hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Để thực hiện tốt việc QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN chính phủ và các bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN. Bên cạnh đó, với những đặc thù riêng của mình như đã nêu trên cũng như nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN, Thành ủy và UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực này. Đó chính là:
Một là, Ban hành các văn bản giao nhiệm vụ QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN.
UBND là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý cao nhất đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lĩnh vực rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước chuyên ngành. Do đó, UBND thành phố đã giao cho một số cơ quan cụ thể tại thành phố nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu và đề xuất UBND thành phố giải quyết những việc liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN tại TPHCM theo lĩnh vực chuyên môn của mình.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN, cụ thể:
- Đối với việc QLNN về sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức PCPNN, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 3583/QĐ-UB/NC ngày 12/7/1997 về việc giao nhiệm vụ cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM. Trong đó giao Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM là cơ quan đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng của TP để nghiên cứu và trình UBND TP xem xét, giải quyết những việc liên quan đến hoạt động của các tổ
- Để quản lý việc tiếp nhận và xử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN, UBND thành phố cũng đã ban hành công văn số 4224/UB-VX ngày 22/7/2004 về thực hiện cơ chế phối hợp quản lý tiếp nhận các chương trình, dự án viện trợ PCPNN. Trong đó, giao Sở kế hoạch – Đầu tư chịu trách nhiệm làm đầu mối và quản lý các chương trình dự án viện trợ PCPNN; Chỉ thị số 19/2008/CT-UBND, ngày 04/11/2008 về việc thực hiện quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, giao Sở Kế hoạch – Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt đối với khoản viện trợ dự án và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị chịu trách nhiệm thẩm định trình phê duyệt đối với khoản viện trợ phi dự án.
- Để quản lý nhân viên làm việc tại các tổ chức PCPNN, có các văn bản như Quyết định số 7392/UB-VX ngày 01/12/2004 cho phép Công ty dịch vụ cơ quan nước ngoài (FOSCO) được làm nhiệm vụ quản lý người Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN được cấp phép hoạt động tại TPHCM và Chỉ thị số 02/2009/CT-UBND ngày 11/02/2009 về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với việc nhập cảnh, cư trú và lao động của người nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Hai là, ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN.
Nhằm thống nhất trong phối hợp quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN lãnh đạo thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong quan hệ phối hợp cũng như tiếp nhận viện trợ của các tổ chức PCPNN. Trong đó, có một số văn bản đáng lưu ý như:
- Chỉ thị số 20/CT-UB-NCCVX ngày 31/5/1996 về việc thực hiện quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ của các cá nhân tổ chức PCPNN. Trong đó, hướng dẫn cụ thể chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN.
- Công văn số 1278-CV/TU, ngày 14/6/2000 về việc quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN, theo đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước trong quan hệ, hợp tác với các tổ chức PCPNN.
- Công văn số 2308/UB-VX ngày 30/6/2000 về việc tiếp nhận viện trợ nhân đạo, từ thiện của các tổ chức PCPNN thông qua các chương trình dự án.
- Công văn số 624-CV/TU ngày 14/12/2009 về việc tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN.