Nội dung và hình thức bài tập rèn luyện năng lực tri giác ngôn ngữ,

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 ở trung học cơ sở (Trang 64 - 71)

2.2. Một số biện pháp rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho

2.2.3.2. Nội dung và hình thức bài tập rèn luyện năng lực tri giác ngôn ngữ,

hiện hình tượng nghệ thuật

Bài tập tri giác ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình

- Mục tiêu: Củng cố mức độ nhận thức, khả năng nhạy bén, tinh tế trước vẻ đẹp của “điểm sáng thẩm mĩ” trong văn bản.

- Hình thức: là những bài tập trắc nghiệm rèn kĩ năng đọc, nghe để nhận biết biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Vận dụng: Sử dụng cho việc dẫn vào bài hay luyện tập để kiểm tra, nắm bắt tinh thần tự đọc, đánh giá khả năng nhận biết ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm của học sinh.

- Yêu cầu cần đạt:

+ Thuộc lòng bài thơ, nắm vững kiến thức tác phẩm đã học trước và kiến thức liên môn có liên quan để giải mã ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm.

+ Nhận biết được các yếu tố ngôn ngữ đặc sắc, các phép chuyển nghĩa…trong mạch cảm xúc trữ tình và tư tưởng nghệ thuật ấy.

- Nội dung bài tập: Nhận biết khái quát giá trị tác phẩm, nghĩa ngôn từ, nghĩa văn cảnh, mạch cảm xúc thơ; phát hiện hình ảnh đặc sắc, giọng điệu tác phẩm.

Bài tập 1a.Nối cột A với cột B để có những nhật xét về tư tưởng nghệ thuật

đúng với từng tác phẩm.

A B

1. Bếp lửa của Bằng Việt 2. Nói với con của Y Phương 3. Con cò của Chế Lan Viên

4. Khúc hát ru…. của Nguyễn Khoa Điềm

a. Bài thơ khai thác điệu ru ngọt ngào trìu mến, thể hiện tấm lòng người mẹ yêu thương con gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.

b. Bài thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru như một đúc kết những suy ngẫm sâu sắc về tình mẹ, ý nghĩa lời ru đối với con người.

c. Bài thơ là dòng hồi tưởng, suy ngẫm về những hình ảnh độc đáo, thể hiện tình yêu, trân trọng biết ơn của người đi xa đối với gia đình, quê hương, đất nước.

d. Bài thơ là lời trò chuyện tâm tình với cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, gợi ý nghĩa sâu xa về tình quê hương và đạo lí sống của dân tộc.

Bài tập 2a. Bài Đồng chí của Chính Hữu tập trung thể hiện sức mạnh của

dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm. Em hãy ghi ra những dòng thơ đó.

Bài tập 3a. Nghĩa đúng nhất của hai tiếng “Đồng chí”, tiêu đề bài thơ của

Chính Hữu:

A. Là người cùng hoàn cảnh xuất thân.

B. Là người cùng sẻ chia khó khăn, gian khổ. C. Là những người chung chí hướng, lí tưởng.

D. Là những người cùng chung một dân tộc, một thời đại.

Bài tập 4a. “Nét đặc sắc của bài thơ là giọng điệu và ngôn ngữ. Giọng thơ

rất gần với lời nói thường, ngôn ngữ tự nhiên, sôi nổi” là nhận xét về bài thơ nào sau đây:

A. Đồng chícủa Chính Hữu. B. Nói với concủa Y Phương.

C. Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật. D. Viếng lăng Báccủa Viễn Phương.

Bài tập 5a. Nhận định đúng nhất về giọng điệu bài thơ Đoàn thuyền đánh

của Huy Cận:

A. Tha thiết, êm đềm, trong trẻo. B. Khỏe khoắn, sôi nổi, bay bổng. C. Ngang tàng, tinh nghịch, lạc quan. D. Trong sáng, nhẹ nhàng, gợi cảm.

Bài tập 6a.“Cảm hứng lãng mạn đã giúp Huy Cận phát hiện và tạo nên hình

ảnh thơ đẹp, khỏe khoắn”. Em hãy chỉ ra những hình ảnh ấy.

Bài tập 7a. Hai tiếng “Bếp lửa” được Bằng Việt nhắc tới mấy lần trong bài

A. 8 lần. B. 10 lần. C. 5 lần. D. 11 lần.

Bài 8b. Ý nghĩa của việc nhắc lại nhiều lần hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với

cuộc đời bà trong bài thơ?

