Quá trình tổ chức HĐNK chương “Cảm ứng điện từ”:

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động ngoại khóa các chương “từ trường” và “ cảm ứng điện từ” vật lí 11thpt (Trang 115 - 122)

HĐNK chương “Cảm ứng từ” được tổ chức thành 2 buổi hoạt động chung đó là:

- Hoạt động tham quan ngoại khóa với chủ đề “Hành trình đến với dòng điện” với nội dung chính là tham quan Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa kết hợp với du lịch tại Vũng Tàu.

- Hoạt động thứ hai là tổ chức buổi sinh hoạt chung với chủ đề “ Faraday với phát minh vĩ đại”.

3.4.3.1. Diễn biến buổi hoạt động chung thứ nhất - tham quan ngoại

khóa với chủ đề “ Hành trình đến với dòng điện”

Hình 3. 21: Đòan tham quan trước cổng nhà máy nhiệt địên Bà Rịa

Buổi tham quan Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa được tổ chức vào ngày 5/3/2011 cùng với chuyến tham quan Vũng Tàu do Đoàn trường tổ chức. Trong thời gian đoàn tham quan của nhà

trường tham quan Núi Lớn của thành phố Vũng Tàu thì các HS hai lớp 11T và 11H tham quan nhà máy nhiệt điện. Thành phần đoàn tham quan gồm có 5 GV và 66/67 HS của hai lớp 11T và 11H do thầy hiệu trưởng Lê Văn Lũy làm trưởng đoàn và thầy

Đoàn tham quan khởi hành tại trường THPT Chuyên Long An lúc 5h30 phút và đến Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa lúc 9h.

Hình 3. 22: Các em HS đặt câu hỏi với kĩ sư Ngọc Văn

Theo kế hoạch đã trao đổi trước với nhà máy nhiệt điện là sẽ có 2 kĩ sư sẽ hướng dẫn các em tham quan. Tuy nhiên do lịch công tác của nhà máy một kĩ sư đã bận họp nên chỉ có kĩ sư Ngọc Văn hướng dẫn đoàn và phần giới thiệu chung về nhà máy dự định tiến hành trong hội trường đã được dời ra sân. Tuy có những khó khăn khách quan ban đầu, nhưng các em HS đã cố gắng lắng nghe phần thuyết trình hết sức tập trung.

Hình 3. 23: Một góc Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa

Sau phần giới thiệu chung tổng quan về nhà máy và nguyên tắc hoạt động của nhà máy nhiệt điện, các em đã được kĩ sư Ngọc Văn dẫn tham quan thực tế. Mặc dù đã tìm hiểu trước về cấu tạo và

nguyên lí hoạt động của nhà máy nhiệt điện, nhưng các em HS rất bất ngờ khi tham quan vì sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế. Không những các em HS bất ngờ mà cả những GV tham quan cũng bất ngờ về sự cấu tạo phức tạp của nhà máy trên thực tế so với mô hình. Các em đã liên tục đặt câu hỏi với kĩ sư Văn : “ Cái này là gì vậy chú?” “ Bộ phận này có công dụng gì? Sao không thấy chú giới thiệu hồi nãy”…Do có chuẩn bị đề cương từ trước nên các em đã đặt rất nhiều câu hỏi tìm hiểu có tư liệu hoàn thành bài thu hoạch sau chuyến tham quan. Một số em còn dùng điện thoại di động ghi âm phần thuyết minh để làm tư liệu.

