Mô tả cách thức, mục đích, yêu cầu và cho từng loại hình HĐNK

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động ngoại khóa các chương “từ trường” và “ cảm ứng điện từ” vật lí 11thpt (Trang 56 - 60)

2.3.2.1. Xemina mở rộng kiến thức.

* Mô tả: Cho các nhóm HS chọn những đề tài theo gợi ý. Sau đó, HS sẽ trình bày đề cương bài thuyết trình với GV, GV cùng nhận xét và góp ý về dàn ý bài thuyết trình. Sau khi đã thống nhất, các nhóm HS sẽ sưu tầm tài liệu và sắp xếp lại theo yêu cầu bài thuyết trình và thiết kế bài thuyết trình trên Powerpoint. Vì thời gian không nhiều nên GV sẽ chọn một số bài tốt sẽ thi trong buổi sinh hoạt ngoại khóa chung.

* Mục đích:

- Tìm hiểu những kiến thức mở rộng có liên quan đến chương trình học nhưng không có điều kiện thực hiện trong giờ nội khóa.

- Rèn kĩ năng tìm kiếm, khai thác và xử lí tài liệu. Kĩ năng khai thác thông tin từ internet.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm.

- Rèn kĩ năng thiết kế bài thuyết trình. - Rèn kĩ năng thuyết trình trước đám đông.

Bài 1. Tìm hiểu về “ Hiện tượng cực quang”

- Cực quang là gì? - Nguyên nhân?

- Màu sắc cực quang do đâu? - Cực quang xảy ra ở đâu?

Bài 2. Tìm hiểu về “ Bão từ ”

- Bão từ là gì? Nguyên nhân của bão từ? - Quy luật của bão từ ?

- Bão từ ở Việt Nam.

- Ảnh hưởng của bão từ đến con người.

Bài 3. Tìm hiểu về “Lịch sử La bàn”

- La bàn là gì?

- Cấu tạo? Công dụng? Cách sử dụng? - Lịch sử về la bàn

- Các kiểu la bàn.

- Các thiết bị dùng để xác định phương hướng hiện nay.

Bài 4. Tìm hiểu về “ Tàu đệm từ”

- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động? - Lịch sử phát triển tàu đệm từ.

- Hiệu quả kinh tế so với các phương tiện giao thông khác.

2.3.2.2. Thi kể chuyện về các nhà vật lí

Mô tả:Học sinh tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà vật lí có liên quan đến chương từ trường như Ơ-xtet, Ampe. Sau đó sắp xếp lại và thiết kế thành một bài kể chuyện để thi trong buổi sinh hoạt chung.

Mục đích:

- Giúp HS tìm hiểu những kiến thức mở rộng về lịch sử vật lí , về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà vật lí mà không có điều kiện thực hiện trong giờ nội khóa.

- Rèn kĩ năng tìm kiếm, khai thác và xử lí tài liệu. Kĩ năng khai thác thông tin từ internet cho HS.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm cho HS

- Rèn kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, sự tự tin khi đứng trước đám đông.

- Sau khi nghe các câu chuyện, HS học tập được những đức tính tốt của các nhà khoa học, hun đúc trong mình niềm say mê học tập và từ đó có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

Yêu cầu:

- Bài kể chuyện phải nêu được những ý chính về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà vật lí, những phát minh tiêu biểu. Từ đó rút ra bài học cho bản thân. - Giọng kể phải hay, truyền cảm, lôi cuốn người nghe.

2.3.2.3. Thi thiết kế mô hình và tổ chức các trò chơi sử dụng các mô hình

Mục đích: mục đích chung của phần này là rèn cho HS kĩ năng chế tạo các thiết bị kĩ thuật đơn giản có ứng dụng kiến thức vật lí được học. Biết tận dụng những vật dụng quanh nhà, dễ kiếm để làm các đồ chơi và thi thố với các bạn. Để làm được việc này các em cùng làm trong một nhóm , do đó rèn luyện kĩ năng hợp tác , khiếu thẩm mĩ, sự khéo léo, tỉ mỉ trong công việc . Các trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi, giúp các em thư giãn trong học tập, chơi mà học.

*Trò chơi : “ Cánh tay siêu khỏe”

Mô tả: Trò chơi mô phỏng các cần cẩu dùng nam châm điện bốc dỡ các contenơ ở các cảng. Để tham gia các nhóm tự chế tạo một nam châm điện dưới dạng một“ cần cẩu điện” có thể hút được các lá sắt mỏng. Giáo viên thiết kế mạch điện có khe hở và một bóng đèn để khi HS dùng nam châm điện hút miếng sắt đặt vào khe hở để đóng kín mạch điện và đèn sẽ sáng. Trong thời gian nhất định, đội nào “ cẩu” được nhiều miếng sắt nhất sẽ thắng.

