6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.5.1. Dấu hiệu về stress về mặt cơ thể
- Yếu tố cơ thể và bệnh lý liên quan: mệt mỏi, dẫn đến cao máu. Đổ mồ hôi, dẫn đến tim đặp nhanh. Chóng mặt, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đau cơ bắp, muốn ngất đi, dẫn đến cảm sốt. Mệt lả người, đau đầu, dẫn đến béo phì. 1.3.5.2. Dấu hiệu về mặt tâm lý
Những biến đổi về mặt sinh lý luôn luôn có quan hệ mật thiết và là cơ sở cho những biến đổi về mặt tâm lý ở con người và ngược lại. Tuy nhiên, mọi biểu hiện tâm lý không phải lúc nào cũng xuất phát từ những biến đổi sinh lý.
Biểu hiện của stress về mặt tâm lý được nhìn nhận, khai thác trên nhiều góc độ khác nhau. Có thể nói biểu hiện về mặt tâm lý của stress được thể hiện ở sự thay đổi hoạt động của các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý... Những thay đổi này thể hiện ra bên ngoài hay qua các thông số có thể đo được ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo cường độ, nhịp độ các tác nhân gây ra stress, phụ thuộc vào nhận thức, cách biểu hiện của chủ thể trước tác nhân. Cụ thể:
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải thường xuyên tương tác với môi trường xung quanh. Mỗi tương tác trong cuộc sống, dù tích cực hay tiêu cực, cũng đều để lại những ảnh hưởng nhất định đối với cảm xúc và thái độ hàng ngày của chúng ta. Tùy theo tính chất, cường độ, nhịp độ tác động của những
kích thích, tùy vào sức khỏe, tâm trạng, trạng thái tâm lý của mỗi người và mỗi hoàn cảnh mà con người có những phản ứng cảm xúc nhất định.
Các dấu hiệu xúc cảm của stress có thể bao gồm sự cáu bẳn thường xuyên, có cảm giác khó chịu, căng thẳng về tâm lý; biểu lộ cảm xúc quá mức cần thiết hoặc quá kích động trước những tình huống có tính chất đối kháng; buồn chán, mặc cảm tự ti, lãnh đạm và có cảm giác bi quan yếm thế; mất sự tự tin vào bản thân, thường than thân trách phận; có những biểu hiện lo âu, ám ảnh sợ. Những lo âu, ám ảnh sợ này hình thành trên nền một sự lo âu dai dẳng, xuất hiện những cơn lo lắng về nơi xảy ra tình huống stress (ở nơi làm việc hay ở gia đình). Các rối loạn này có khi mở rộng sang các lãnh vực khác nhau như sợ các phương tiện giao thông công cộng, sợ xung đột với cấp trên, với người thân, sợ giao tiếp, sợ bệnh tật,... trầm cảm, thiếu sinh khí, mất khả năng hài hước và khả năng tập trung vào công việc thường nhật thường đơn giản nhất.
- Về mặt nhận thức: Stress ở mức độ nhất định sẽ tạo ra sự thay đổi có lợi cho tư duy, trí nhớ, tưởng tượng... làm cho quá trình nhận thức diễn ra hiệu quả hơn. Stress sẽ làm tăng cường tính tích sực tư duy, đó là sự suy ngẫm hoàn chỉnh toàn bộ thông tin mà chủ thể có thể có, nhằm làm chủ tình huống gây ra stress. Tuy nhiên, nếu trường diễn kéo dài đến một mức độ nào đó thì lại xuất hiện tình trạng giảm tính tích cực tư duy, giảm hoặc mất trí nhớ. Cụ thể:
Yếu tố tư duy suy nghĩ: khó tập trung, lẫn lộn, nghi ngờ. Suy nghĩ chậm, nghi ngờ, hoang tưởng. Tự đổ lỗi và kết án bản thân, thấy mình dễ tổn thương.
+ Giảm rõ tư duy phê phán, phân phối chú ý không đầy đủ, giảm sút trí nhớ, quyết định thiếu chính xác, mất bình tĩnh, cáu gắt hay trơ lì...
