Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình bị stress

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 92 - 101)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.8. Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình bị stress

Chúng tôi chọn nghiên cứu một trường hợp điển hình bị stress.

- Thực trạng biểu hiện: Em H.T.T, nữ (18 tuổi) học lớp 12B1 quê ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Quan sát biểu hiện trên khuôn mặt và cử chỉ của em chúng tôi thấy một số biểu hiện sau: những lúc vào lớp em luôn ngồi ở phía trong cùng của bàn thứ 4 từ dưới lớp lên và rất ít nói chuyện với các bạn khác. Đôi mắt em có vẻ mệt mỏi, sắc mặt buồn bã, giọng nói mệt mỏi, tay chân lúng túng khi trò chuyện, trong giờ học thỉnh thoảng úp mặt vào bàn.

Kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra, H thuộc kiểu khí chất ưu tư và bị stress nặng. Qua trò chuyện với H cùng với các bạn trong lớp được biết H học tương đối khá nhưng gần đây kết quả học tập sa sút, H học tốt các môn Văn, Sử, Địa nhưng em lại học tương đối kém các môn khối A, nhất là môn Toán. Hiện em rất lo lắng cho việc có vượt qua kỳ thi tốt nghiệp sắp tới hay không và cũng đang đấu tranh tư tưởng rất lớn trong việc chọn ngành học cũng như trường để làm hồ sơ tuyển sinh Đại học và Cao đẳng. H tâm sự “sự kỳ vọng của cha mẹ cũng như anh chị vào em rất lớn và em thực sự cảm thấy nhiều lúc rất căng thẳng và khó chịu”, hơn nữa em học lớp chọn ban C nên áp lực cũng rất lớn, “em rất sợ bị thi trượt tốt nghiệp cũng như thi trượt Đại học vì như thế

sẽ làm phụ lòng cha mẹ, anh chị cũng như thầy cô giáo, em sợ bị bạn bè và hàng xóm cười”, em còn bảo gần đây em thường bị chóng mặt, đau đầu, tức ngực và không muốn làm gì cả. Em thường học rất khuya, thường thì 11 giờ mới ngủ, có hôm lại hơn, sáng lại phải dậy để ôn bài và đi học sớm vì nhà tương đối xa so với trường. Khi được hỏi khi căng thẳng H thường làm gì thì H bảo em thường nghe nhạc hoặc xem ti vi, H rất hiếm khi chia sẻ với ai và thường để trong lòng, và cũng thường giấu cha mẹ vì không muốn cha mẹ buồn và lo lắng thêm cho mình.

Như vậy, nguyên nhân stress của H đó chính là do áp lực từ việc học tập và thi cử, sự kỳ vọng của cha mẹ và người thân quá lớn, kết quả học tập gần đây bị sa sút và lo lắng cho công việc trong tương lai cũng như kỳ thi sắp tới, thiếu phương pháp học tập.

Về cách ứng phó với stress thì H thiếu kỷ năng ứng phó với stress thường giữ trong lòng, ít khi chia sẽ hay trò chuyện với ai, thường giấu bố mẹ lại lo lắng bố mẹ lo cho mình, suy nghĩ tiêu cực (sợ hàng xóm và bạn bè chê cười vì không thi đỗ tốt nghiệp và Đại học).

Thông qua gặp gỡ và trò chuyện, tôi đã tiến hành các bước cụ thể như sau: Đầu tiên, là tiến hành xác định kiểu khí chất và mức độ stress của T. Sau đó, tiến hành xử lý số liệu và thu thập thông tin về T.

Sau đó, thông qua giáo viên chủ nhiệm tôi gặp T và tiếp tục cho T thử lại phiếu hỏi và kết quả của các phiếu điều tra vẫn như ban đầu.

Tôi đã giúp T liệt kê các biểu hiện stress, sau đó giúp T tự nhận thức vấn đề của mình, vạch rõ nguyên nhân gây stress của T hiện nay như ở phần trên. Tiếp đến, giúp T liệt kê những việc làm mình thích nhất và ghét nhất của mình, để có cách ứng phó phù hợp.

