6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.6.2. Ảnh hưởng tích cực
Stress có ảnh hưởng xấu đến con người về nhiều mặt; tuy nhiên, không phải luôn luôn xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Do con người luôn sống trong môi trường có những tác nhân xâm phạm, đặc biệt, các tác nhân xâm phạm về mặt tinh thần, tâm lý. Chính nhờ stress mà ta có những phản ứng cần thiết để đối đầu với các tác nhân xâm phạm đó. Lấy ví dụ trong cuộc sống, mấy ai không từng bị khủng hoảng, khủng hoảng trong công việc làm ăn (như lãnh đạo một công ty có nguy cơ phá sản), trong học tập (sắp đến ngày thi mà còn nhiều bài vở học chưa xong thì đúng là khủng hoảng thật!), trong tình ái (chàng bị nàng gửi tuyệt tình thư sau thời gian rất đỗi mặn nồng...). Nhờ stress, ta có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress.
Stress còn có thể được xem như một như một động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển tinh thần hăng say và các năng lực thuần thục. Điều này được ẩn chứa trong những ý niệm về sự thử thách (challenge), đối tượng ủy thác (commitment) và sự hỗ trợ xã hội (social support). Những người được bảo vệ tránh stress quá mức có lẽ có nguy cơ cao bởi vì họ không thể phát triển được những kỹ năng ứng phó cần thiết trong đời sống hằng ngày (Murphy, 1979). “Thiếu stress” vì thế cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực (Frankenhaeuser, 1978). Stress có thể dẫn đến những hệ quả tích cực. Giải quyết thành công những đe dọa và thách thức sẽ đưa đến những cảm xúc tích cực, tạo nên những cảm giác về tính hữu dụng của bản thân và sức khỏe thể chất. Thứ hai, các hệ quả thích nghi là kết quả của một số yếu tố đi kèm theo
tình trạng stress. Sẽ là sai lầm khi thay thế lý thuyết về mầm mống sinh-y học gây ra bệnh tật bằng quan niệm cho rằng stress là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất giúp thích nghi về thể chất và tâm lý - xã hội. Để xử lý stress, mà chỉ tạo nên một lý thuyết về mầm mống tâm lý - xã hội, thì cũng sẽ không hoàn hảo giống như chỉ dựa vào một lý thuyết về sinh - y học vậy. Chúng ta sẽ xem xét những phương thức mà stress có thể ảnh hưởng đến sự thích nghi về sinh lý.
I. Levi và H. Selye từng nói “Cuộc sống không thể thiếu stress, nếu không có nó thì có thể dẫn tới cái chết, stress là một chất muối làm cho cuộc đời thêm ý vị, thiếu nó không không có cuộc sống. Cuộc sống không có stress sẽ chẳng có thách thức gì, chẳng có trở ngại nào phải vượt qua, chẳng có địa hạt mới đẻ chiếm lĩnh, chẳng có lý do gì để trau dồi trí tuệ hoặc nâng cao năng lực. nhưng điều tai hại gây chết người là trong nhiều tình huống, nó buộc ta xài quá mạnh”.
Như vậy, stress là động lực của sự phát triển tâm lý người. Chính ảnh hưởng của stress làm cho nhân cách, tâm lý con người phát triển ngày càng hoàn thiện hơn
Tóm lại, stress có ảnh xấu đến nhiều mặt của con người: thể chất, sức khỏe, tâm lý,… thậm chí stress có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị stress. Tuy nhiên, không thể vì thế mà quên đi tính tích cực của stress. Chính stress làm cho cuộc sống của con người thêm ý vị và ý nghĩa hơn, và cũng nhờ stress mà nhân cách, tâm lý của con người hình thành và phát triển hoàn thiện hơn.