Hình 3.22: Các em HS đặt câu hỏi với kĩ sư Ngọc Văn

Điều đó chứng tỏ các em rất nghiêm túc và thật sự muốn học tập qua trong chuyến tham quan này. Nhiều câu hỏi các em đặt ra rất đời thường làm mọi người được những trận cười sảng khoái như: “ Làm sao để được làm việc ở đây hả chú?” “ Lương ở đây cao không chú? Lương chú được bao nhiêu một tháng?”…

Mặc dù thời lượng tham quan là gần 2h nhưng nhiều HS vẫn tiếc là chưa được hỏi kĩ những điều mình muốn tìm hiểu. Tổng kết chuyến tham quan, kĩ sư Văn cũng đã khen ngợi tinh thần học hỏi nghiêm túc của các em HS. Kĩ sư cũng nhận xét rằng nhiều câu hỏi các em đặt ra rất hay và thông minh. So với các đoàn đã từng tham quan mà kĩ sư hướng dẫn, đây là một trong những đoàn mà kĩ sư Văn thích nhất.(xem phụ lục)

*Đánh giá kết quả buổi tham quan:

Sau buổi tham quan, HS có chung một cảm nhận là chuyến đi rất vui vẻ và bổ ích. Các em hiểu hơn về quá trình ứng dụng một kiến thức vật lí vào lĩnh vực kĩ thuật đòi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp. Chuyến đi không những mang lại những kiến thức thực tế cho HS mà cho cả GV. Đây chính là cơ hội để GV bổ sung kiến thức thực tế làm phong phú thêm cho những bài giảng của mình.

Chuyến tham quan cũng còn những hạn chế chưa được như mong muốn của BTC như: HS không được giới thiệu chung về nhà máy trong hội trường, số lượng người hướng dẫn quá ít nên không thể chia nhóm nhỏ ra để các em có thể tìm hiểu kĩ hơn. Đó là những bài học kinh nghiệm cần phải khắc phục để có thể làm tốt hơn ở những lần sau.

Tìm hiểu thông qua bài thu hoạch của HS, chúng tôi thấy rằng các em đã bắt đầu biết viết một bài thu hoạch về một chuyến tham quan thực tế. Tuy bài viết của một số học sinh còn lủng củng trong cách trình bày nhưng cũng đã nêu được những thông tin chính mà các em tìm hiểu được trong chuyến tham quan. Bên cạnh đó, cũng có nhiều HS đã viết một bài thu hoạch khá hoàn chỉnh với những thông tin rất đầy đủ mà các em tìm hiểu được. Điều đó chứng tỏ rằng trong quá trình tham quan các em đã rất nghiêm túc trong việc tìm kiếm thông tin và lưu giữ thông tin như: ghi chép, ghi âm…

3.4.3.2. Diễn biến buổi sinh hoạt chung thứ hai với chủ đề “ Faraday với phát minh vĩ đại”

Buổi sinh hoạt chung này được tổ chức vào ngày 8/5/2011 tại nhà thi đấu trường THPT Tân An. Theo dự định ban đầu của BTC là sẽ tổ chức sau khi các em học xong chương “Cảm ứng điện từ”.Tuy nhiên do đây là thời điểm cận kề kì thi học kì II nên đã được dời lại sau khi các em thi xong.

Nội dung của buổi sinh hoạt này gồm:

- Xemina tìm hiểu, mở rộng kiến thức : có 2 bài thuyết trình do các nhóm đăng kí đó là :

+ “ Bếp từ - người bạn tin cậy của những bà nội trợ hiện đại” do nhóm Fu-cô -11H trình bày.

+ “ Ghi ta điện - âm thanh tô điểm cho cuộc sống” - do nhóm Strong Power - 11T trình bày.

- Thi kiến thức qua gameshow “ Rung chuông vàng” nhằm ôn tập và mở rộng kiến thức điện từ cho tất cả HS hai lớp 11T và 11H.

- Biểu diễn các mô hình máy phát điện : nhóm Galvani - 11H, nhóm Ơ- xtet - 11H, nhóm Faraday - 11T.