Trong buổi họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức, tôi đã trò chuyện trực tiếp với bố của T. Qua đó, tôi giúp gia đình hiểu rằng kết quả học tập của con cái phụ thuộc một phần đáng kể vào những tác động, cách đối xử và mối quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ không nên không nên kỳ vọng quá

nhiều vào con cái, động viên khuyến khích và giúp đỡ T vượt qua khó khăn và ứng xử phù hợp khi con bị stress. Đặt mình vào vị trí của con để hiểu những nguyện vọng và mong muốn của con mình, để hiểu và giúp đỡ con cho con niềm tin tưởng. Đây chính là nhân tố giúp T giải tỏa stress và đồng thời giúp cho việc học của em đạt hiệu quả hơn.

Kết quả, T đã bớt căng thẳng hơn trước. T đang trong giai đoạn ôn thi tốt nghiệp và Đại học, cộng với việc T bị stress ở mức độ nặng nên cũng là một khó khăn. Do đó, dù nhận thức được vấn đề của mình nhưng kết quả cũng chỉ dừng lại ở mức thuyên giảm.

Kết luận chương 3

Nghiên cứu thực tiễn mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Kiểu khí chất có mối liên hệ với stress về nhiều mặt: mức độ stress, nguyên nhân, biểu hiện, và cách ứng phó với stress…

- Mỗi kiểu khí chất chịu sự tác động khác nhau từ nhiều phía áp lực học tập và thi cử, sự kỳ vọng của bố mẹ và người thân, quan hệ trong gia đình, quan hệ với bạn bè là những nguyên nhân gây stress chủ yếu hiện nay. Ở mỗi kiểu khí chất khác nhau thì sự tác động của chúng cũng khác nhau, có kiểu nguyên nhân này nhiều hơn, có kiểu thì lại ít hơn.

- Stress biểu hiện ở các kiểu khí chất khác nhau, có kiểu khí chất thì có thể biểu hiện nào đó thường dễ gặp phải hơn các kiểu khí chất khác và ngược lại, tuy sự xuất hiện nhiều ít khác nhau nhưng có một số biểu hiện thường thấy ở cả 4 kiểu khí chất là vả mồ hôi, tay run, căng thẳng, trí nhớ giảm sút, hứng thú học tập giảm sút…

- Các kiểu khí chất khác nhau thì cũng có sự chênh lệch nhất định trong cách ứng phó với stress, các kiểu khí chất nóng nảy và ưu tư thường phản ứng tiêu cực với stress hơn so với kiểu khí chất linh hoạt và bình thản.

- Các học sinh có các kiểu khí chất khác nhau tỷ lệ chia sẻ với người khác và đối tượng chia sẻ có sự chênh lệch ở các kiểu khí chất.

- Các tác động của phụ huynh đối với học sinh có các kiểu khí chất khác nhau có sự khác nhau và khi bị stress học sinh có các kiểu khí chất khác nhau cũng mong muốn khác nhau tương đối

Như vậy khí chất và stress có mối liên hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Khí chất có ảnh hưởng đến stress nhưng kiểu khí chất có vai trò quan trọng nhưng không quyết định đến stress hay không, cũng như mức độ stress của chủ thể.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Stress là một tất yếu của con người mọi thời đại, mọi lứa tuổi; bởi vậy dù muốn hay không muốn chúng ta phải học cách sống chung với nó. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đã có sự phát triển về nhiều mặt cả sinh lý lẫn tâm lý, là thời kỳ tự xác định về mặt xã hội, tích cự tham gia vào cuộc sống lao động, học tập để chuẩn bị cho tương lai. Những thách thức và khó khăn của học tập cũng như cuộc sống là không thể tránh khỏi và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm sinh lý của các em.

Khí chất là một thuộc tính phức hợp của các nhân, bất kỳ khí chất nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng, và đều có ích cho xã hôi, mỗi khí chất lại đòi hỏi những con đường và những phương thức hình thành riêng. Các kiểu khí chất ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thích nghi của cá nhân trong quá trình sống, và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đối phó với những tác động của môi trường đối với bản thân.

