Khí chất ưu tư Mêlăngcôlic

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 29 - 31)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.3.4.Khí chất ưu tư Mêlăngcôlic

Đặc điểm thần kinh của kiểu khí chất này là cả 3 thuộc tính thần kinh: cường độ, cân bằng, linh hoạt và quá trình hưng phấn đều yếu. Quá trình ức chế mạnh hơn hưng phấn.

Ở những người thuộc kiểu khí chất này hệ thần kinh yếu, rất khó quen và khó thích nghi với những biến đổi của môi trường, sức chịu đựng yếu, dễ bị dao động. Đối với người có tính khí ưu tư thì mỗi hiện tượng của cuộc sống đều là một tác nhân ức chế, có khi người đó không tin vào cái gì cả, không hy vọng vào điều gì, người đó chỉ nhìn thấy những điều nguy hiểm hoặc ít tốt lành trong công việc.

Người ưu tư thường nhút nhát, mất bình tĩnh, e ngại, sợ sệt trong hoàn cảnh mới, trong những cuộc gặp gỡ mới với người xa lạ. Họ ít chủ động, cởi mở, làm quen với những người xung quanh, sống thiên về những cảm xúc nội tâm kéo dài. Họ cũng là người lao động cần mẫn và cực kỳ cẩn thận.

Những người thuộc kiểu khí chất này, có đặc điểm cảm xúc cao, nhưng cũng chính điều đó dễ làm cho họ bị tổn thương trong tình cảm. Đôi khi nảy sinh ở họ nỗi bực tức tầm thường không đáng có.

I. P. Pavlov nhận xét loại khí chất này: Kiểu thần kinh yếu rõ ràng là kiểu ức chế của hệ thần kinh. Đối với người thuộc loại khí chất này thì hiển nhiên là mỗi hiện tượng của cuộc sống đều trở thành nhân tố ức chế ở họ. Chính vì thế họ không tin tưởng gì hết; nhìn vào đâu họ cũng nhìn thấy cái xấu và nguy

hiểm, nhu nhược, dễ bị ám thị, không quả quyết, đa sầu đa cảm và dễ bị chấn thương tinh thần.

Ưu điểm của kiểu khí chất này là sự suy nghĩ sâu sắc và tưởng tượng phong phú đã làm cho họ nhìn thấy được những khó khăn trở ngại, lường trước được hậu quả xảy ra. Thái độ hiền dịu, thông cảm với mọi người xung quanh. Họ là người nhạy cảm hợp với người nghệ sỹ.

Tuy tình cảm thiếu cởi mở nhưng chân thành, sâu sắc và bền vững.

Trong điều kiện bình thường có sự động viên, tin tưởng họ cũng hoàn thành tốt công việc được giao.

Sự phân chia các kiểu khí chất trên chỉ mang tính chất tương đối. Thực tế cho thấy, phần lớn chúng ta ít ai chỉ có đặc điểm của một loại khí chất nhất định mà thông thường mỗi người chúng ta đều có đặc điểm của hai, ba, thậm chí là có đặc điểm của cả bốn kiểu khí chất nói trên. Tùy từng người có đặc điểm nổi bật của khí chất nào đó. Không có kiểu khí chất nào, cũng không có kiểu khí chất xấu, mọi khí chất đều có mặt mạnh mặt yếu; tuy nhiên, mọi khí chất đều có ích cho xã hội.

Bản thân của loại hình khí chất không thể quyết định cao thấp của thành tựu xã hội của một người, mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có thể tìm ra đại diện của loại hình khí chức không giống nhau của các loại, người mà có loại hình khí chức đồng nhất cũng có thể đưa ra cống hiến nổi bật trong một ngành nghề không giống nhau.

Khí chất vừa là một yếu tố bẩm sinh di truyền vừa là một yếu tố xã hội, khí chất cũng không bất biến, mà nó có tính dẻo dai nhất định, khí chất của một người có thể phát triển và thay đổi trong các điều kiện giáo dục, cuộc sống xã hội và hoạt động. Do đó, nắm bắt và khống chế khí chất trong thực tiễn sản xuất xã hội, hạn chế mặt tiêu cực khác, phát huy mặt tích cực, quan trọng là tự bồi dưỡng bản thân. Nhưng chúng ta cần phải nhìn thấy được, tính dẻo dai của khí chất là có hạn chế, không thể xem nhẹ loại hình khí chất mà mang lại sự

khác biệt to lớn. Khí chất không những ảnh hưởng đến tính chất của hoạt động mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất của hoạt động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 29 - 31)