Quá trình tổ chức HĐNK chương “Từ trường”:

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động ngoại khóa các chương “từ trường” và “ cảm ứng điện từ” vật lí 11thpt (Trang 100 - 115)

3.4.2.1. Diễn biến và kết quả quá trình chuẩn bị của các nhóm:

Sau khi thông báo cho HS nội dung các HĐNK sẽ tổ chức ở chương “Từ trườn g” GV cho các nhóm đăng kí các nội dung và thống nhất công việc của các nhóm như sau:

- Tất cả các nhóm đều chế tạo một chiếc thuyền để tham gia trò chơi “ Đua thuyền vượt đại dương” và một cần cẩu bằng nam châm điện để tham gia trò chơi “ Cánh tay siêu khỏe”.

- Phần chế tạo xe đua có 2 nhóm đăng kí . - Phần xemina có 3 nhóm đăng kí với các bài :

+ “Bão từ - hiểm họa đến từ không gian” – Nhóm Ơ-xtet - 11H + “ Cực quang - sắc màu của tự nhiên” – Nhóm Cực quang - 11T + “ Tàu đệm từ” – Nhóm Lực từ - 11T

- Phần thi kể chuyện có hai nhóm đăng kí với chủ đề :

+ “Ampe - Newtơn của điện học” – Nhóm BigCola - Lớp 11T + “ Ơ-xtet với phát minh tình cờ vĩ đại” – Nhóm Ơ-xtet -11H

- Phần thi kiến thức qua gameshow “ Đường lên đỉnh Olympia” có 4 đội chơi ( mỗi lớp 2 đội).

- Phần thiết kế và biểu diễn thí nghiệm có 2 nhóm đăng kí với thí nghiệm “ Minh họa về ngẫu lực từ” và “ Chuyển động của điện tích trong từ trường dưới tác dụng của lực Lo-ren-xơ ”

- Phần làm báo tường mỗi nhóm gởi ít nhất một bài viết giới thiệu về nhóm và sản phẩm của nhóm mình.

Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm họp lên kế hoạch làm việc của nhóm và gởi kế hoạch cho GV.GV theo dõi quá trình làm việc của từng nhóm thông qua bản kế hoạch và báo cáo tiến độ mỗi tuần qua email, điện thoại hoặc gặp trực tiếp sau các buổi học chính khóa.

* Về hoạt động chế tạo thuyền đua, xe đua, nam châm điện:

Hình 3. 1: Nhóm "7 anh em siêu nhân - 11T" đang làm tàu đua

Đa số phần này các nhóm giao cho các bạn nam phụ trách chính.Tuy nhiên cũng có nhóm do các bạn nữ phụ trách chính như nhóm Ơ-xtet lớp 11H. Các HS rất hào hứng với công việc này. Sau khi nghe GV phổ biến qua về yêu cầu kĩ thuật cũng như thẩm mĩ của các thiết bị, các nhóm đã nhanh chóng bắt tay vào làm. Khó khăn đầu tiên của đa số các nhóm gặp

phải đó là việc tìm kiếm nguyên liệu để làm. Phần chế tạo thuyền đua và xe đua, các nhóm khó khăn trong việc tìm kiếm động cơ điện, sau khi GV hướng dẫn một số nhóm đã tìm được các động cơ điện một chiều từ các thiết bị điện tử hư trong gia đình, một số đi xin ở các tiệm sửa đồ điện tử, một số tìm mua ở các cửa hàng bán đồ điện tử. Tương tự, ở phần chế tạo nam châm điện, các nhóm ban đầu cũng gặp trở ngại khi tìm những miếng sắt non để làm lõi, nhưng sau đó các nhóm cũng tìm được từ các thiết bị điện hư cũ. Tuy nhiên, tất cả các nhóm đều tìm được nguyên vật liệu cho việc chế tạo các thiết bị trong tuần đầu tiên. Qua trao đổi với

Hình 3.1 : Nhóm “7 anh em siêu

các nhóm, các em cho rằng : ban đầu tưởng việc tìm các vật liệu trên rất đơn giản, tuy nhiên trong thực tế thì gặp rất nhiều khó khăn; các em cũng đã tự rút ra cho mình khá nhiều kinh nghiệm qua việc tìm kiếm này. Một số nhóm còn hỗ trợ nhau trong việc chỉ chỗ có vật liệu cho nhóm bạn tìm .

