Vai trò của hoạt động ngoại khóa môn vật lí

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động ngoại khóa các chương “từ trường” và “ cảm ứng điện từ” vật lí 11thpt (Trang 27 - 35)

1.5.4.1.Vai trò của HĐNK trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh a.Khái niện KNS:

- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

- Theo UNICEP, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ, kĩ năng.

- Theo Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESSCO), KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. KNS gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:

+ Học để biết (Learning to know) gồm kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…,

+ Học để làm(Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đạt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…

+ Học để làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng như : kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tự nhận thức, tự tin…

+ Học để chung sống (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện cảm thông…

Từ những quan niệm trên có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của

mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

b.Tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS ở nhà trường phổ thông.

* KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:

Thực tế cho thấy có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người , có nhận thức đúng chưa chắc có hành vi đúng. Do vậy rất nhiều người có sự hiểu biết, thậm chí rất sâu sắc về pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Đó là vì họ đã thiếu KNS.

KNS là nhịp cầu để giúp con người biến những kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen lành mạnh, tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những thử thách khó khăn.

Không những thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thiếu KNS của cá nhân sẽ là nguy cơ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội. Ngược lại, mỗi cá nhân có KNS tốt, xã hội sẽ ngày càng phát triển.

* Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.

Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có KNS các em sẽ không thể thức hiện tốt trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.

Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường như hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động của nhiều yết tố tích cực lẫn tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với khó khăn thách thức, những áp lực tiêu cực. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho HS là thật cần thiết, giúp các em hòa nhập cuộc hiện đại, năng động một cách tốt nhất.

* Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Như vậy mục tiêu giáo dục phổ thông là chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đổi mới theo hướng “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học…

Giáo dục KNS cho HS với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội…rõ ràng là phù hợp với mục tiêu của giáo dục phổ thông.

* Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới rất quan tâm đến việc giáo dục KNS cho HS và đã được thực hiện trong các nhà trường phổ thông. Việc giáo dục KNS cho HS thường được tổ chức theo ba hình thức:

+ KNS là một môn học riêng biệt.

+ KNS được tích hợp vào một vài môn học chính.

+ KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học.

Từ những lí do trên, có thể khẳng định rằng việc giáo dục KNS cho học sinh trong trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.[6],[17]

c. Giáo dục kĩ năng sống trong HĐNK môn vật lí

Có rất nhiều KNS được rèn luyện thông qua việc HS tham gia các HĐNK. Tuy nhiên, trong HĐNK vật lí , một số KNS chủ yếu sau sẽ được rèn luyện cho HS thông qua quá trình các em tham gia các HĐNK.

* Kĩ năng thể hiện sự tự tin

Thông qua các HĐNK vật lí, học sinh được rèn luyện kĩ năng thể hiện sự tự tin. Các em tin vào khả năng bản thân mình khi thực hiện các công việc được giao.

Ví dụ một em học sinh không mạnh dạn tham gia vào hoạt động thuyết trình một vấn đề nào đó trước đám đông, vì không tự tin bản thân mình có thể làm tốt được. Nhưng khi tham gia các HĐNK, được sự động viên của bạn bè, thầy cô , một môi trường học tập cởi mở, em đã chiến thắng bản thân mình để tham gia và thể hiện tốt bài thuyết trình, được thầy cô và bạn bè khen ngợi, đánh giá cao .Từ đó, em tự tin vào bản thân mình hơn và mạnh dạn tham gia vào các hoạt động khác cũng như tự tin mỗi khi nhận nhiệm vụ mà thầy cô giao cho.

Ngoài ra, kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các em HS giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và chính kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề.

* Kĩ năng hợp tác

Kĩ năng hợp tác là khả năng bản thân cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và làm việc có hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm.

Kĩ năng hợp tác là rất cần thiết vì mỗi người có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác sẽ giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ tập thể và đem lại thành công chung.

HĐNK nói chung và HĐNK vật lí nói riêng là cơ hội rất tốt để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS. Bởi lẽ, thông thường các HĐNK được tổ chức cho các nhóm HS. Khi tham gia vào các nhóm sinh hoạt, HS sẽ được rèn luyện những đức tính sau:

- Biết tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động của nhóm, tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết. Ví dụ như : thực hiện đúng giờ giấc sinh hoạt của nhóm, hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn…

- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.

- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.

- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công.

- Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ, vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm.

- Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra.

* Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là một KNS quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.

HĐNK vật lí là một hoạt động giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến thức. Do đó, để tham gia các hoạt động, kiến thức yêu cầu đối với HS không những chỉ có ở sách giáo khoa mà còn ở nhiều nguồn tư liệu khác như các tạp chí, sách tham khảo, internet….Do đó, với một “ rừng ” thông tin như vậy, HS phải có kĩ năng tìm kiếm, phân tích và chọn lọc những thông tin cần thiết và phù hợp cho mình.

Ví dụ : để tìm kiếm thông tin cho bài thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp nhà bác học Ampe, HS phải biết tìm kiếm và khai thác thông tin này từ các sách tham khảo, internet chứ không thể ở trong sách giáo khoa vì ở đó thông tin rất ít. Các đoạn phim, hình ảnh và thông tin phong phú sẽ giúp bài thuyết trình của các em thành công hơn. Hay như khi tham gia làm một mô hình thiết bị máy móc nào đó vận dụng các nguyên lí của vật lí, HS có thể khai thác thông tin từ mạng internet, tìm những trang web có hướng dẫn về vấn đề này hay tham khảo từ thầy cô, các anh chị học khóa trước, bạn bè, người thân…Thông qua các hoạt động đó, HS dần có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin và có thể những lần sau, khi cần tìm kiếm thông tin các em biết cách tìm được nhiều thông tin bổ ích và cần thiết trong thời gian ngắn nhất.

