Sau khi thiết kế các HĐNK chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của tổ chức HĐNK hai chương “ Từ trường “ và “ Cảm ứng điện từ ” đối với việc góp phần nâng cao hiệu quả dạy học hai chương này nói riêng và hiệu quả dạy học vật lí nói chung.
Các HĐNK chương “ Từ trường ” và “Cảm ứng điện từ” đã được tổ chức trong trong suốt học kì II của năm học 2010 – 2011 bao gồm các hoạt động chuẩn bị và 4 buổi hoạt động chung . Các hoạt động được tổ chức với nội dung và hình thức phong phú đã thu hút các em HS tích cực tham gia. Các hoạt động đã được tổ chức theo như thiết kế. Khảo sát thông qua các phiếu điều tra sau các buổi sinh hoạt, chúng tôi nhận thấy rằng các em rất hứng thú với các hoạt động đã tham gia. Sự hứng thú của các em đã thể hiện qua số lượng đông đảo các em tham gia qua các buổi sinh hoạt chung, thái độ nghiêm túc trong công việc cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm mà các em hoàn đã hoàn thành. Qua kết quả khảo sát của bài test giữa nhóm thực và đối chứng đã cho thấy hiệu quả của HĐNK trong
việc giúp HS hiểu sâu những kiến thức đã được học trên lớp, từ đó lưu giữ kiến thức tốt hơn.
Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng vai trò của HĐNK là rất quan trọng trong quá trình dạy học vật lí ở trường phổ thông. Hiệu quả của HĐNK trong việc hỗ trợ các giờ học chính khóa là rất to lớn và không thể phủ nhận. HĐNK không những giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức mà còn giúp các em rèn luyện các kĩ năng sống cũng như những kĩ năng riêng của bộ môn vật lí. Do đó cần tổ chức thường xuyên, hợp lí và hiệu quả các HĐNK nhằn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN VĂN
Như đã trình bày ở phần mở đầu của luận văn về lý do chọn đề tài, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã làm được những công việc sau:
- Nghiên cứu và hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức HĐNK trong dạy học vật lí ở trường THPT.
- Dựa trên cơ sở lí luận đã nghiên cứu tiến hành thiết kế các HĐNK cho hai chương “ Từ trường” và “ Cảm ứng điện từ” – vật lí 11THPT với nhiều hoạt động có nội dung và hình thức phong phú.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Chuyên Long An nhằm đánh giá hiệu quả của việc tổ chức HĐNK đối với việc dạy và học môn vật lí tại trường THPT.
Từ kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy rằng: - HĐNK có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giờ học chính khóa nhằm đạt được các mục tiêu dạy học của môn vật lí.
- HĐNK là dịp giúp các em HS rèn luyện các kĩ năng sống cũng như những kĩ năng riêng của môn vật lí mà trong các giờ học chính khóa không có điều kiện thực hiện.
- Qua sự tích cực của các em HS trong quá trình tham gia các hoạt động, qua số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành cùng với không khí náo nhiệt của các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho thấy rằng các em rất hứng thú với những hoạt động đã được tổ chức. Nhu cầu được tham gia các HĐNK của HS là rất lớn tuy nhiên việc tổ chức còn hạn chế.
- Tham gia các HĐNK không những giúp HS mà còn là dịp để GV mở rộng kiến thức cũng như tích lũy kinh nghiệm trong công tác tổ chức các HĐNK.
Mặc dù HĐNK có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đã được chúng tôi phân tích nguyên nhân ở phần cuối của chương I. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, chúng tôi có những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức HĐNK như sau :
- Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá học sinh. Hiện nay, việc kiểm tra, thi cử chỉ chú trọng vào việc kiểm tra kiến thức của HS, còn về kĩ năng và thái độ chưa được chú trọng đúng mức.
- Ban giám hiệu các trường cần xác định vai trò của HĐNK trong việc góp phần đạt được đầy đủ các mục tiêu của môn học. Từ đó quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện cho GV tổ chức các HĐNK; thậm chí có những yêu cầu bắt buộc đối với GV.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho việc tổ chức các HĐNK vì đây là một trong những điều kiện để các hoạt động trở nên hấp dẫn hơn với HS.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho GV về vai trò cũng như cách thức tổ chức các HĐNK vì đa số GV hiện nay chỉ làm theo kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, GV cũng cần tự mình học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau cũng như đầu tư cho việc tổ chức các HĐNK sao cho phong phú, mới lạ, không nhàm chán và thu hút càng nhiều HS tham gia.
Kết quả của đề tài đem lại là rất khả quan, làm đa dạng và phong phú các hình thức dạy học và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học môn vật lí. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu đề tài vẫn còn một số hạn chế sau:
- Vì thời gian thực hiện đề tài hạn hẹp nên nhiều hình thức HĐNK chưa được tổ chức như: hội vui vật lí, câu lạc bộ vật lí, viết báo về vật lí…do đó chưa cho HS thấy hết sự đa dạng của các HĐNK môn vật lí .
