Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 38)

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một trong những thành phố lớn và đông dân nhất của Việt Nam. Về dân số, theo kết quả điều tra chính thức vào tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Tuy nhiên nếu tính cả những người cư trú không đăng ký là dân nhập cư và khách vãng lai thì số dân thực tế của thành phố phải vượt trên 9 triệu người.

Về mặt địa lý, TPHCM nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và có tổng diện tích khoảng 2.095,01 km2, bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và với vị trí tâm điểm của khu vực Đông

Nam Á, TPHCM đã trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt

Nam và khu vực Đông Nam Á cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy lẫn

đường không.

Bên cạnh đó, TPHCM cũng là một trong những thành phố dẫn đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí… Mức tăng trưởng GDP luôn cao nhất nước; mỗi năm thành phố đóng góp khoảng 30% nguồn thu ngân sách quốc gia. Có thể nói TPHCM đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và có ý nghĩa to lớn cả về đối nội lẫn đối ngoại.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, cũng như những thành phố lớn khác TPHCM đang phải đối phó với nhiều vấn đề của một đô thị lớn có

hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên địa bàn thành phố, nhất là hạ tầng giao thông, ngày càng quá tải; Tình trạng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Theo thống kê, phần lớn các chỉ tiêu thành phố đạt được là các chỉ tiêu về kinh tế, trong khi nhiều chỉ tiêu xã hội lại chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi cần được hỗ trợ như người nghèo, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em đường phố, người thất nghiệp và các vấn nạn xã hội cần phải giải quyết như mại dâm, HIV/AIDS, phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng cũng ngày càng gia tăng.

Để giải quyết triệt để những vấn đề khó khăn nêu trên và nâng cao chất lượng sống của người dân thực sự là một thách thức lớn đối với TPHCM. Ngoài nguồn ngân sách còn tương đối hạn hẹp của mình, thành phố rất cần sự hỗ trợ của nhiều nguồn lực khác nhau trong đó có sự đóng góp của các tổ chức PCPNN.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, cho dù là một trong những thành phố phát triển và có mức thu nhập bình quân theo đầu người cao nhất trong cả nước nhưng TPHCM vẫn luôn là một trong những địa phương kêu gọi và thu hút nhiều tổ chức PCPNN đến hoạt động, thực hiện các chương trình dự án từ thiện nhân đạo nhất trong cả nước. Số lượng các tổ chức PCPNN có hoạt động tại thành phố ngày càng tăng lên trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 38)