6. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2. Mối liên hệ giữa khí chất và nguyên nhân gây ra stress của học
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khí chất và nguyên nhân gây stress của học sinh THPT Hà Huy Tập
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 nn1 nn2 nn3 nn4 nn6 nn7 nn8 nn9 nn10
Linh hoạt Nóng nảy Bình thản Ưu tư
Nhìn vào biểu đồ 3.5 ta thấy, không có sự khác biệt nào về nguyên nhân gây ra stress của học sinh có các kiểu khí chất khác nhau hiện nay. Nhìn chung nguyên nhân gây stress chủ yếu của học sinh THPT ở các kiểu khí chất khác nhau đều do rất nhiều nguyên nhân như áp lực học tập và thi cử, sự kỳ vọng, lo lắng nghề nghiệp trong tương lai, gia đình… Tuy nhiên ở các kiểu khí chất khác nhau có tỷ lệ % ở các nguyên nhân gây stress cũng khác nhau.
Tuỳ theo từng nguyên nhân mà ở mỗi kiểu khí chất có tỷ lệ học sinh bị stress nhiều hơn hay ít hơn kiểu khí chất còn lại, chẳng hạn như:
Ở nguyên nhân thứ nhất – áp lực học tập và thi cử, đây là nguyên nhân gây stress phổ biến nhất của học sinh THPT hiện nay ở cả bốn kiểu khí chất: linh hoạt, nóng nảy, bình thản và ưu tư. Trong số học sinh, học sinh có kiểu khí chất nóng nảy có tỷ lệ bị stress xuất từ nguyên nhân này nhiều hơn so với học sinh có các kiểu khí chất còn lại, sau đó là kiểu khí chất ưu tư, tiếp đến là kiểu khí chất bình thản và cuối cùng là kiểu khí chất nóng nảy.
Ở nguyên nhân số 2, học sinh có kiểu khí chất ưu tư lại có tỷ lệ học sinh bị stress từ nguyên này nhiều hơn so với các học sinh có các kiểu khí chất khác, sau đó là đến kiểu khí chất linh hoạt, đến kiểu khí chất nóng nảy và học sinh có kiểu khí chất bình thản có tỷ lệ bị stress xuất phát từ nguyên nhân này ít nhất trong các kiểu khí chất.
Ở nguyên nhân số 3, học sinh có kiểu khí chất ưu tư cũng có tỷ lệ stress do nguyên nhân này nhiều hơn so với học sinh có các kiểu khí chất khác, sau đó là kiểu khí chất linh hoạt, thứ 3 là kiểu khí chất nóng nảy và sau cùng là kiểu khí chất bình thản.
Như vậy, qua số liệu trên ta thấy không có sự khác biệt giữa các nguyên nhân gây ra stress, mà chỉ có sự khác biệt ở tỷ lệ bị stress nhiều hay ít hơn hợc tỷ lệ stress ở mức độ cao hay thấp ở các kiểu khí chất khác xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể nào đó. Không phải các kiểu khí chất ưu tư và nóng nảy mới có nhiều tác nhân gây stress mà các kiểu khí chất như bình thản và linh hoạt cũng chịu không ít tác nhân gây stress, thậm chí ở một số nguyên nhân kiểu khí chất linh hoạt và bình thản còn chịu nhiều tác động của nó gây nên hơn kiểu khí chất ưu tư. Điều đó nói lên rằng chịu nhiều tác tác động của nhiều stress cũng góp phần không nhỏ đến stress, điều đó phần lớn là do nhận thức và nhận định của chủ thể về các tác nhân đó có gây hại đến mình hay không và quan trọng hơn đó là hoạt động của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện và phát triển của các tác nhân gây stress.
3.3. Mối liên hệ giữa khi chất và biểu hiện của stress của hóc sinh trƣờng THPT Hà Huy Tập