Mối liên hệ giữa các kiểu khí chất hướng nội và hướng ngoạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 71 - 72)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1. Mối liên hệ giữa các kiểu khí chất hướng nội và hướng ngoạ

Giá trị tương quan của hai trắc nghiệm tính được là 0,628 đây là hệ số tương quan rất đáng tin cậy. Nó cho ta thấy mối quan hệ chặt chẽ của điểm số từ kết quả hai trắc nghiệm 2 và 3 được sử dụng trong đề tài và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 3.1 Mối liên hệ giữa các kiểu khí chất hướng nội và hướng ngoại với mức độ stress của học sinh THPT Hà Huy Tập

1 1 .7 8 .8 1 0 .1 3 7 .7 3 1 .4 3 4 .1 3 8 .9 4 4 .1 4 1 .9 1 1 .7 1 5 .7 1 3 .9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Hướng ngoại Hướng nội Chung

Không có stress Stress nhẹ Stress vừa Stress nặng

Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ học sinh có dấu hiệu stress của học THPT hiện nay đang thực sự đáng báo động. Qua điều tra kết quả cho thấy chỉ có 10,1% học sinh không bị stress; còn lại 89,9% học sinh trong tổng số học sinh được điều tra bị stress ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, trong đó có 31,4% học sinh bị stress nhẹ, 44,1% học sinh bị stress trung bình và 13,9% học sinh bị stress nặng. Đây là một con số vô cùng lớn nếu như

không có biện pháp hữu hiệu sẽ để lạ nhiều tác dộng không nhỏ đối với chính các em cũng như gia đình và xã hội.

Có sự chênh lệch về mức độ stress giữa các kiểu khí chất hướng ngoại (linh hoạt và nóng nảy) và các kiểu khí chất hướng nội (bình thản và ưu tư). Học sinh có các kiểu khi chất hướng ngoại có tỷ lệ học sinh không bị stress và stress nhẹ thấp hơn học sinh có các kiểu khí chất hướng nội. Ở kiểu khí chất hướng ngoại có 11,7% học sinh không bị stress và 37,7% học sinh bị stress ở mức độ nhẹ trong khi tỷ lệ này ở học sinh có kiểu khí chất hướng nội là 10,1% không bị stress và 31,4% bị stress ở mức độ nhẹ trong tổng số học sinh có cùng kiểu khí hướng nội được điều tra.

Học sinh có kiểu khí chất hướng ngoại cũng có tỷ lệ stress trung bình và nặng thấp hơn cụ thể như sau: Ở kiểu khí chất hướng ngoại có 38,9 % bị stress trung bình và 11,7% học sinh thuộc các kiểu khí chất hướng ngoại được điều tra bị stress nặng, trong khi đó tỷ lệ bị stress trung bình và nặng thuộc các kiểu khí chất hướng nội lần lượt là 44,1% và 15,7% trong tổng số học sinh thuộc các kiểu khí chất hướng nội được điều tra.

Như vậy, stress đang là một vấn đề báo động hiện nay ở lứa tuổi học sinh THPT hiện nay, dù thuộc các kiểu khí chất hướng nội hay hướng ngoại nào đi nữa đều nguy cơ bị stress. Tuy nhiên, ở các kiểu khí chất khác nhau thì tỷ lệ stress cũng chênh lệch nhất định. Điều đó nói lên rằng, khí chất có mối liện hệ nhất định đối với mức độ stress của con người nhưng đó không phải là yếu tố quyết định đến việc có hay không bị stress (kiểu khí chất nào cũng đều có thể bị stress), điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)