Phân loại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

30%.

Về tính chất hoạt động, trong thực tế số tổ chức PCPNN có dự án và hoạt động thường xuyên tại thành phố chỉ chiếm tỉ lệ khoảng hơn 50% trong tổng số các tổ chức PCPNN có mặt tại thành phố, phần còn lại là các tổ chức hoạt động mang tính chất không thường xuyên hoặc nhỏ lẻ cầm chừng. Thậm chí, có rất nhiều tổ chức PCPNN tuy xin giấy phép hoạt động tại TPHCM nhưng chỉ nhằm mục đích làm nơi đặt văn phòng liên lạc và thuê nhân viên, còn các hoạt động chính và dự án lại triển khai thực hiện tại các tỉnh thành lân cận. Đây cũng là một trong những đặc thù riêng của hoạt động PCPNN tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2.2. Phân loại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt độngtại thành phố tại thành phố

Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại thành phố. Tùy theo mục tiêu khác nhau mà có các tiêu chí phân loại khác nhau. Dưới đây là một số cách thức phân loại các tổ chức PCPNN thường hay được sử dụng nhất trong công tác quản lý.

Một là, phân loại theo khu vực địa lý, các tổ chức PCPNN tại thành phố phân bổ như sau:

ـ Chiếm tỉ lệ lớn nhất (gần 40% số lượng các tổ chức PCPNN hoạt động tại thành phố) là các tổ chức phi chính phủ đến từ khu vực Châu Mỹ mà hầu hết là các tổ chức phi chính phủ của Mỹ, còn lại tỉ lệ rất nhỏ là các tổ chức của Canada.

ـ Các tổ chức phi chính phủ thuộc khu vực Châu Âu cũng chiếm tỉ lệ tương đương các tổ chức phi chính phủ của Mỹ (xấp xỉ gần 40%). Phần lớn trong số đó là các tổ chức phi chính phủ thuộc khu vực Tây Âu và Bắc Âu như Pháp, Anh; Nauy; Thụy Điển, Đức, Hà Lan…

ـ Khu vực Á - Thái Bình Dương chiếm tỉ lệ từ 20 – 25%. Đa số trong đó là các tổ chức phi chính phủ của Úc, Nhật Bản; Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc)…

Từ bảng phân bổ trên có thể thấy tập trung nhiều nhất tại TPHCM là các tổ chức PCPNN của Mỹ và các nước Tây Âu, số lượng các tổ chức Châu Á (nhất là Úc và Nhật Bản) cũng ngày càng tăng lên [phụ lục 3].

Việc phân nhóm các tổ chức PCPNN theo khu vực địa lý quốc tế là cơ sở để xác định các kênh dẫn vốn, kênh quan hệ ngoại giao nhân dân, xu hướng viện trợ, đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch và chiến lược vận động viện trợ PCPNN.

Hai là, phân loại theo lĩnh vực hoạt động, các tổ chức PCPNN hoạt động tại TPHCM chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực chính sau

- Lĩnh vực y tế là lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn của các tổ chức PCPNN. Số tổ chức hoạt động trên lĩnh vực này luôn dẫn đầu với tỉ lệ trên 40%. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều tổ chức được cấp giấy phép hoạt động trên lĩnh vực phòng chống và ngăn ngừa HIV/AIDS (chiếm tỉ lệ khoảng 10% tổng số các tổ chức PCPNN).

- Lĩnh vực trẻ em cũng là lĩnh vực được nhiều tổ chức PCPNN quan tâm với nhiều nội dung hoạt động khác nhau như chăm sóc trẻ khuyết tật, cấp học bổng cho trẻ em nghèo, đào tạo nghề cho trẻ em…tại thành phố, các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực chăm sóc trẻ em chiếm tỉ lệ khoảng 25%.

- Lĩnh vực giáo dục, dạy nghề cũng chiếm tỉ lệ khá cao, thu hút khoảng 20% số lượng các tổ chức PCPNN.

- Phần còn lại là các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên các lĩnh vực khác như phát triển cộng đồng, phụ nữ, tín dụng, bảo vệ môi trường… chiếm tỉ lệ khoảng 15%.

chức và giá trị viện trợ. Điều này góp phần giúp thành phố trong việc dự báo, lập kế hoạch các hoạt động trong tương lai gần của các tổ chức PCPNN.

Bên cạnh đó, việc phân chia theo lĩnh vực cũng cho thấy xu hướng hoạt động và nhu cầu của địa phương. Nó là cơ sở để xây dựng các chương trình vận động viện trợ của địa phương cho phù hợp.

Ngoài ra, còn có một số cách phân loại các tổ chức PCPNN khác như phân loại theo nguồn vốn, theo tính chất, phạm vi hoạt động, quy mô dự án… cũng thường được sử dụng để phân tích hoạt động của các tổ chức PCPNN tại TPHCM.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)