược tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân, cần phải có những chính sách đầu tư nguồn lực thích đáng cho tuyên truyền và giáo dục chứ không thể chỉ tuyên truyền suông. Công tác tuyên truyền đòi hỏi phải có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Phương thức tuyên truyền cần linh hoạt, mềm dẻo và sinh động để đối tượng dễ tiếp thu.

3.4. Kết luận chương 3

Có thể nói để ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhiều yếu tố từ môi trường pháp lý đến tổ chức bộ máy, con người… Điều này đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, sự nỗ lực và phối hợp nhuần nhuyễn của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động PCPNN tại thành phố.

KẾT LUẬN

Sự phát triển mạnh cả về số lượng và lĩnh vực đầu tư của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam và TPHCM trong thời gian qua là biểu hiện của một mối quan hệ phối hợp tốt đẹp và có hiệu quả giữa các tổ chức này với Việt Nam. Viện trợ của các tổ chức PCPNN tuy không lớn so với các nguồn ODA nhưng là nguồn bổ sung kịp thời cho những nhu cầu cấp bách của người dân; là sự hỗ trợ quý báu đối với người nghèo, người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội và góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở thành phố.

QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại đã được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhờ vào chủ trương, đường lối rõ ràng, nhất quán của Đảng; những chính sách hợp lý của nhà nước và khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN khá cơ bản; cơ chế phối hợp QLNN tương đối đồng bộ; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được quan tâm... Qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức PCPNN góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tuy nhiên, là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và nhạy cảm nên quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Mặc dù, trong thực tiễn phần lớn các tổ chức PCPNN có thiện chí, thực lòng muốn giúp đỡ người dân nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tổ chức lợi dụng hoạt động của mình để thực hiện các mưu đồ gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh, chính trị và lợi ích lâu dài của quốc gia. Điều này cần phải sớm được khắc phục. Thực hiện được điều đó sẽ góp phần quan trọng để các cơ quan, người có thẩm quyền QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN hoàn thành có hiệu quả, nhiệm vụ,

quyền hạn được giao. Tức là quản lý có hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Để nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các phương hướng và giải pháp như: Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố; Nâng cao nhận thức về hoạt động PCPNN; Ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thực tế của TPHCM và nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực thi các văn bản pháp luật; Hoàn thiện bộ máy QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN và cơ chế phối hợp; Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, hoạt động tổng kết, đánh giá và hoạt động dự đoán, lập kế hoạch ….

Cuối cùng, do hiện nay việc nghiên cứu về các tổ chức PCPNN và hoạt động của nó còn hết sức mới mẻ và khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích những đặc điểm, khái niệm về các tổ chức PCPNN cũng như tiến hành phân tích thực trạng tình hình hoạt động và tiếp nhận viện trợ của các tổ chức PCPNN tại TPHCM trong 5 năm qua, trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhà nước về hoạt động của tổ chức PCPNN để đưa ra những giải pháp kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước tin tưởng rằng các tổ chức PCPNN cũng như hoạt động của nó sẽ phát triển đúng hướng và ngày càng có nhiều đóng góp to lớn hơn cho sự nghiệp phát triển của đất nước Việt Nam trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w