Vì vậy nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh THPT để từ đó đề ra những biện pháp tác động hợp lý để có thể làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực của stress đối với từng loại khí chất là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Vấn đề stress và khí chất đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress là một vấn đề tương đối mới mẻ cả trên thế giới lẫn ở nước ta hiện nay.

Stress nảy sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau: Có thể là do những nguyên nhân chủ quan từ bản thân chủ thể như đặc điểm nhân cách, yếu tố sức khoẻ, tâm lý cá nhân (ý chí, nhu cầu, nhận thức kinh nghiệm…) hay do

các nguyên nhân khách quan (tiếng ồn, sự phát triển mạnh mẻ của xã hội, áp lực học tập công việc, quan hệ xã hội quan hệ gia đình…).

Stress tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau: Báo động, thích nghi, suy kiệt. Mỗi giai đoạn stress sẽ có những tác động nhất định và ảnh hưởng tới hoạt động của chủ thể có thể là tích cực hay tiêu cực.

Stress có những mặt tích cực nhất định nhưng nó cũng có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người về nhiều mặt như: Gây rối loạn các quá trình sinh lý sinh hóa trong cơ thể, gây ra tâm lý mệt mỏi, làm cho các quá trình tư duy, chú ý, ghi nhớ chậm lại kém hiệu quả...

1.2. Về thực tiễn

Nghiên cứu thực trạng stress ở trường THPT Hà Huy Tập:

Qua điều tra thực trạng stress của học sinh THPT hiện nay đang thực sự đáng báo động và khí chất – stress có mối liên hệ nhất định với nhau.

Học sinh có kiểu khí chất ưu tư có tỷ lệ stress nhiều nhất và cũng có tỷ lệ học sinh bị stress nặng cao nhất so với các kiểu khí chất khác, sau đó là học sinh có kiểu khí chất nóng nảy, thứ 3 là học sinh có kiểu khí chất linh hoạt và cuối cùng là học sinh có kiểu khí chất bình thản.

Stress ở học sinh khối 10 và khối 12, giữa nữ và nam có cùng một kiểu khí chất sự chênh lệch nhau về mức độ stress tương đối rõ, học sinh khối 10 ít bị stress hơn học sinh khối 12, học sinh nam ít bị stress hơn học sinh nữ.

+ Nguyên nhân gây stress ở các kiểu khí chất rất đa dạng, nhưng chủ yếu ở cả 4 kiểu khí chất là do hoạt động học tập, thi cử, lo lắng công việc trong tương lai, sự kỳ vọng của bố mẹ và người thân, quan hệ với bố mẹ và bạn bè. Ở các kiểu khí chất khác nhau có tỷ lệ stress xuất phát từ nguyên nhân nào đó nhiều hơn hoặc ít hơn kiểu khí chất kia.

+ Các biểu hiện stress ở các kiểu khí chất khác nhau tương đối giống nhau. Tuy nhiên, tùy theo từng biểu hiện kiểu khí chất này xuất hiện nhiều, kiểu khí chất khác lại xuất hiện ít hơn. Các biểu hiện phổ biến ở cả bốn kiểu khí chất

của học sinh là trí nhớ giảm sút, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ,... điều đó đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống và kết quả học tập của học sinh.

+ Học sinh có kiểu khí chất khác nhau có sự chênh lệch nhất định trong việc lựa chọn cách ứng phó với stress. Các học sinh có kiểu khí chất nóng nảy và ưu tư thường phản ứng tiêu cực với stress nhiều hơn các học sinh có kiểu khí chất linh hoạt và bình thản, đặc biệt là kiểu khí chất ưu tư.

2. Khuyến nghị

2.1. Về phía nhà trường

Đối với học sinh có kiểu khí chất linh hoạt cần rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại. Khi giao việc, cần yêu cầu cao và đôn đốc, kiểm tra thường xuyên. Khi học sinh mắc sai lầm cần thẳng thắn phê bình.

Đối với kiểu khí chất nóng nảy, trong học tập cần đưa các em vào các hoạt động có tính kiên trì, bền bỉ. Khi học sinh học sinh mắc sai lầm, cần tránh những lời nhận xét gay gắt, nặng nề, giáo dục bằng tình cảm là chính. Trong học tập nên đôn đốc nhắc nhở thường xuyên.