- Biểu diễn thí nghiệm về lực từ : nhóm BDH3T – 11H, nhóm Lo-ren-xơ – 11T

* Diễn biến phần chuẩn bị của các nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đã có kinh nghiệm từ những lần tổ chức trước nên lần này các em đã có kinh nghiệm hơn trong công tác chuẩn bị như: tìm kiếm tư liệu cho bài thuyết trình, vật liệu để chế tạo các mô hình…Tuy nhiên, do các em chuẩn bị cho thi học kì II nên phần chuẩn bị của một số nhóm không đạt yêu cầu. chỉ có 3/5 nhóm hoàn thành mô hình máy phát điện và 2/3 nhóm hoàn thành bài thuyết trình theo đăng kí.

* Diễn biến buổi sinh hoạt chung

Sau phần khai mạc của BTC là phần trình bày các bài xemina . Phần thuyết trình này các em HS chọn chủ đề về ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ trong cuộc sống đó là “ Bếp từ” và “ Ghi ta điện”. Đây là hai vật dụng đã được sử

dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại mà được chế tạo dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ mà các em đã học. Tuy nhiên, phần này không có điều kiện trình bày trong sách giáo khoa nên đây là dịp để các em mở rộng thêm kiến thức của mình về những ứng dụng của vật lí trong cuộc sống. Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần này các em đã lưu loát và tự tin hơn trong việc thể hiện bài thuyết trình chứng tỏ kĩ năng diễn đạt của các em đã có sự tiến bộ.

Hình 3. 24: Học sin

Hình 3. 25: Học sinh thuyết trình về "Bếp từ" h thuyết trình về “Ghi ta điện”

Phần mong đợi nhất của các em trong buổi sinh hoạt này là phần Gamshow “ Rung chuông vàng”. Đây là trò chơi được thiết kế nhằm mục đích tạo điều kiện để cho tất cả học sinh hai lớp đều được tham gia. Phần thi này là một sân chơi rất vui nhộn với những bất ngờ và kịch tính. Sau câu hỏi số 8 chỉ còn 4 thí sinh trên sàn đấu nên phải tiến hành trò chơi cứu trợ. Phần “cứu trợ”là trò chơi đập heo đất do các GV làm giám khảo tham gia. Các em đã reo hò cổ vũ cho các cô rất nhiệt tình, những tràng pháo tay vang dội khi một “chú heo” được đập bể. Kết quả đã làm hài lòng tất cả các em đã bị loại. Số lượng heo đất được đập vừa đủ để cứu tất cả các em trở lại sàn đấu. Phần thi thật sự hấp dẫn khi mà đến câu hỏi thứ 15 mà vẫn còn khá nhiều bạn trên sàn đấu. Bất ngờ đã xảy ra ở câu hỏi thứ 16 là sau câu hỏi này chỉ còn một thí sinh duy nhất là bạn Nguyễn Tiến Đạt lớp 11T. Tất cả các em HS đều cổ vũ cho bạn rất sôi động. Tuy nhiên, thí sinh duy nhất này đành dừng bước sau khi không trả lời được câu hỏi thứ 18. Mặc dù “chuông vàng” đã không được

Hình 3.25: Học sinh thuyết trình về “ Bếp từ”

Hình 3.24: Học sinh thuyết trình về “ Ghi ta điện”

rung lên nhưng các em rất vui sau khi tham gia trò chơi này. Thông qua trò chơi các em đã được ôn lại những kiến thức đã học và bổ sung những kiến thức mới cho mình.

Hình 3. 26: Các thí sinh trong Gameshow "Rung chuông vàng" Hình 3. 27: Các GV trong phần “Cứu trợ”

Tiếp theo là phần thi biểu diễn các mô hình máy phát điện và thí nghiệm về lự từ. Mặc dù bận học cho kì thi học kì II, nhưng các nhóm cũng đã có những sản phẩm khá tốt đem đến để so tài với các bạn. Phần thi này thi mô hình máy phát điện có 3 nhóm tham gia đó là:

Hình 3. 28: Mô hình động cơ điện của nhóm "Strong Power"

