6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.3.3. Đặc điểm tình cảm của học sinhTHPT
Lứa tuổi này yếu tố đạo đức tình cảm cũng hình thành mạnh mẽ. Thế giới tình cảm của thanh niên nói chung và học sinh phổ thông trung học nói riêng rất đa dạng. Nổi bật ở lứa tuổi này là quan hệ tình cảm gia đình, tình bạn và tình yêu nam nữ.
- Quan hệ tình cảm gia đình: Gia đình có ảnh hưởng đến sự phấn đấu, sự phát triển nhân cách của học sinh. Do ảnh hưởng giáo dục gia đình và sự trợ giúp của gia đình về các mặt mà đời sống tình cảm của các em phát triển đến mức độ cao.
- Quan hệ bạn bè: Ở lứa tuổi này sự giao lưu bạn bè và nhóm bạn thân giữ vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của các em. Tình bạn sâu sắc bền vững và ổn định hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Đối với các em, bạn bè trở thành chỗ dựa tinh thần hết sức quan trọng, là chỗ thổ lộ tâm tình, những vướng mắc thầm kín trong cuộc sống. Những lời khuyên của bạn nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề quan trọng của các em.
- Quan hệ với bạn khác giới: Tình yêu nam nữ xuất hiện, phát triển từ quan hệ thân thiết trong tình bạn. Tình cảm lúc này thường mang tính lãng mạn mơ mộng. Trong giáo dục gia đình và nhà trường cũng cần giáo dục cho các em những kiến thức về giới tính, gia đình tình bạn và tình yêu.
Ở lứa tuổi này các em thường mơ mộng, các em muốn tìm cho mình những thần tượng trong lĩnh vực nghệ thuật và thể thao như những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, siêu sao bóng đá, những người hùng,... để lấy đó là tấm gương noi theo. Nhà trường và gia đình cũng cần hướng cho các em đến những con người cụ thể gần gũi với các em để lấy đó làm tấm gương sáng trong học tập và cuộc sống.
- Sự phát triển của ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. Khác với tuổi nhi đồng và tuổi thiếu niên, học sinh THPT là những người đang học lớp cuối cấp của hện thống giáo dục phổ thông. Với học sinh 12 những câu hỏi: Học Đại học hay học nghề gì? Vào trường đại học nào?... là những câu hỏi thường xuyên làm họ bận tâm, vì việc chọn nghề có liên quan đến toàn bộ kế hoạch đường đời của họ, nên yếu tố chọn nghề ở học sinh THPT có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp, cấp bách. Ý thức nghề nghiệp và lựa chọn kế hoạch sống tương lai của học sinh THPT cũng bị quy định và tri phối bởi xu hướng của nền kinh tế, xã hội ở từng thời kỳ và sự phát triển của đất nước.