Quản lý nhà nước về sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoà

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)

chức phi chính phủ nước ngoài

Tại thành phố Hồ Chí Minh việc QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN được thực hiện bằng nhiều cách thức quản lý, tác động, điều chỉnh khác nhau. Có thể tổng quát những hoạt động đa dạng này thành những nội dung chính như sau:

2.2.3.1. Quản lý nhà nước về sự hiện diện và hoạt động của các tổchức phi chính phủ nước ngoài chức phi chính phủ nước ngoài

Để quản lý sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức PCPNN tại TPHCM, nhiều hình thức quản lý khác nhau đã được áp dụng như:

Một là, quản lý thông qua giấy phép hoạt động của tổ chức PCPNN.

Quản lý việc xét cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi các loại giấy phép chính là một trong những hình thức quản lý sự hiện diện của các tổ chức PCPNN tại thành phố. Việc quản lý này được thực hiện thông qua các loại giấy phép. Giấy phép là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nắm được thông tin về các tổ chức PCPNN cũng như hoạt động của các tổ chức này.

Theo quy định tại Quy chế về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam ban hành theo quyết định 340/QĐ-TTg thì các tổ chức PCPNN muốn hoạt động tại Việt Nam thì cần phải có giấy phép. Để được cấp giấy phép hoạt động tại TPHCM thì tổ chức PCPNN cũng cần phải có sự cho phép của thành phố.

UBND thành phố quản lý các tổ chức PCPNN dưới hình thức cung cấp thông tin và ý kiến đánh giá về hoạt động cũng như hiệu quả đem lại của các dự án mà tổ chức PCPNN đó triển khai thực hiện tại thành phố. Đó sẽ là những cơ sở để Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN xem xét việc cấp phép, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép của các tổ chức PCPNN.

Ngoài ra, UBND thành phố cũng có quyền yêu cầu thu hồi hoặc cấm các tổ chức PCPNN hoạt động tại địa bàn thành phố nếu xét thấy hoạt động của các tổ chức này không có hiệu quả hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thành phố.

Có thể nói, giấy phép đã trở thành cơ sở pháp lý để quản lý và điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức hoạt động có hiệu quả, đồng thời hạn chế hoặc chấm dứt hoạt động của các tổ chức PCPNN phức tạp, vi phạm pháp luật, viện trợ không có hiệu quả hay có những hoạt động không phải vì mục đích nhân đạo, từ thiện, phi lợi nhuận như hoạt động truyền bá tôn giáo, môi giới con nuôi, thúc đẩy nhân quyền và các hoạt động tiêu cực khác.

Hai là, quản lý thông qua Giấy đăng ký hoạt động. Theo quy định khi đã được cấp giấy phép, để được tiến hành triển khai hoạt động thì các tổ chức PCPNN phải tiến hành đăng ký hoạt động với UBND thành phố.

Đây chính là những hoạt động cụ thể mà tổ chức PCPNN sẽ tiến hành thực hiện trên địa bàn thành phố. Theo đó, các tổ chức PCPNN phải tiến hành đăng ký các hoạt động mà tổ chức sẽ triển khai với các nội dung chính như: tên chương trình, dự án; nội dung các hoạt động chính; địa điểm thực hiện; thời gian thực hiện; cơ quan đối tác Việt Nam; cơ quan đầu mối chính; họ tên người đại diện trên giấy phép; địa chỉ đặt văn phòng của tổ chức…Giấy đăng ký hoạt động này chỉ có hiệu lực khi đã được UBND thành phố phê duyệt [phụ lục 4].

Giấy đăng ký hoạt động chính là cơ sở để các cơ quan QLNN tại địa phương nơi tổ chức PCPNN có hoạt động, nắm bắt thông tin, hỗ trợ và quản hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Ba là, quản lý qua các đối tác Việt Nam. Theo quy định các tổ chức PCPNN không được phép tự mình đứng ra tổ chức các chương trình dự án

tác Việt Nam có thể là một cơ quan thuộc hệ thống chính quyền nhà nước như các sở, ngành trong đó các sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh, xã hội và Sở Giáo dục - Đào tạo là những đơn vị có hợp tác, tiếp nhận viện trợ của các tổ chức PCPNN nhiều nhất trong thời gian qua; Các tổ chức chính trị - xã hội ví dụ như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ… hay các hội đoàn quần chúng như Hội Bảo trợ trẻ em thành phố, Hội Phụ nữ từ thiện, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi…. Cơ quan đối tác Việt Nam có trách nhiệm phối hợp cùng các tổ chức PCPNN quản lý và thực hiện các chương trình, dự án. Báo cáo và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCPNN theo định kỳ.

Để được phép tiến hành các chương trình, dự án tổ chức PCPNN và đối tác Việt Nam cần phải ký kết bản thỏa thuận hợp tác. Cũng cần lưu ý nội dung bản thỏa thuận có thể đơn giản hay phức tạp tùy thuộc theo tính chất của dự án, nhưng phải đảm bảo đủ các nội dung chính như: kinh phí dự án, thời gian thực hiện, những hoạt động chính của dự án, trách nhiệm các bên…và phải được có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan phê duyệt có thể là UBND thành phố, cơ quan chủ quản của đối tác Việt Nam hoặc cơ quan trung ương (nếu dự án được triển khai từ cấp trung ương).

Thông qua các đối tác Việt Nam, là những người trực tiếp có quan hệ hợp tác và tiếp nhận viện trợ PCPNN, việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN được sát sao và đi sâu vào thực tế hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)