Yêu cầu :Nam châm điện làm dạng “ cần cẩu điện” có thể hút được những miếng sắt nặng từ 30g trở lên. Nam châm điện phải do HS làm bằng các vật liệu tự tìm kiếm như : dây quấn, sắt non , pin chứ không được mua nam châm điện có sẵn.

Mô tả: Trò chơi này, HS sử dụng các động cơ điện có thể tìm từ các thiết bị điện cũ để chế tạo ra một chiếc thuyền và một chiếc xe để thi đua giữa các nhóm. Sau đó GV tiến hành chấm điểm thiết kế và tổ chức cho HS đua.

Yêu cầu: HS phải làm từ các vật liệu tự tìm, không sử dụng tàu và xe mua sẵn. Tàu và xe phải hoạt động được và có tính thẩm mĩ, kinh phí chế tạo ít.

* Thi chế tạo động cơ điện đơn giản:

Mô tả: HS sử dụng dây quấn, nam châm, pin để chế tạo một động cơ điện đơn giản ( một khung dây quay trong từ trường)

Yêu cầu:Khung dây phải quay tương đối nhanh.

2.3.2.4. Chế tạo các thiết bị thí nghiệm và biểu diễn các thí nghiệm .

Mô tả: Hướng dẫn HS chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mà dụng cụ thí nghiệm không có trong phòng thiế bị như: thí nghiệm về lực tương tác giữa hai dây dẫn song song mang dòng điện, thí nghiệm minh họa lực Lo-ren-xơ…và cho HS biểu diễn cho các bạn xem.

Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng thiết kế các thí nghiệm phục vụ học tập, qua đó ôn lại những kiến thức liên quan.Thông qua việc biểu diễn các thí nghiệm cho bạn bè xem, được sự cổ vũ của các bạn, các em sẽ hứng thú trong học tập và từ đó các em sẽ tự tin hơn trong việc chế tạo các thí nghiệm trong quá trình học tập.

Yêu cầu:Các thiết bị thí nghiệm phải hoạt động được.

2.3.2.5. Thi kiến thức giữa các đội

Mục đích:

- Giúp HS ôn lại các kiến thức cơ bản của chương thông qua các trò chơi. - Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi nhằm nâng cao hứng thú học tập môn vật lí cho HS.

- Tăng cường tình đoàn kết, tạo cơ hội giao lưu giữa HS các lớp.

Mô tả: Cuộc thi gồm 4 nội dung thi, mô phỏng theo gameshow “ Đường lên đỉnh Olympia”

1. Phần giới thiệu:

3. Phần tăng tốc : Trò chơi “ Ô chữ”

4. Phần về đích : Trò chơi “ Tâm đầu ý hợp”

Yêu cầu: Không khí phần thi phải sôi động, phần thiết kế bài trình chiếu phải thẩm mĩ, tiện lợi.

2.2.3.6. Làm báo tường về các kiến thức và HĐNK chương “ Từ trường”.

Mô tả: Đây là hoạt động triển lãm về các bài viết của HS, hình ảnh hoạt động của các nhóm, các hướng dẫn cũng như kinh nghiệm làm các mô hình...được học sinh tập hợp sau khi tham gia các HĐNK.

Mục đích : Mục đích của hoạt động này nhằm giới thiệu hình ảnh hoạt động của HS cho các GV và HS các lớp khác, giới thiệu thành quả của các HS nhằm biểu dương, động viên các em. Ngoài ra còn rèn cho HS kĩ năng viết bài , trang trí báo ...

Yêu cầu: Nội dung viết về các HĐNK chương “ Từ trường” do nhóm mình phụ trách. Các bài viết được trình bày trên giấy A4, in màu, trang trí đẹp. 2.3.3. Thiết kế các phần thi

Như đã trình bày ở trên, HĐNK chương “ Từ trường” gồm rất nhiều loại hình khác nhau. Có một số loại hình như : thi thiết kế “ thuyền đua” và thi trò chơi “ Đua thuyền vượt đại dương”, phần xemina mở rộng kiến thức, phần thi kể chuyện về các nhà vật lí, hoạt động làm báo tường thì công việc chuẩn bị chính là của HS, GV chỉ tổ chức cho HS tham gia.

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động ngoại khóa các chương “từ trường” và “ cảm ứng điện từ” vật lí 11thpt (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)