- Số lượng HS tham gia thực nghiệm còn ít nên cần tổ chức cho nhiều HS tham gia để kết quả đánh giá chính xác hơn.
- Đối tượng thực nghiệm là HS một trường THPT Chuyên ( mặc dù không chuyên vật lí) nên cần thực nghiệm trên nhiều đối tượng HS khác nữa để có thể đánh giá hiệu quả của HĐNK một cách sâu rộng hơn.
Những hạn chế trên sẽ là động lực để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các HĐNK môn vật lí trong quá trình giảng dạy của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Chúng tôi hy vọng đề tài này là một tài liệu tham khảo tốt cho các GV dạy vật lí khi các thầy cô tổ chức các HĐNK cho HS. Chúng tôi cũng mong muốn có nhiều đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này hơn nữa nhằm hoàn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thực hiện các HĐNK môn vật lí ở trường THPT.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2009), Sách giáo khoa vật lí 11, Nxb Giáo dục.
2. Bộ môn phương pháp – công nghệ dạy học (2006), Bài giảng phương pháp dạy vật lí ở trường phổ thông, Trường Đại học quốc gia Hà Nội .
3. Bộ giáo dục, tài liệu bồi dưỡng giáo viên (2005), Hoạt động ngoài giờ lên lớp - quyển 1.
4. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Bùi Ngọc Diệp, Lê Minh Châu, Trần Thị Tố Oanh, Phạm THị Thu Phương, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi (2010),
Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.
7. Nguyễn Quang Đông (2003) , Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí ở trường THPT, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Thái Nguyên.
8. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương Pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Khoa vật lí Đại học sư Phạm TP.Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Ngọc Hưng, Thiết kế chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, ĐHSP Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009), Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho môn vật lí 10 ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh-Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ.
11. IA.I.Pê-ren-man (2002), Vật lí vui (tập 1-2), Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai, Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
13. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2009), Sách giáo khoa vật lí 11 Nâng cao, Nxb Giáo dục.
14. Hồ Văn Liên – Vũ Thị Sai (2006), Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông,Tài liêu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.
15. Bùi Văn Nhật (2008) , Hứng thú học tập môn vật lí THCS, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương.
16. Nguyễn Ngọc Nhị, Hoàng Văn Sơn (1981), Hội vui vật lí,Nxb Giáo dục.
17. Nguyễn Thị Oanh (2008), Kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên, Nxb Trẻ .
18. Đào Văn Phúc (1986), Lịch sử vật lí học, Nxb Giáo dục.
19. Quốc hội khóa XI (2005), Luật giáo dục .
20. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
21. Viện nghiên cứu giáo dục, Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, (2007), Kỉ yếu hội thảo Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy-học trong nhà trường phổ thông, Đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh.
Một số địa chỉ website tham khảo:
22.http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemI D=22049 23. http://thpt.edu.vn/Home/Notify/Detail/tabid/94/newsid/1635/Muc-tieu-day- hoc-vat-li-o-truong-pho-thong.aspx 24. http://www.gdtd.vn/channel/2762/2009/07/1711906/ 25.http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%A5c_ti%C3%AAu_gi%C3%A1o_d% E1%BB%A5c 26. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1c_quang :
27.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_c%C6%A1_%C4%91i% E1%BB%87n 28. http://vi.wikipedia.org/wiki/Rung_chu%C3%B4ng_v%C3%A0ng 29.http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%BFp_c%E1%BA%A3m_%E1%BB%A9ng 30.http://www.youtube.com/watch?v=a-39NXQVkSk 31.http://www.giangduongykhoa.net/ngoai-khoa/chan-thuong-chinh-hinh/2386.html 32. http://vi.wikipedia.org/wiki/Hendrik_Lorentz 33.http://vi.wikipedia.org/wiki/Michael_Faraday 34. http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_Hall 35.http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%87t_%C4%91%E1%BB%99_Curie 36.http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_m%C3%A1y_th%E1%BB%A7y_%C 4%91i%E1%BB%87n_S%C6%A1n_La
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN GIÁO VIÊN
***********
Kính thưa quý thầy cô!
Trong chương trình học phổ thông hiện nay, có nhiều hình thức học tập , trong có hoạt động ngoại khóa là một hình thức học tập rất hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích cho học sinh. Đối với môn vật lí là môn học có nhiều thuận lợi để tổ chức các hoạt động ngoại khóa .
Đề tài mà tôi đang nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn vật lí .Để có cơ sở thực tế cho đề tài nghiên cứu của mình, tôi rất mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô thông qua việc cung cấp thông tin cho “Phiếu điều tra ý kiến” sau. Các thông tin của thầy cô sẽ giúp tôi có cơ sở để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình một cách đầy đủ hơn.
Chân thành cám ơn quý thầy cô!
Trong các năm học qua, thầy cô có tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn vật lí không?