Hình 3. 2: Nam châm điện và tàu đua của nhóm BDH3T- 11H

Khi các nhóm bắt tay vào chế tạo các thiết bị, đối với việc làm thuyền đua thì một số nhóm ban đầu gặp khó khăn trong việc chế tạo “ chân vịt” , công tắc của nguồn điện …một số nhóm còn thường xuyên đem sản phẩm vào lớp học để làm tiếp sau giờ học hoặc trao đổi với GV. Đối với hoạt động làm nam châm điện, sản phẩm của một số nhóm hút được sắt nhưng rất yếu, GV cùng nhóm phân tích nguyên nhân và thử thay đổi nguồn điện, số vòng dây, đường kính dây…Qua một thời gian điều chỉnh sản phẩm của các nhóm đều hoàn thành đúng thời hạn.Tuy nhiên, có một số nhóm giữ bí mật sản phẩm của mình đến buổi ngoại khóa chung đã gây bất ngờ cho cả GV và các bạn HS.

* Về hoạt động chuẩn bị các bài xemina:

Quá trình các nhóm chuẩn các bài xemina tương đối thuận lợi vì nguồn tài liệu rất dồi dào từ internet. GV cũng bất ngờ với nguồn tài liệu các nhóm sưu tầm được từ intenet, nhiều video clip được HS tải từ các trang web nước ngoài rất phong phú và minh họa tốt cho bài thuyết trình. Các nhóm đã làm theo quy trình : lập dàn ý, tìm tư liệu, đọc nghiên cứu và lựa chọn tư liệu phù hợp, biên tập lại tư

Hình 3.2: Nam châm điện và tàu đua của nhóm BDH3T – 11H

Hình 3.3 : Nhóm “ Cực quang -11T” đang thảo luận

liệu và thiết kế bài trình chiếu.Trước ngày trình bày, các nhóm đã gởi bài cho GV qua email để GV xem và góp ý.

*Về hoạt động chuẩn bị phần thi kể chuyện về các nhà vật lí:

Phần thi này có 2 nhóm, mỗi nhóm giao cho một bạn phụ trách chính, các bạn này cũng đã tìm tư liệu và biên tập lại dưới dạng một câu chuyện, tuy nhiên phần này các nhóm cũng để đến phần hoạt động chung mới “ bật mí” nội dung.

Hình 3. 3: Nhóm "Cực quang - 11T" đang thảo luận

* Về hoạt động chuẩn bị phần thi kiến thức qua gameshow “ Đường lên đỉnh Olympia”:

Trước ngày hoạt động chung một tuần, 2 lớp đã thống nhất lựa chọn được 4 đội để tham gia trò chơi này. Các đội đã chụp hình để làm phần giới thiệu về đội gởi cho GV thiết kế bài trình chiếu cũng như tập dợt phần giới thiệu về đội của mình.