+ Cảm giác, tri giác kém nhạy bén, tiếp thu thông tin chậm, nhìn nghe không rõ, cảm giác sai lệch, thiếu sự phối hợp giữa các cảm giác.
+ Rối loạn cảm giác vận động: Tư thế lúng túng, cứng nhắc, rối loạn hiệp đồng động tác...
- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, hay thức giấc và không có cảm giác hồi phục sau khi ngủ.
1.3.5.3. Dấu hiệu về hành vi
Hành vi có liên quan mật thiết với các trạng thái tâm lý của chủ thể được biểu hiện thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, lời nói, chữ viết, thao tác hành động,...
Tình huống stress có thể ức chế hoặc kích thích những hành vi của con người. Những rối loạn chức năng thích nghi của tập tính được biểu hiện ở những rối loạn hành vi. Những rối loạn hành vi này được tạo ra từ thái độ rút lui và tránh né các quan hệ xã hội hoặc ngược lại, từ những xung động, mất kiềm chế mà dẫn đến sự khó khăn trong giao tiếp ở nơi làm việc hay ở gia đình. Có người thay đổi về tính cách và làm cho người khác không còn nhận ra nhân cách của họ nữa, làm cho những người xung quanh băn khoăn, suy nghĩ về họ. Các rối loạn tập tính này lúc này chỉ gây khó khăn cho người bệnh, về sau nó phát triển, gây ra những tổn thất và làm trở ngại cho công việc của họ.
Nhiều người tìm cách giảm stress tạm thời bằng cách lao vào ăn uống, hút thuốc, uống rượu hoặc mua săm vô độ nhưng sau đó bản thân rượu, thuốc lại là chất gây lo âu, nên bắt buộc chủ thể cứ tăng dần liều sử dụng. Hành vi cứ như vậy lặp đi lặp lại, đưa chủ thể vào vòng xoắn đáng sợ của sự nghiện rượu và thuốc. Những tập tính nghiện rượu nghiện thuốc này không thể không ảnh hưởng tai hại đến quan hệ xã hội của chủ thể. Stress có thể biến người ít hút thuốc thành người hút thuốc lá liên tục, và biến một người chỉ uống rượu xã giao thành một người nghiện rượu thực sự. Bản thân họ cũng không nhận ra là mình đang lạm dụng quá mức. Còn đối với những người ý thức được thì lại thường có hành vi tự hủy hoại bản thân, tách mình khỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Ngoài các dấu hiệu trên, các yếu tố hành vi khác thường gặp như: khó ngủ, ăn không ngon. Nói năng không rõ ràng, nói liên tục về một sự việc. Hay tranh luận hoặc âm thầm rút lui. Uống thuốc an thần, tự tử.
Như vậy, stress không có biểu hiện đơn lẽ. Do đó, để nhận biết stress là một việc tương đối phức tạp. Điểm chung ở những người bị stress là sự hiện diện của một số các dấu hiệu có tính chất cảnh báo về mặt cơ thể, tâm lý và hành vi.
1.3.6. Ảnh hưởng của stress đối với con người
1.3.6.1. Ảnh hưởng tiêu cực
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress có ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt trong đời sống của con người. Tùy theo thời gian cũng như mức độ của stress mà stress có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe, thể chất và tâm lý của người bị stress.
+ Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh:
- Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm.v.v..
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực.v.v..
- Stress làm da xuất hiện nhiều dấu hiệu xấu, thậm chí các biểu hiện của bệnh tật, ví dụ như mụn sưng đỏ, phồng rộp lên hay là bệnh zona. Ngoài ra, stress còn khiến da bạn dễ bị mẩn ngứa, phát ban, chàm... hay các chứng bệnh về da có tính kinh niên, mãn tính rất khó chữa trị.
- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng...
- Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, giao hợp đau...
- Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...
- Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
1.3.6.2. Ảnh hưởng tích cực
Stress có ảnh hưởng xấu đến con người về nhiều mặt; tuy nhiên, không phải luôn luôn xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Do con người luôn sống trong môi trường có những tác nhân xâm phạm, đặc biệt, các tác nhân xâm phạm về mặt tinh thần, tâm lý. Chính nhờ stress mà ta có những phản ứng cần thiết để đối đầu với các tác nhân xâm phạm đó. Lấy ví dụ trong cuộc sống, mấy ai không từng bị khủng hoảng, khủng hoảng trong công việc làm ăn (như lãnh đạo một công ty có nguy cơ phá sản), trong học tập (sắp đến ngày thi mà còn nhiều bài vở học chưa xong thì đúng là khủng hoảng thật!), trong tình ái (chàng bị nàng gửi tuyệt tình thư sau thời gian rất đỗi mặn nồng...). Nhờ stress, ta có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress.
Stress còn có thể được xem như một như một động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển tinh thần hăng say và các năng lực thuần thục. Điều này được ẩn chứa trong những ý niệm về sự thử thách (challenge), đối tượng ủy thác (commitment) và sự hỗ trợ xã hội (social support). Những người được bảo vệ tránh stress quá mức có lẽ có nguy cơ cao bởi vì họ không thể phát triển được những kỹ năng ứng phó cần thiết trong đời sống hằng ngày (Murphy, 1979). “Thiếu stress” vì thế cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực (Frankenhaeuser, 1978). Stress có thể dẫn đến những hệ quả tích cực. Giải quyết thành công những đe dọa và thách thức sẽ đưa đến những cảm xúc tích cực, tạo nên những cảm giác về tính hữu dụng của bản thân và sức khỏe thể chất. Thứ hai, các hệ quả thích nghi là kết quả của một số yếu tố đi kèm theo
tình trạng stress. Sẽ là sai lầm khi thay thế lý thuyết về mầm mống sinh-y học gây ra bệnh tật bằng quan niệm cho rằng stress là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất giúp thích nghi về thể chất và tâm lý - xã hội. Để xử lý stress, mà chỉ tạo nên một lý thuyết về mầm mống tâm lý - xã hội, thì cũng sẽ không hoàn hảo giống như chỉ dựa vào một lý thuyết về sinh - y học vậy. Chúng ta sẽ xem xét những phương thức mà stress có thể ảnh hưởng đến sự thích nghi về sinh lý.
I. Levi và H. Selye từng nói “Cuộc sống không thể thiếu stress, nếu không có nó thì có thể dẫn tới cái chết, stress là một chất muối làm cho cuộc đời thêm ý vị, thiếu nó không không có cuộc sống. Cuộc sống không có stress sẽ chẳng có thách thức gì, chẳng có trở ngại nào phải vượt qua, chẳng có địa hạt mới đẻ chiếm lĩnh, chẳng có lý do gì để trau dồi trí tuệ hoặc nâng cao năng lực. nhưng điều tai hại gây chết người là trong nhiều tình huống, nó buộc ta xài quá mạnh”.
Như vậy, stress là động lực của sự phát triển tâm lý người. Chính ảnh hưởng của stress làm cho nhân cách, tâm lý con người phát triển ngày càng hoàn thiện hơn
Tóm lại, stress có ảnh xấu đến nhiều mặt của con người: thể chất, sức khỏe, tâm lý,… thậm chí stress có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị stress. Tuy nhiên, không thể vì thế mà quên đi tính tích cực của stress. Chính stress làm cho cuộc sống của con người thêm ý vị và ý nghĩa hơn, và cũng nhờ stress mà nhân cách, tâm lý của con người hình thành và phát triển hoàn thiện hơn.
1.3.7. Cách phòng và điều trị stress
1.3.7.1. Các cách phòng ngừa stress
Trong suốt cuộc đời mỗi chúng ta, có lúc phải đối diện với các tình huống hết sức khó khăn, thậm chí xung đột, có thể hoặc không tiên đoán trước được khả năng xảy ra. Hầu hết các khó khăn trong cuộc sống đều có thể chế ngự được.
Với các tình huống trên, có thể chế ngự với các giải pháp giúp phòng bệnh hữu hiệu như: Hài ước, kế hoạch hóa trong học tập và công tác, rèn luyện nhân cách, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người – người, chơi thể thao, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, nghỉ giải lao và thư giãn, tiếp xúc xã hội… và quan trọng là suy nghĩ tích cực
1.3.7.2. Các cách tiếp cận trong điều trị stress
* Cách tiếp cận trong điều trị stress bằng liệu pháp tâm lý
- Các liệu pháp tập tính
Trong một số tình huống stress lặp đi lặp đi lặp lại, các biểu hiện của stress kéo dài có thể giải thuyết bằng lý thuyết phản xạ có điều kiện thực thi. Bệnh nhân, khi phải đương đầu với một tình huống stress làm cho con người bị mất ổn định, sẽ có những phản ứng cảm xúc và hành vi né tránh, những biểu hiện này tự duy trì ngay cả sa.