Có Không
Nếu trả lời “có”, xin quý thầy cô trả lời tiếp các câu sau:
C1. Thầy cô tổ chức hoạt động ngoại khóa vì
Nhà trường yêu cầu Thấy cần thiết cho học sinh
C2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa mà thầy cô đã tổ chức là gì?
Tham quan học tập Cho HS làm mô hình
Tổ chức các hội thi về vật lí Cho HS thuyết trình Tổ chức câu lạc bộ vật lí Tổ chức làm báo về vật lí
Tổ chức hội vui về vật lí Cho HS làm các thí nghiệm vật lí
Hoạt động khác………..
C3.Trong các hình thức ngoại khóa vật lí đã tổ chức, thầy cô nhận thấy học sinh thíchnhững hình thức nào?
Tham quan học tập Cho HS làm mô hình Tổ chức các hội thi về vật lí Cho HS thuyết trình Tổ chức câu lạc bộ vật lí Tổ chức làm báo về vật lí
Tổ chức hội vui về vật lí Cho HS làm các thí nghiệm vật lí
Hoạt động khác………..
C4.Thầy cô thường tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí bao lâu một lần?
Một tháng/lần Một học kì/lần
Hết mỗi chương/lần Một năm/lần
Khác:………..
C5. Thầy cô thường tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí với quy mô như thế nào?
Cho nhóm HS Cho
từng lớp
Cho các lớp thầy cô dạy Cho cả một khối lớp
Cho HS toàn trường
Khác:………..
C6. Khó khăn thường gặp khi thầy cô tổ chức ngoại khóa vật lí là?
Không có thời gian Không có kinh phí
Không được BGH ủng hộ Không đủ cơ sở vật chất
HS không tích cực Trình độ tổ
chức còn hạn chế
Khác:………..
C7.Theo thầy cô, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí đối với việc dạy học môn vật lí:
Quan trọng Không quan trọng Có cũng được, không có cũng không sao
C8.Theo thầy cô, hoạt động ngoại khóa vật lí giúp học sinh :
Củng cố và mở rộng kiến thức Giúp HS liên hệ thực tế
Rèn các kĩ năng sống Nâng cao khả
năng sáng tạo
Nâng cao hứng thú học vật lí
Khác:………..
Nếu trả lời “không”, xin quý thầy cô trả lời tiếp các câu sau:
K1.Lý do thầy cô không tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí là:
Không được trả thù lao Không tổ chức cũng không
sao
Không có thời gian Không có kinh phí
Không được BGH ủng hộ Không có cơ sở vật chất
HS không tham gia Trình
độ tổ chức còn hạn chế
Khác:………..
K2. Trong các lí do trên, 2 lí do chính là:
Không được trả thù lao Không tổ chức cũng không
sao
Không có thời gian Không có kinh phí
Không được BGH ủng hộ Không có cơ sở vật chất
HS không tham gia Trình
độ tổ chức còn hạn chế
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN HỌC SINH
(về hoạt động ngoại khóa)
***********
Các em học sinh thân mến!
Trong chương trình học phổ thông hiện nay, có nhiều hình thức học tập , trong có hoạt động ngoại khóa là một hình thức học tập rất hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích cho học sinh. Để việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa môn vật lí nói riêng ngày càng được tốt hơn thì những ý kiến chia sẻ của các em sẽ giúp các thầy cô có cái nhìn đầy đủ hơn về hoạt động ngoại khóa.Từ đó góp phần tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngày càng hấp dẫn và hiệu quả.
Rất mong các em cung cấp thông tin đầy đủ theo mẫu phiếu điều tra dưới đây.
Chân thành cám ơn các em!
A Về hoạt động ngoại khóa nói chung.
Em đã từng tham gia các hoạt động ngoại khóa nào trong những năm học trước cũng như năm học này không ?
Có Không.
Nếu trả lời là “có” thì các em trả lời tiếp các câu CI1,CI2,CI3,CI4
AC1. Các hình thức ngoại khóa em từng tham gia là gì?
Tham quan học tập Tham quan dã ngoại
Hướng nghiệp Ngoại khóa
theo bộ môn
Tham gia các hội thi Tham gia văn nghệ
Tham gia câu lạc bộ Nghe các báo cáo khoa học
Hoạt động khác: ………..
AC2. Trong các hoạt động ngoại khóa từng tham gia, em thích các hoạt động nào?
Tham quan học tập Tham quan dã ngoại
Hướng nghiệp Ngoại khóa
theo bộ môn
Tham gia các hội thi Tham gia văn nghệ
Tham gia câu lạc bộ Nghe các báo cáo
khoa học
Hoạt động khác: ………..
Lý do em thích các hoạt động trên là gì?
... ...
AC3.Trong năm học vừa qua và HKI năm học này em có tham gia các hoạt động ngoại khóa riêng cho từng môn học không? Nếu có thì đó là bộ môn nào?Trong các