3.4.2.2. Đánh giá quá trình chuẩn bị của các nhóm:

Qua quá trình theo dõi, hướng dẫn các nhóm chuẩn bị, chúng tôi có những nhận xét sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về thái độ làm việc :Đa số các nhóm làm việc nghiêm túc, có kế hoạch và các thành viên trong nhóm đều tuân thủ , hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thông qua phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy số buổi hoạt động chung của các nhóm như sau:

+ 4 buổi: có 3 nhóm + 5 buổi: có 7 nhóm

Hình 3.4 : Tập hợp trước giờ thi đấu

Số thành viên tham gia đầy đủ số buổi sinh hoạt của nhóm đạt 90%, số còn lại không tham gia đầy đủ bởi các lí do chính: bận về quê, kẹt giờ học thêm, ngủ quên. Trong buổi sinh hoạt chung của một số nhóm, có một số HS đi trễ, sử dụng giờ “dây thun” nhưng đã được nhóm trưởng nhắc nhở và khắc phục trong những lần sau. Các nhóm đã lập bảng kế hoạch hoạt động của nhóm và đa số thực hiện đúng kế hoạch. Việc tuân thủ về thời gian của các HS trong hoạt động của nhóm đã thể hiện sự nghiêm túc của các em trong công việc, tinh thần tập thể . Điều đó chứng tỏ rằng các em đã bắt đầu biết tổ chức và làm việc nhóm hiệu quả.

* Về không khí chuẩn bị : Bầu không khí chuẩn bị của các nhóm rất sôi nổi vì đây là lần đầu tiên các em tham gia một hoạt động ngoại khóa dành cho bộ môn khá quy mô với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Các nhóm rất tích cực trong công tác chuẩn bị thể hiện qua việc thường xuyên trao đổi với GV hướng dẫn , và qua quan sát sự hoàn thiện sản phẩm của mỗi nhóm theo từng tuần…Điều đó chứng tỏ các em rất hứng thú đối với hoạt động này.

3.4.2.3. Diễn biến và kết quả quá trình tổ chức các HĐNK chung với chủ đề “ Từ trường – những điều kì diệu”

a. Diễn biến và kết quả buổi sinh hoạt chung thứ nhất.

- Thời gian: Buổi thứ nhất được tổ chức vào sáng ngày thứ sáu 25/2/2011, vì hôm đó các HS được nghỉ hai tiết đầu buổi sáng.

- Địa điểm tổ chức tại: Sân của Trung tâm văn hóa tỉnh Long An.

- Thành phần tham dự gồm có: Thầy Đàm Văn Tuyến (phụ trách tổ chức và làm giám khảo), Cô Thái Phượng Nghi (giám khảo) và 67 HS hai lớp 11T và 11H. - Nội dung sinh hoạt: theo dự kiến là tổ chức 2 trò chơi “ Đua thuyền vượt đại dương ” và “Tay đua siêu hạng”,

nhưng phần đua xe do có đội quên đem nên dời lại ở buổi sinh hoạt thứ hai.

Đúng 6h30 các đội tập trung tại sân của Trung tâm văn hóa tỉnh Long An. Có 10 đội tham dự với 10 chiếc thuyền được thiết kế sẵn sàng cho cuộc đua. Sau khi ổn định, GV thông báo thể lệ thi đấu và cho các đội bốc thăm lượt đấu. Mỗi lượt gồm 2 đội thi đấu trực tiếp, đội nào thắng sẽ được lọt vào vòng sau. GV cho các đội chuẩn bị trong thời gian 15 phút.

* GV tiến hành chấm điểm thiết kế với các tiêu chí: đẹp, sáng tạo, hoạt động được. Kết quả đội đạt giải nhất phần này là đội BDH3T – lớp 11H với con tàu “Hy vọng 62L-9999”.

* Phần thi đua thuyền giữa các đội, sau lượt thứ nhất 5 thuyền lọt vào vòng trong gồm: Strong Power – 11T, Thuyền Hoa – 11H, Hy vọng 62L-9999 – 11H, Titanic – 11T và Bạch Đằng- 11H.

Vòng 2 còn 5 đội nên bốc thăm có một thuyền lọt thẳng vào vòng 3 là thuyền Strong Power– 11T, 4 thuyền còn lại chia thành hai cặp thi đấu và kết quả thắng thuộc về thuyền Hy vọng 62L-9999 – 11H và Bạch Đằng - 11H.

