Tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Việc tổ chức thực hiện thể chế QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN ở nước ta trên phương diện lý luận phải tập trung vào một số hoạt động chính sau:

Một là, QLNN về sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Nhiệm vụ đầu tiên trong QLNN đối với các tổ chức PCPNN là quyết định cho hay không cho các tổ chức PCPNN vào Việt Nam, triển khai các hoạt động của mình trên lãnh thổ Việt Nam, tại địa phương nào và trong thời gian bao lâu. Nói cách khác, đây là việc quản lý sự hiện diện của các tổ chức PCPNN thông qua hình thức quản lý việc xét cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép của các tổ chức PCPNN.

Giấy phép chính là cơ sở đầu tiên giúp các cơ quan quản lý nắm được thông tin về các tổ chức PCPNN cũng như hoạt động của các tổ chức này tại Việt Nam.

Theo Quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 340/TTg, ngày 24/05/1996 thì các tổ chức PCPNN để được tiến hành các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, phải được phép của Chính phủ Việt Nam dưới các hình thức: Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập Văn phòng dự án hoặc Giấy phép lập Văn phòng đại diện. Việc QLNN thông qua giấy phép được thực hiện bằng các hình thức chính sau:

- Quy định cơ quan có thẩm quyền xét cấp, gia hạn, sửa đổi và thu hồi các loại giấy phép. Theo Quy chế ban hành kèm Quyết định 340/TTg thì Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN là cơ quan có thẩm quyền xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi các loại giấy phép. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được chỉ định là cơ quan thường trực về công tác phi chính phủ nước ngoài chịu trách nhiệm phối hợp cùng các Cục - Vụ chức năng của các

Bộ, ngành trung ương cũng như các địa phương để kiến nghị và đề xuất xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.

- Quy định điều kiện để được xét cấp giấy phép và thủ tục xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép.

- Quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN với tổ chức PCPNN trong việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép.

- Các quy định khác như Quy định về thời gian đối với từng loại giấy phép; Quy định về quy trình, thủ tục, thời hạn của việc gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép.

Có thể nói, giấy phép đã trở thành cơ sở pháp lý để quản lý và điều chỉnh hoạt động của các tổ chức PCPNN, tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức hoạt động có hiệu quả, đồng thời hạn chế hoặc chấm dứt hoạt động của các tổ chức có biểu hiện phức tạp, vi phạm pháp luật, viện trợ không có hiệu quả hay có những hoạt động không nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, phi lợi nhuận như hoạt động truyền bá tôn giáo, môi giới con nuôi, thúc đẩy nhân quyền và các hoạt động tiêu cực khác.

Hai là, QLNN về các chương trình, dự án viện trợ của các tổ chức PCPNN và việc sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN.

Quản lý hoạt động viện trợ và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN là nhiệm vụ rất quan trọng trong tổng thể các nội dung của QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN. Nhà nước cần thống nhất quản lý về nguồn viện trợ PCPNN, điều phối giám sát để đảm bảo sử dụng nguồn viện trợ đúng mục đích và có hiệu quả. Công tác quản lý này phải được lãnh đạo các bộ ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt cần phải có sự tham gia của các cơ quan tài chính các cấp.

Việc quản lý nguồn viện trợ trước đây được thực hiện theo Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg, ngày 26/04/2001 của Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên,

pháp lý liên quan của Việt Nam và thực tiễn hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN đã có nhiều thay đổi. Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 22/10/2009 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 93/NĐ-CP kèm quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi PCPNN (thay thế cho Quyết định số 64/2001/QĐ- TTg) để làm cơ sở pháp lý cho việc QLNN về nguồn viện trợ PCPNN. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010.

Theo quy chế này, nguồn viện trợ PCPNN được hiểu là viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của bên tài trợ để thực hiện các mục tiêu phát triển và nhân đạo dành cho Việt Nam. Bên tài trợ gồm các tổ chức PCPNN, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài khác, kể cả các tập đoàn, công ty có vốn nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài tôn trọng và chấp hành luật pháp Việt Nam, có thiện chí, cung cấp trực tiếp viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhân đạo của Việt Nam. Các phương thức cung cấp viện trợ PCPNN được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu là viện trợ thông qua các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án và viện trợ khẩn cấp trong trường hợp có thiên tai hoặc tai họa khác.

Nguyên tắc cơ bản trong QLNN về viện trợ PCPNN và sử dụng nguồn viện trợ là chính phủ thống nhất quản lý viện trợ PCPNN trên cơ sở công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương, tổ chức và các đơn vị thực hiện. Mọi khoản viện trợ đều phải ghi vào nguồn thu ngân của nhà nước. Các khoản viện trợ khi xây dựng và triển khai phải tuân thủ theo quy định pháp luật của Việt Nam, không tiếp nhận những khoản viện trợ có thể gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp tác của tổ chức, cá nhân.

Nghị định này cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về hoạt động QLNN đối với nguồn viện trợ PCPNN như:

- Quy định rõ thẩm quyền phê duyệt và phân cấp thẩm quyền phê duyệt viện trợ PCPNN; việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt khoản viện trợ PCPNN được xem xét theo tính chất, phạm vi và mục đích viện trợ, không phụ thuộc vào quy mô khoản viện trợ.

- Quy định chi tiết các nội dung liên quan đến việc chuẩn bị, thẩm định khoản viện trợ PCPNN, hồ sơ của các khoản viện trợ PCPNN.

- Quy định về việc xây dựng danh mục cụ thể các chủng loại hàng hóa, trang thiết bị có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của Việt Nam trong từng thời kỳ, do Thủ trưởng các bộ, ngành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ, để làm cơ sở cho việc phê duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ. Bên cạnh đó còn quy định trách nhiệm của các bên liên quan về xác nhận hàng hóa đã qua sử dụng (có kết cấu đơn giản), còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ PCPNN và các cơ quan, tổ chức liên quan, trong đó quy định cơ quan đầu mối trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng chính phủ; Cơ quan đầu mối về quản lý viện trợ PCPNN ở địa phương là Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cơ quan đầu mối trong quan hệ và vận động PCPNN sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh tự quyết định trên cơ sở nhu cầu thực tế của địa phương.

- Quy định liên quan tới xử phạt vi phạm các quy định của quy chế.

Ba là, QLNN đối với cán bộ, nhân viên làm việc cho các tổ chức PCPNN và quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Nội dung QLNN đối với các tổ chức PCPNN còn được thực hiện thông qua các hoạt động khác như quản lý về việc cư trú, đi lại, thuê nhà của các tổ chức PCPNN; việc thuê nhân viên người Việt Nam làm việc cho tổ chức PCPNN cũng như quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w