+ Máy phát điện chạy bằng sức gió của nhóm Ơ-xtet – 11H + Máy phát điện quay tay của nhóm BDH3T – 11H

+ Máy phát điện chạy bằng sức nước của nhóm Cực Quang – 11T Phần biểu diễn thí nghiệm lực

từ có 2 nhóm tham gia là:

+ Minh họa về mômen ngẫu lực từ trong động cơ điện đơn giản của nhóm Strong Power - 11T

+ Minh họa về lực Lo-ren-xơ của nhóm 238Pu -11H

So với phần thi thiết kế các mô hình lần trước, lần này số lượng cũng

Hình 27: Các GV trong phần “ Cứu trợ”

Hình 26: Các thí sinh trong Gameshow

“Rung chuông vàng”

Hình 3.28: Mô hình động cơ điện của

như chất lượng các mô hình có giảm. Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh thực tế thì các em cũng đã rất cố gắng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt ở phần thí nghiệm minh họa về lực Lo-ren-xơ, phần này dự định tổ chức vào lần sinh hoạt trước nhưng khi đó các em làm chưa thành công nhưng các em đã kiên trì, không bỏ cuộc và cuối cùng đã thành công. Phần này các em đã sử dụng một nam châm mạnh đặt dưới một chậm nước muối để tạo ra hạt mang điện trong từ trường. Sau đó cắm vào chậu hai điện cực lấy từ một acquy. Kết quả là có hai dòng nước tròn xoáy xung quanh hai điện cực theo hai chiều ngược nhau. Đó là do lực Lo-ren-xơ tác dụng lên các ion Na+

và Cl- gây ra. Ở phần thi này, ban giám khảo đã trao giải nhất cho 2 mô hình là “Máy phát điện chạy bằng sức gió” của nhóm Ơ-xtet – 11H và thí nghiệm “Minh họa về lực Lo-ren-xơ” của nhóm 238Pu -11H.

3.4.3.3. Đánh giá quá trình tổ chức các HĐNK chương “ Cảm ứng điện

từ”

Qua buổi sinh hoạt chúng tôi nhận thấy rằng khâu chuẩn bị của một số nhóm không được kĩ lưỡng và chu đáo như lần sinh hoạt trước. Theo tìm hiểu thì nguyên nhân chính là do các em không có nhiều thời gian vì phải chuẩn bị cho kì thi học kì II. Đây cũng là kinh nghiệm để chúng tôi điều chỉnh thời gian hợp lí cho những lần tổ chức sau này. Tuy nhiên không phải tất cả các nhóm đều như vậy. Chỉ có 3 nhóm không hoàn thành mô hình máy phát điện và 1 nhóm không hoàn thành bài thuyết trình. Các nhóm còn lại đã biết sắp xếp thời gian và phân chia công việc hợp lí và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đó là bài học mà các em HS phải nghiêm túc khắc phục trong việc phân chia công việc và thời gian.

Tuy nhiên, các em rất thích tham gia các hoạt động ngoại khóa môn vật lí. Dù tổ chức trong một ngày được nghỉ sau khi thi học kì hai nhưng các em tham dự rất đông đủ với 64/67 học sinh cả hai lớp.

So với gameshow “ Đường lên đỉnh Olympia”, gamshow “Rung chuông vàng” là một sân chơi cho tất cả các HS đều được tham gia nên em rất thích thú. Buổi sinh hoạt ngoại khóa không những giúp các em ôn tập củng cố kiến thức, tích lũy thêm kiến thức mới, rèn luyện các kĩ năng mà còn là một sân chơi bổ ích giúp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các em “xả stress” sau kì thi học kì căng thẳng. Thông qua trao đổi và phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng các em rất mong muốn có được những buổi sinh hoạt ngoại khóa bổ ích như thế.

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động ngoại khóa các chương “từ trường” và “ cảm ứng điện từ” vật lí 11thpt (Trang 115 - 122)