Như vậy, HĐNK vật lí là điều kiện tốt để GV có thể lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh đồng thời cùng với việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội các tri thức và kĩ năng vật lí khác. Vì những đặc thù của HĐNK, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua HĐNK có nhiều thuận lợi so với các hoạt động tổ chức dạy học khác. Nếu làm tốt điều này, HĐNK đã góp phần rất lớn vào việc giáo dục toàn diện cho HS.

1.5.4.2.Vai trò của HĐNK vật lí đối với việc nâng cao hứng thú học tập môn

vật lí.

a. Khái niệm :

Hứng thú học tập môn vật lí là sự yêu thích, ham học, có cảm giác phấn chấn khi tiếp xúc với môn học, phát triển tối đa trí tuệ, sức sáng tạo, tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm tòi. Từ đó lĩnh hội tri thức, kĩ năng vật lí một cách nhẹ nhàng, không căng thẳng.

b. Vai trò của hứng thú học tập:

- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động trong học tập, tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.

- Có hứng thú học tập các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái hay cái lí thú trong học tập, không cảm thấy kiến thức khô khan, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin và sự say mê trong học tập.

- Có hứng thú, các em sẽ chủ động trong học tập, không đợi thầy cô, cha mẹ nhắc nhở. Các em biết phân chia thời gian hợp lí trong học tập nhằm đạt kết quả cao nhất.

Như vậy, việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là điều vô cùng cần thiết. Có thể nói rằng, nếu GV tạo được hứng thú cho HS trong một giờ học thì đã tạo được 80% sự thành công của giờ học đó. Người GV có khả năng tạo hứng thú cho HS trong dạy học là một sự thuận lợi rất lớn góp phần vào sự thành công của quá trình dạy học.

c. Những biểu hiện của hứng thú trong học tập:

Hứng thú học tập biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê học tập môn học. Cụ thể:

+ Trong giờ học: các em chăm chú lắng nghe thầy cô, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, hoạt động nhóm tích cực, đặt câu hỏi với thầy cô, tranh luận với thầy cô, bạn bè…

+Ngoài giờ học: chủ động làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới, tìm hiểu mở rộng thêm nhiều kiến thức được học trong lớp thông qua sách tham khảo, internet, thầy cô, bạn bè; sưu tầm nhiều sách tham khảo, tài liệu phục vụ học tập; tự làm đồ dùng học tập, các đồ chơi vận dụng kiến thức đã học, vận dụng kiến thức phục vụ cuộc sống hàng ngày…[15]

d.Vai trò của HĐNK đối với việc nâng cao hứng thú học tập môn vật lí:

Hiện nay, với chủ trương đổi mới phương pháp học tập ở mọi bậc học, cấp học, yêu cầu phương pháp học tập phải tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh. HĐNK với những nội dung và hình thức tổ chức phong phú là điều kiện tốt để giúp nâng cao hứng thú học tập bộ môn vật lí cho học sinh. Có thể dẫn chứng một số ví dụ như sau:

- Một HS mất căn bản về một kiến thức vật lí nào đó, qua HĐNK học nhóm chẳng hạn, em được bạn bè giúp củng cố lại kiến thức đó. Từ đó em cảm thấy tự tin hơn và hứng thú học tập hơn.

- Khi tham gia vào HĐNK tìm tư liệu cho bài thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà vật lí, các em có thể học tập được những đức tính từ các nhà bác học, họ là những gương sáng cho các em noi theo. Từ đó, các em có những chuyển biến trong nhận thức về việc học và hứng thú hơn trong học tập.

- Một HS nhút nhát, không tự tin, nhưng thông qua các HĐNK cùng làm việc với thầy cô, bạn bè, được thầy cô, bạn bè động viên, giúp đỡ, khen ngợi em sẽ thấy tự tin hơn từ đó trở nên hứng thú trong học tập môn vật lí.

- Nhiều GV khi tổ chức dạy học trên lớp cứng nhắc chạy theo thời gian cho kịp bài học, phương pháp nhàm chán làm HS mất hứng thú học vật lí. Nhưng thông

qua HĐNK, thời gian chủ động hơn và hình thức phong phú là cho em lấy lại hứng thú trong học tập.

- Có trường hợp HS do không thích GV môn vật lí nên không hứng thú học bộ môn này, thông qua HĐNK, thầy trò có thời gian tiếp xúc nhiều hơn, có thể các em sẽ hiểu hơn về GV, từ đó cải thiện mối quan hệ thầy-trò cũng giúp em hưng thú hơn trong việc học.

- Tham gia HĐNK vật lí, các em HS có điều kiện tìm hiểu sâu rộng hơn về những ứng dụng của vật lí trong cuộc sống, thấy được vai trò của vật lí trong việc mang lại lợi ích phục vụ cuộc sống hàng ngày. Từ đó, các em có ước mơ, hoài bão về tương lai, nghề nghiệp của mình. Đó chính là động lực, hứng thú để các em học tập.

Như vậy, tổ chức HĐNK một cách thích hợp sẽ là điều kiện tốt để người GV khơi gợi hứng thú học tập nơi học sinh. Có hứng thú thì các em mới chủ động, tích cực trong học tập từ đó kết quả học tập sẽ được nâng lên.

1.5.4.3. Vai trò của HĐNK vật lí đối với việc củng cố và mở rộng kiến

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động ngoại khóa các chương “từ trường” và “ cảm ứng điện từ” vật lí 11thpt (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)