Cơ chế gây bệnh của stress

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 35 - 37)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1.2. Cơ chế gây bệnh của stress

Hàng ngày, hàng giờ chúng ta - mỗi cá nhân trong xã hội phải chịu tác động của nhiều loại stress như: điều kiện sống khó khăn, làm việc căng thẳng, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, bất hòa với đồng nghiệp, với hàng xóm... Tuy nhiên stress có gây bệnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp. Có hai yếu tố quan trọng là tính chất gây bệnh của stress và sức chống đỡ của mỗi cá thể.

- Tính chất gây bệnh của stress: Stress gây bệnh thường là những stress mạnh và cấp diễn (người thân chết đột ngột, tổn thất về kinh tế nặng nề...). Có những stress tuy không mạnh và cấp diễn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần gây căng thẳng nội tâm cũng có khả năng gây bệnh. Những stress gây bệnh thường mang nhiều ý nghĩa là thông tin chứ không phải là cường độ (được hiểu như khi một đám cháy xảy ra điều đáng nói đến là giá trị tài sản bị thiêu hủy và hậu quả cụ thể chứ không phải là cường độ ngọn lửa). Những stress gây xung đột nội tâm làm cá nhân không tìm được lối thoát cũng thường gây bệnh (ví dụ một cặp vợ chồng mâu thuẫn gay gắt và kéo dài nhưng không thể ly dị được vì còn nhiều lo nghĩ về những đứa con). Stress tác động vào cá nhân thường gây bệnh nhiều hơn stress tác động vào cộng đồng.

Mô hình giải thích cơ chế hình thành stress của Hans Sylye

TÌNH HUỐNG STRESS

CẤP: Không lường trước KÉO DÀI: không mong đợi XẢY RA MỘT LẦN LẶP LẠI

Mãnh liệt Trung bình

Thích nghi Thích nghi

Không thích nghi Không thích nghi

STRESS CẤP STRESS KÉO DÀI

- Sức chống đỡ của mỗi các thể: Nếu đối tượng nhận thức được tình huống stress không nguy hiểm và có thể chống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thích hợp bình thường. Ngược lại nếu đối tượng nhận thức tình huống stress là nguy hiểm và không thể chống đỡ được thì sẽ xuất hiện một phản ứng bệnh lý. Những người hay có trạng thái cảm xúc không ổn định, hay lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương. Cùng một loại stress, tùy theo phương thức phản ứng của đối tượng mà có thể biểu hiện bệnh lý khác nhau: lo âu, trầm cảm, khó thở, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp... Những người có nét nhân cách dễ xúc động, khó làm chủ bản thân, hay bi đát hóa các tình huống stress; đánh giá cao khó khăn và đánh giá thấp bản thân thường rất dễ bị tác động của stress. Những nét nhân cách sau đây có sức chống đỡ cao đối với stress: sớm làm chủ được tình huống, có ý chí và tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghi, mềm dẻo. Bên cạnh đó, một cơ thể khỏe

mạnh, một môi trường thuận lợi có tác động hỗ trợ rất lớn cho nhân cách chống lại stress.

Sơ đồ sự hình thành stress của Lazarus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)