trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Viện trợ là hoạt động chủ yếu của các tổ chức PCPNN. Vì vậy quản lý nguồn viện trợ là nhiệm vụ rất quan trọng trong tổng thể các nội dung quản lý của nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN.
Để quá trình tiếp nhận, sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và có hiệu quả, đòi hỏi sự quan tâm của lãnh
đạo thành phố, sự phối hợp kiểm tra giám sát chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng (cụ thể là Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị) và các đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn viện trợ.
Bên cạnh đó, nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN cần được thống nhất quản lý từ khâu vận động đến đàm phán, ký kết viện trợ với các bên tài trợ, theo dõi giám sát trong quá trình thực hiện và đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng các khoản viện trợ khi kết thúc dự án. Có thể thấy QLNN về việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN được thể hiện qua các nội dung chính sau:
Một là, quản lý quá trình thẩm định, phê duyệt các khoản viện trợ.
Một nguyên tắc chung phải tuân thủ là các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Để được phép tiếp nhận các khoản viện trợ (bằng các hình thức tiền mặt, viện trợ hàng hóa hay hỗ trợ kỹ thuật…) cơ quan đối tác Việt Nam có trách nhiệm xây dựng hồ sơ và tiến hành các thủ tục cần thiết để trình cơ quan cấp trên phê duyệt cho phép hợp tác, tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ.
Tại thành phố việc thẩm định các khoản viện trợ trước khi trình UBND xem xét quyết định được giao cho 2 đầu mối chính là Sở Kế hoạch – Đầu tư (Sở KH-ĐT) và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM (Liên hiệp)
Sở KH - ĐT sẽ chịu trách nhiệm chính về việc thẩm định đối với các khoản viện trợ theo chương trình, dự án đề xuất UBND thành phố cho phép hoặc từ chối không cho phép tiếp nhận dự án viện trợ đó.
Để được phê duyệt, hồ sơ của các chương trình, dự án thẩm định cần có đầy đủ các nội dung như: tờ trình đề nghị thẩm định của Chủ dự án; văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án; văn kiện chương trình, dự án gốc theo mẫu bằng ngôn ngữ được Bên tài trợ sử dụng và bản dịch
kiến của các cơ quan liên quan đối với chương trình, dự án và bản sao Giấy phép của tổ chức PCPNN (trong trường hợp tổ chức này chưa có giấy phép thì cần phải có ý kiến của Liên hiệp hoặc cơ quan chủ dự án).
Liên hiệp sẽ chịu trách nhiệm thẩm định chính đối với các khoản viện trợ theo hình thức phi dự án. Đây thường là khoản viện trợ có nội dung giản đơn, thời gian thực hiện ngắn hoặc hỗ trợ theo các hình thức như hỗ trợ kỹ thuật, tình nguyện viên hoặc viện trợ khẩn cấp…. Liên hiệp có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan đối tác Việt Nam thẩm định về tính cần thiết, nội dung, hiệu quả đem lại của các hoạt động này để trình UBND thành phố cho phép hoặc không cho phép tiếp nhận nguồn viện trợ này
Đối với các khoản viện trợ đã được cơ quan cấp bộ phê duyệt, thì đơn vị đối tác Việt Nam hoặc tổ chức PCPNN có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đã được phê duyệt cho cơ quan đầu mối quản lý là Liên hiệp trước khi tiến hành triển khai các hoạt động.
Hai là, quản lý việc thực hiện các chương trình dự án và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN. Liên quan đến vấn đề này, các văn bản quy định của nhà nước đều khẳng định tất cả nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN hay nguồn viện trợ không hoàn lại đều được coi là một nguồn thu của ngân sách nhà nước và phải hạch toán đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước; quản lý theo phân cấp và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
Sở Tài Chính thành phố là cơ quan chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN không thuộc nguồn thu nhà nước. Do đó, các cơ quan đối tác Việt Nam hay chủ dự án phải phối hợp cùng Sở Tài chính tổ chức hạch toán, kế toán, ghi thu ngân sách đối với các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN.
Sở Tài chính cũng có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ.
Bên cạnh đó, Sở Tài chính cũng phối hợp cùng Sở KH - ĐT và Liên hiệp tổng hợp các nguồn viện trợ tiếp nhận đã được phê duyệt và giải ngân theo định kỳ 6 tháng, 1 năm. Qua đó, giúp UBND thành phố có thể quản lý các tổ chức PCPNN có thực hiện viện trợ đúng như cam kết hay không?; Kiểm tra việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ có đúng mục đích và nội dung chương trình dự án đã được UBND phê duyệt hay đúng theo các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý tài chính chưa?…