Vòng chung kết gồm 3 thuyền thi đấu một cùng lúc và thi đấu 2 lượt. Thuyền về nhất được 3 điểm, về nhì được 2

điểm và về ba được 1 điểm. Sau 2 lượt, đội nào cao điểm nhất sẽ chiến thắng, nếu hai đội bằng điểm thì sẽ đấu loại trực tiếp một lượt chọn đội về nhất. Kết quả vòng chung kết như sau: sau 2 lượt thuyền Strong Power – 11T đạt 5 điểm, thuyền Hy vọng 62L - 9999 – 11H đạt 4 điểm, Bạch Đằng - 11H đạt 3 điểm. Như

vậy thuyền đoạt giải nhất là Strong Power của nhóm ET- 11T.

Hình 3. 5: Thuyền Hy vọng 62L-9999 về đích

b. Đánh giá kết quả buổi hoạt động chung thứ nhất

* Về thái độ làm việc:Các HS tập trung đúng thời gian quy định, trật tự lắng nghe GV phổ biến quy định, tuân thủ nội quy của Trung tâm văn hóa.

* Về công tác chuẩn bị: Các đội chuẩn bị rất chu đáo cho buổi sinh hoạt ngoại khóa như: đem theo các vật dụng để có thể chỉnh sửa lại sản phẩm, cách cổ vũ riêng của từng đội mỗi khi thuyền của đội mình thi đấu…Tuy nhiên, có đội 239Pu – 11H quên đem theo “xe đua” nên trò chơi “Tay đua siêu hạng” phải dời lại vào buổi sinh hoạt thứ hai.

* Về không khí buổi HĐNK: Không khí buổi sinh hoạt rất sôi động, các em cổ vũ rất nhiệt tình cho thuyền của đội mình và đội bạn, không có sự ganh đua không lành mạnh. Ngoài các em HS tham dự, còn có một số người khách đi tập thể dục buổi sáng cũng ghé xem và cổ vũ cho các đội. Họ nhận xét đây là hoạt động rất thú vị và bổ ích cho các em HS, giúp các em vừa học vừa chơi giải tỏa áp lực trong học tập, các thầy cô cần tổ chức thường xuyên hơn nữa các hoạt động như thế.

* Về chất lượng sản phẩm của các đội: Đa số các đội đều đầu tư nhiều công sức cho sản phẩm của mình. Nhiều thuyền đua các em trang trí rất đẹp như thuyền Hy vọng 62L - 9999 của nhóm BDH3T. Tuy nhiên cũng có những nhóm chưa đầu tư đúng mức để có một sản phẩm đẹp như nhóm Galvani -11H và GV đã nhắc nhở các em tích cực hơn trong các hoạt động sau.

c. Diễn biến và kết quả buổi sinh hoạt chung thứ hai.

Buổi sinh hoạt chung thứ hai diễn ra từ 13h30’ đến 16h30’ ngày 26/2/2011 tại phòng học lớp 11H. Dự kiến ban đầu của ban tổ chức là mượn hội trường của trường THPT Tân An bên cạnh để tổ chức sinh hoạt nhưng đến ngày thì không mượn được do trường bạn tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp. Việc tổ chức sinh hoạt chung trong phòng học tuy có hơi chật nhưng cũng có lợi là không khí thân mật và gần gũi.

Số lượng học sinh tham gia buổi sinh hoạt là 67 học sinh /2 lớp, đạt tỉ lệ 100%. Điều đó chứng tỏ các em rất hứng thú và háo hức với buổi sinh hoạt. Không khí chuẩn bị rất sôi nổi, các HS được phân công phục vụ đã ở lại trường buổi trưa để chuẩn bị những việc cần cho buổi sinh hoạt chung (kê bàn ghế, chuẩn bị nước uống, phần thưởng, kiểm tra máy chiếu, các vật dụng cho trò chơi “Cánh tay siêu khỏe”…).