Đối với kiểu khí chất bình thản, cần đưa các em vào các hoạt động tập thể có tính chất động để trung hoặc chậm chạp. Khi thay đổi giờ học cần báo trước, tránh đột ngột ảnh hưởng đến tiếp thu bài.

Đối với kiểu khí chất ưu tư, cần biết khích lệ, động viên các em dù là thành tích nhỏ. Khi nhận xét đánh giá cần nhấn mạnh đến ưu điểm, vạch rõ triển vọng tương lai, giáo dục tính quả quyết, mạnh dạn trong công việc, đưa các em vào các hoạt động sôi nổi.

Ngoài các biện pháp riêng cho từng loại khí chất trên, các biện pháp chung cho cả bốn loại khí chất trên là:

Nhà trường cần có sự cân bằng hợp lý trong việc sắp xếp thời gian học tập cho học sinh trong và ngoài giờ học chính thức. Nhà trường cần có những định hướng nhất định trong việc giúp học sinh xác định mục đích môn học của mình cho tương lai của bản thân.

Nhà trường nên có các buổi học hướng nghiệp để giúp học sinh không còn quá khó khăn khi chọn trường chọn nghề cho mình và chon trường phù hợp với tính cách cũng như kiểu khí chất của mình nhằm giảm thiểu các tác nhân gây stress ở hócinh sau này.

Nên tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi cách học, kinh nghiệm học tốt cho học sinh để các em có phương pháp học hiệu quả, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Nhà trường cần tăng cường các tập thể vui chơi lành mạnh bổ ích bằng những hoạt động giải trí giảm bớt sự căng thẳng, các biện pháp phải được tôt chức đa dạng các hoạt động khác nhau không chỉ thu hút rộng rãi các em có các kiểu khí chất khác nhau..

Tổ chức các hoạt động tập thể ngoại khóa để học sinh có thể tham gia hòa đồng với các nhóm bạn bè tìm kiếm sự đồng cảm và chia sẻ những vấn đề trong học tập cũng như cuộc sống.

Nhà trường cũng nên triển khai các hoạt động tham vấn trong nhà trường để kịp thời đưa ra những định hướng khuyên bảo cho thanh thiếu niên giúp cho thanh thiếu niên hiểu được tính cách, kiểu khí chất của mình biết được điểm mạnh yếu của mình và hiểu được ý nghĩa đích thực của cuộc sống môi trường xã hội.

2.2. Về phía học sinh

Cần phải hiểu và biết được đâu là mặt mạnh, mặt yếu của mình, không ngừng học tập trau dồi kiến thức – kỷ năng hoàn thiện bản thân, phát huy mặt mạnh của mình khắc phục mặt yếu của mình chẳng hạn như: Đối với kiểu khí chất linh hoạt thì cần phải tham gia các hoạt động đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ để rèn luyện cho mình những đức tính cần thiết đó. Đối với học sinh có khí chất nóng nảy phải cố gắng kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định làm một việc gì đó, không nên hấp tấp vội vàng, thiếu kiềm chế bản thân. Tham gia các hoạt động đòi hỏi tính kiên trì nhẫn nại cao. Đối với kiểu khí chất bình thản cần tham gia vào các hoạt động tập thể, sôi động, tăng

cường giao tiếp với mọi người. Đối với kiểu khí chất ưu tư thì cần phải suy nghĩ tích cực, đọc tài liệu nhiều lần để khắc phục những khó khăn trong học tâp, tham gia các hoạt động tập thể, mạnh dạn thể hiện bản thân trước đám đông…

Cần nắm vững thời khóa biểu học tập của mình và xây dựng thời gian biểu khoa học để có sự phân bố thời gian hợp lý cho các môn học, và có thời gian học tập lao động vui chơi giải trí hợp lý. Có kế hoạch ôn thi rõ ràng cụ thể khoa học để tránh stress.

Tránh những hình thức vui chơi giải trí không lành mạnh vì có thể làm tăng thêm khả năng tạo ra stress ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, người thân và thầy cô giáo, cũng như các mối quan hệ khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)