Khái niệm liên hệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 52 - 55)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.1.Khái niệm liên hệ

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, liên hệ là sự liên quan chặt chẽ với nhau.

1.4.2. Cơ sở lý luận mối liên hệ giữa khí chất và stress

Mối quan hệ giữa khí chất và stress là một vấn đề tương đối mới không chỉ ở nước ta mà ở cả nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Chìa khóa để tìm hiểu vấn đề này, đầu tiên phải kể đến là các nghiên cứu của Alexander Thomas và Stella Chess (1977), trên cơ sở nghiên cứu tính khí của trẻ, họ phân loại tính khí thành 3 kiểu ở trẻ nhỏ:

- Trẻ khó chịu: là trẻ hay quấy khóc, thất thường trong thói quen ăn uống và ngủ, dễ nổi giận, khó dỗ dành.

- Trẻ dễ chịu: là trẻ biểu lộ cảm xúc tích cực, phản ứng một cách nhẹ nhàng với sự khó chịu, dễ dàng dỗ dành.

- Trẻ chậm khởi động: Hay còn gọi là trẻ e thẹn, các trẻ này có mức hoạt động thấp, vào lúc bắt đầu, trẻ có thể có phản ứng tiêu cực với kích thích mới hoặc với thay đổi nhưng sau đó trẻ có vẻ như đáp ứng giống như trẻ dễ chịu.

Một trong những đóng góp có giá trị nhất của Chess và Thomas cho sự hiểu biết về tâm bệnh học phát triển là quan sát của họ về các đặc điểm tính khí nếu riêng nó không quyết định được kết quả của trẻ, thay vào đó là mức phù hợp giữa trẻ và môi trường sẽ quyết định một quá trình phát triển khoẻ mạnh hay bệnh lý.

Chess và Thomas bị đánh động bởi sự khác biệt của mỗi cá nhân trong mẫu nghiên cứu dọc của họ: Một số trẻ có biểu hiện hằng định trong quá trình phát triển từ tuổi nhũ nhi cho đến tuổi trưởng thành, trong khi đó những cá thể khác lại có biểu hiện hoàn toàn khác biệt so với giai đoạn khởi đầu. Họ đề ra một giải thích được gọi là mức độ phù hợp tốt: Sự ăn khớp giữa kiểu tính khí của trẻ và môi trường đặt lên trẻ. Khi những mong đợi, đòi hỏi và cơ hội từ môi trường ăn khớp với tính khí của cá thể, trẻ có khả năng làm chủ được những thử thách từ môi trường một cách có hiệu quả. Khi có một sự kém phù hợp xảy ra, các đòi hỏi từ môi trường quá mức khả năng của trẻ, các stress xảy ra sau đó dẫn đến một quá trình phát triển không khoẻ mạnh. Chess và Thomas trình bày rằng: Sự phù hợp tốt không hàm ý rằng không có stress hay xung đột xảy ra: hoàn toàn trái ngược lại, stress và xung đột không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển khi mà những mong đợi mới và các đòi hỏi ở mức cao hơn về mặt chức năng xảy ra vào lúc trẻ lớn hơn. Các đòi hỏi, stress, và những xung đột khi chúng tương xứng với tiềm năng phát triển và khả năng kiểm soát của trẻ sẽ được xây dựng tiếp theo sau đó. Vấn đề liên quan

đến xáo trộn chức năng là do stress quá mức từ sự kém phù hợp giữa đòi hỏi của môi trường và khả năng của trẻ ở một giai đoạn phát triển nào.

Các nhà nghiên cứu khác về tính khí như Capsi, phân loại tính khí của trẻ thành các loại: phụ thuộc, tính khí bệnh lý hay e thẹn. Những nghiên cứu cho thấy rằng có sự tiếp diễn rõ ràng của những kiểu tính khí cũng như có sự khác biệt một cách thú vị về giới tính đối với kết quả về sau của những người trưởng thành

Sau này, Capsi và cộng sự theo dõi một mẫu trẻ gồm hơn 900 trẻ từ 3 tuổi cho đến 21 tuổi, họ xác định được 5 kiểu tính khí: điều chỉnh tốt, dè dặt, tự tin, ức chế, và kém kiểm soát. Trong 3 kiểu đầu, các đối tượng có biểu hiện các hành vi quan hệ với người khác với sự điều chỉnh tốt. Trẻ có tính khí ức chế, phát triển thành người trưởng thành có mức độ trải nghiệm về trợ giúp xã hội thấp hơn những người khác nhưng vẫn có mối liên hệ thích nghi với bạn tình và đồng nghiệp. Trẻ kém kiểm soát có biểu hiện các vấn đề về điều chỉnh rõ rệt trong các mối quan hệ ở tuổi trưởng thành so với dối tương khác.

Gần đây, nghiên cứu của Rothbart và cộng sự (2000) lượng giá một số lãnh vực về tính khí như: đáp ứng tích cực, sợ hãi, bất toại, thời gian chú ý, tiếp cận với kích thích mới, mức độ hoạt động. Họ thấy rằng có một sự tiếp diễn về một số các đặc tính bao gồm sợ hãi, nản lòng, bất toại và tiếp cận trong một thời kỳ 7 năm.Những sợ hãi ở trẻ nhũ nhi là dự báo về lo âu ở tuổi đến trường, bất toại và giận dữ liên quan đến các vấn đề về hành vi theo kiểu gây hấn và lo âu.

Vì thế, tính khí cung cấp một bẩm tố sinh học qua đó môi trường hoạt động để làm nhẹ đi hay tạo tiềm năng để phát triển thành tâm bệnh lý. (nguồn http://www.tamlyhocthankinh.com/tam-benh-ly/cac-hoc-thuyet-tam-ly)

Nhìn chung, các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nói trên tuy không phân loại khí chất giống như phân loại thông thường (theo cách phân loại của Páplốp) và cũng chỉ tập trung nghiên cứu của trẻ em. Tuy nhiên, từ các nghiên cứu trên cho ta thấy rằng khí chất dù ít hay nhiều cũng có mối quan hệ với

tâm bệnh học nói chung và stress nói riêng và đó cũng là cơ sở để tôi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ của khí chất và stress.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 52 - 55)