* Trò chơi “ Cánh tay siêu khỏe”

Sau khi ổn định và phát biểu khai mạc của thầy Đàm Văn Tuyến, buổi sinh hoạt ngoại khóa bắt đầu với trò chơi “ Cánh tay siêu khỏe”. Phần thi này gồm có 10 đội tham gia và được chia làm 3 lượt, hai lượt đầu 3 đội và lượt sau 4 đội. Ban tổ chức bố trí 4 mạch điện cho các đội, ở mỗi mạch điện có 2 HS thuộc 2 lớp khác nhau làm trọng tài và ghi số miếng sắt xem như là một “ contenơ ” mà cần cẩu điện gắp được lên bảng. Phần thi này không có tính đối kháng giữa các đội mà dựa vào số miếng sắt mà cần cẩu điện gắp được trong 3 phút, đội nào nhiều hơn sẽ thắng trong trò chơi này. Cổ động viên hai lớp cổ vũ rất nhiệt tình làm không khí phần thi thật sự sôi động, mỗi khi còn 10 giây nữa là hết giờ các em đều làm đồng hồ đếm ngược đếm 10,9,8…làm cho các bạn dự thi thật sự hồi hộp, tuy nhiên, điều đó làm cho không khí càng thêm náo nhiệt.

Cần cẩu điện của các nhóm thiết kế đều đảm bảo yêu cầu là hoạt động được, tuy nhiên có một số nhóm như nhóm Galvani, nhóm Cực quang thiết kế phần công tắc chưa tốt nên khi ngắt mạch có khi nam châm nhả miếng sắt ra, có khi không nên số lượng miếng sắt “cẩu” được không nhiều. Còn nhóm Ơ-xtet, nhóm “7anh em siêu nhân” thiết kế cần cẩu điện khá tốt, tuy nhiên do các em thử nhiều trước đó nên vào phần thi chính thức thì nguồn điện bị yếu nên đang thi thì nam châm hút không được nữa đành bỏ cuộc trước khi hết giờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau 3 phút đội gắp được ít miếng sắt nhất là nhóm “7anh em siêu nhân” với 6 miếng, còn đội gắp được nhiều nhất là đội BDH3T với 31 miếng. Phần thắng thuộc về đội BDH3T là xứng đáng vì đây là một đội rất nghiêm túc trong công việc và thiết kế “cần cẩu điện” rất chắc chắn với một nguồn điện mạnh.

Hình 3.7: Ban giám khảo

Hình 3.6: Kiểm tra trước giờ thi đấu

Một số hình ảnh ở trò chơi “ Cánh tay siêu khỏe” Hình 3. 6: Kiểm tra trước giờ thi đấu

Hình 3. 7: Ban giám khảo Hình 3. 8: Chuẩn bị các miếng sắt Hình 3. 9: Đội BDH3T chuẩn bị thi đấu

Hình 3. 10: “Cần cẩu điện” đang hút miếng sắt Hình 3. 11: Nhả miếng sắt để đóng mạch

Hình 3.8: Chuẩn bị các miếng sắt Hình 3.9: Đội BDH3T chuẩn bị thi đấu

* Phần xemina tìm hiểu, mở rộng kiến thức

Sau trò chơi khởi động hấp dẫn và sôi động là phần xemina . Có 3 đội tham gia phần thi này là :

+ Nhóm Ơ-xtet lớp 11H với bài “ Bão từ - Hiểm họa đến từ quả cầu lửa khổng lồ”

+ Nhóm Cực Quang lớp 11T với bài “ Cực quang – Sắc màu của tự nhiên” + Nhóm Strong Power 11T với bài “ Tàu đệm từ”

Hình 3. 12: HS thuyết trình về "Tàu đệm từ"

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động ngoại khóa các chương “từ trường” và “ cảm ứng điện từ” vật lí 11thpt (Trang 100 - 115)