Liệu pháp tập tính bao gồm: Việc đánh giá các rối loạn chức năng và đề xuất mục tiêu, phương pháp điều trị các rối lọan chức năng này. Có hai liệu pháp chính là: Giải tỏa cảm ứng một cách có hệ thống và liệu pháp học tập xã hội (học tập cách đối phó với tình huống tương tự như stress hoặc đối phó với tình huống stress tưởng tượng như thật). Đối với những người có nguy cơ khó thích nghi với các tình huống hàng ngày, nhưng lại có biểu hiện của stress bệnh lý, chúng ta có thể giúp họ lựa chọn hai cách điều trị sau đây: Hoặc là sắp xếp lại thời gian để sử dụng một cách hiệu quả hơn hoặc dựa vào kết quả kiểm tra cảm xúc mà khẳng định lại bản thân mình .
+ Phương pháp điều chỉnh lối sống: Những bệnh nhân không biết sử dụng thời gian một cách hợp lý sẽ khó thích nghi với các tình huống stress, cần làm cho họ ý thức rõ rệt về lợi ích của việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, sử dụng hài hòa, cân bằng thời gian dành cho việc thư giãn, chơi thể thao và thời gian dành cho công việc, nghề nghiệp. Các tập tính ăn uống cũng cần phải thích hợp, tránh làm tăng trọng lượng cơ thể một cách quá mức.
+ Khẳng định bản thân: Những thái độ khẳng định bản thân sẽ thích hợp với tình huống stress và giúp cho bệnh nhân làm chủ được tình cảm, những thái độ thụ động, thù địch thường gây ra những phản ứng không thích hợp và quá mức. Luyện tập cho bệnh nhân đối phó với các tình huống stress, bằng cách đưa họ vào những tình huống stress có cường độ tăng dần và thay đổi vai trò của họ từ bệnh nhân thành những người tham gia điều trị.
- Liệu pháp nhận thức: Mục tiêu của liệu pháp là điều chỉnh lại những nhận thức khác nhau giúp cho người bệnh tiến bộ trong cách xử lý các thông tin trước một tình huống stress, để quá trình thích nghi của họ được tốt hơn. Nhờ khả năng thích nghi tốt hơn này mà chủ thể tăng cường khả năng đối phó của mình với các tình huống stress.
- Phương pháp tiếp cận cơ thể: Một trong những biểu hiện quan trọng của bệnh lý stress về cơ thể là rối loạn thần kinh thực vật và căng thẳng cơ bắp. Các liệu pháp cơ thể chủ yếu nhằm điều trị hai loại rối loạn này.
+ Liệu pháp luyện tập tự sinh của Schultz: Bệnh nhân ở tư thế nằm, tập trung suy nghĩ về những phần cơ thể được giãn cơ thoải mái. Lời hướng dẫn là những câu ám thị để bệnh nhân luyện tập và có những cảm giác như: tay phải nóng lên, chân phải rất nặng hoặc tim đập chậm, rất chậm... Thầy thuốc có thể hướng dẫn người bệnh qua băng ghi âm, ghi hình...
Bệnh nhân sẽ có được khả năng tự thư giãn sau nhiều tháng luyện tập đều đặn (mỗi tuần luyện tập ít nhất một lần). Kỹ thuật này được chỉ định cho những bệnh nhân chịu ám thị hoặc tự ám thị ở mức độ trung bình. Quá trình cảnh tỉnh sẽ giúp họ luyện tập và đạt được một kết quả thư giãn vừa phải.
+ Liệu pháp thư giãn cơ bắp dần dần: Mục đích của liệu pháp là làm cho chủ thể có được một sự thư giãn mà trong đó chủ thể làm chủ được mình và