Mối liên hệ giữa khí chất và chia sẻ khi bị stress của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 85 - 88)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5. Mối liên hệ giữa khí chất và chia sẻ khi bị stress của học sinh

trƣờng THPT Hà Huy Tập

Chia sẻ với người khác vấn đề của mình và tìm kiếm sự hổ trợ từ bên ngoài cũng là một biện pháp giải tỏa stress hiệu quả. Với mục đích nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress trong việc tìm kiếm sự hổ trợ bên ngoài thông qua giao tiếp tôi đã sử dụng câu hỏi số… để tìm hiểu về vấn đề này. Qua nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Mối liên hệ giữa khí chất và chia sẻ khi bị stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

ST

T Chia sẻ với

người khác

Kiểu khí chất

Linh hoạt Nóng nảy Bình thản Ưu tư

SL % SL % SL % SL %

Có 22 84,6 41 82,0 15 65,2 51 64,6 2 Không 4 15,4 9 18,0 8 34,8 28 35,4

Biểu đồ 3.9. Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khí chất và việc chia sẻ vấn đề của mình với người khác nhằm giải tỏa stress của học sinh THPT Hà Huy Tập C ó C ó C ó C ó K hông K hông K hông K hông 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

L inh hoạt Nóng nảy B ình thản Ư u tư

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ 3.9 ta thấy, có sự chênh lệch giữa các kiểu khí chất trong việc chia sẻ những khó khăn của mình cho người khác.

Học sinh có kiểu khí chất linh hoạt cởi mở hơn so với các kiểu khí chất còn lại, tiếp đến là kiểu khí chất nóng nảy, thứ ba là kiểu khí chất bình thản và cuối cùng là kiểu khí chất ưu tư.

Về đối tượng chia sẻ cũng có sự khác nhau giữa các kiểu khí chất, cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Đối tượng học sinh ở các kiểu khí chất chia sẻ khi gặp khó khăn

của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

ST

T Đối tượng học sinh chia sẽ

Kiểu khí chất

Linh hoạt Nóng nảy Bình thản Ưu tư

SL % SL % SL % SL %

1 Bố mẹ 4 15,4 4 6,3 8 34,8 7 8,9

2 Anh chị, người thân trong gia đình

7 26,9 8 12,5 3 13,1 4 5,1

3 Bạn thân 17 65,4 36 56,2 13 56,5 38 48,1

4 Thầy cô 1 3,8 2 3,1 1 4,3 2 2,5

5 Người yêu 4 15,4 10 15,6 2 8.6 8 10,1 6 Ý kiến khác 2 3,8 4 6,3 1 4,3 7 8,9

Biểu đồ 3.10 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa kiểu khí chất và đối tượng chia sẻ của học sinh trường THPT Hà Huy Tập

0 10 20 30 40 50 60 70 Bốmẹ Anh chị và

người thân Bạn thân Thầy cô Người yêu Khác

Linh hoạt Nóng nảy Bình thản

Nhìn chung đối tượng chia sẻ của học sinh THPT chủ yếu là bạn thân, bố mẹ, anh chị và người thân trong gia đình. Ngoài ra còn phải kể đến các đối tượng khác như thầy cô giáo, người yêu, bạn bè bình thường,... Ở mỗi đối tượng mà học sinh chia sẻ, mỗi kiểu khí chất có sự khác nhau tương đối rõ.

Về đối tượng chia sẻ là bố mẹ, học sinh có kiểu khí chất bình thản thường chia sẻ với bố mẹ nhiều nhất so với các kiểu khí chất khác và đây cũng là đối tượng chia sẻ mà học sinh có kiểu khí chất này chia sẻ nhiều thứ hai (chỉ sau bạn thân); tiếp đến là kiểu khí chất linh hoạt – đối tượng chia sẻ thứ 3 trong các đối tượng mà học sinh mà học sinh kiểu khí chất này lựa chọn; thứ ba là kiểu khí chất nóng nảy và cuối cùng là kiểu khí chất ưu tư.

Đối tượng chia sẻ là anh chị và người thân trong gia đình, (học sinh) kiểu khí chất linh hoạt là kiểu khí chất chia sẽ nhiều nhất – đối tượng chia sẻ nhiều thứ 2 trong các đối tượng mà học sinh có kiểu khí chất này chia sẻ, tiếp đến là kiểu khí chất bình thản và đây là đối tượng chia sẻ nhiều thứ 3 trong các đối tượng học sinh có kiểu khí chất này chia sẻ; thứ 3 là kiểu khí chất nóng nảy, đối với kiểu khí chất nóng nảy anh chị và người thân trong gia đình là đối tượng mà học sinh có kiểu khí chất này chia sẻ nhiều thứ 3; và cuối cùng là kiểu khí chất ưu tư.

Bạn thân là đối tượng chia sẻ nhiều nhất ở cả bốn kiểu khí chất, tuy nhiên các học sinh có kiểu khí chất khác nhau cũng có tỷ lệ lựa chọn đối tượng này khác nhau. So với các kiểu khí chất khác, học sinh có kiểu khí chất linh hoạt chia sẻ với bạn thân nhiều hơn, tiếp đến là kiểu khí chất bình thản, thứ 3 là kiểu khí chất nóng nảy và cuối cùng là kiểu khí chất ưu tư.

Về đối tượng là thầy cô, học sinh dù kiểu khí chất linh hoạt hay bình thản, nóng nảy hay ưu tư đều rất ít khi chia sẻ với giáo viên của họ. Tuy nhiên ở các kiểu khí chất khác nhau cũng có sự khác nhau, tỷ lệ học sinh chia sẻ nhiều nhất với thầy cô là các học sinh có kiểu khí chất bình thản, thứ 2 là kiểu khí chất linh hoạt, tiếp đến là kiểu khí chất nóng nảy và đặc biệt là kiểu khí chất ưu tư. Học sinh có kiểu khí chất ưu tư là kiểu chất ít chia sẻ với giáo viên nhất, đồng thời giáo viên cũng là đối tượng mà học sinh có kiểu khí chất này ít lựa chọn nhất trong các đối tượng học sinh có kiểu khí chất này chia sẻ.

Đối với đối tượng chia sẻ là người yêu. Người yêu là đối tượng được không ít học sinh THPT chia sẻ. Trong các kiểu khí chất, học sinh nóng nảy chia sẻ nhiều nhất, thứ 2 là kiểu khí chất linh hoạt, tiếp đến là kiểu khí chất ưu tư và cuối cùng là kiểu khí chất bình thản. Ngoài các đối tượng trên học sinh còn chia sẻ với một số đối tượng khác chẳng hạn như chat, online, anh chị em họ…

Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy khí chất không trực tiếp quyết định đến việc có hay không việc chia sẻ với người khác và việc lựa chọn đối tượng nào để chia sẻ khó khăn của mình nhưng nó gián tiếp ảnh hưởng đến việc xuất hiện với tỷ lệ nhiều hơn hay ít hơn giữa các kiểu khí chất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)