A. Khẳng định niềm nhớ thương, lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

B. Khẳng định sự nồng đượm, ấm áp bao kỉ niệm về tình bà cháu; dù cháu đi bất cứ nơi đâu cũng nhớ về quê hương, đất nước.

C. Khẳng định tình yêu thương nơi bà dánh cho cháu, nhóm lên trong lòng cháu tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.

D. Khẳng định những kỉ niệm ấm áp của tình bà luôn là nguồn động viên cháu phần đấu, vươn lên vì quê hương, đất nước.

Bài tập 9a.Nhận định nào đúng nhất về Khúc hát ru những em bé trên lưng

mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

A. Bài thơ là một khúc hát với lời ru của bà mẹ Tà Ôi.

B. Bài thơ có hai khúc hát với lời ru của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. C. Bài thơ có ba khúc hát, mỗi khúc có hai lời ru của mẹ và tác giả. D. Bài thơ có ba khúc hát, mỗi khúc có hai lời ru của bà mẹ Tà Ôi.

Bài tập 10a. Những câu nào sau đây của Chế Lan Viên đã khái quát một qui

luật của tình cảm có ý nghĩa rộng lớn, bền vững và sâu sắc? A. Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tây nâng! B. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,

Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi. C. Mai khôn lớn con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân. D. Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Bài tập 11a. Mạch cảm xúc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải xuất

phát từ:

A. Xúc cảm trước mùa xuân của mỗi con người. B. Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên. C. Xúc cảm trước mùa xuân của đất nước. D. Xúc cảm trước mùa xuân của cuộc đời.

Bài tập 12a. Hãy chép ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương để chứng minh rằng hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo.

Bài tập 13a. Ngữ điệu của bài thơ Ánh trăngcó sự thay đổi để thể hiện tâm

trạng của nhà thơ: Khi thì giọng kể – nhịp thơ chảy trôi bình thường; lúc giọng đột ngột cất cao, ngỡ ngàng; khi giọng lại thiết tha rồi trầm lắng cùng xúc cảm và suy tư lặng lẽ. Em hãy chỉ ra những khổ thơ tương ứng với ngữ điệu trên.

Bài tập 14a. Em hãy chỉ ra những hình ảnh từ ngữ cho thấy sự biến đổi của

đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thucủa Hữu Thỉnh.

Bài tập 15a. Trong bài Nói với con của Y Phương, bằng những từ ngữ, hình

ảnh giàu sức gợi cảm, nhà thơ muốn nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình, quê hương. Hãy tìm những câu thơ nói lên điều ấy.

- Mục tiêu: Phát huy khả năng tưởng tượng, liên tưởng để tái hiện hình tượng cảm xúc của bài thơ.

- Hình thức: Thiết lập chủ yếu theo hình thức tự luận. - Vận dụng: Củng cố, luyện tập năng lực tư duy hình tượng. - Yêu cầu cần đạt:

+ Học sinh biết tái hiện hình tượng một cách chân xác các chi tiết nghệ thuật do tác giả dựng nên. Biết hướng sự tái hiện của mình vào việc làm rõ chủ đề bài thơ.

+ Với học sinh khá – giỏi cần biết tái hiện có khái quát các chi tiết theo một hệ thống hình tượng trọn vẹn.

- Nội dung dạng bài tập: vẽ tranh minh họa, tái hiện một tình huống then chốt hoặc toàn tác phẩm; đặt lại tên tác phẩm, đọc diễn cảm.

Bài tập 1b. Em hãy vẽ lại bức tranh mùa xuân ở khổ 1 bài Mùa Xuân nho

nhỏ của Thanh Hải với những gam màu theo tưởng tượng của em.

Bài tập 2b. Hình dung của em về người lính lái xe Trường Sơn ở khổ 3, 4

Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật.

Bài tập 3b.Hình dung của em về bức tranh thiên nhiên trong khổ 2 bài Sang

Thucủa Hữu Thỉnh.

Bài tập 4b. Đoạn cuối bài thơ Đồng chí có ba dòng, tạo nên một bức tranh

độc đáo:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

Bài tập 5b. Hãy miêu tả tâm trạng người lính qua những câu thơ sau trong

Đồng chícủa Chính Hữu:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính.

Bài tập 6b. Em hãy hình dung tâm trạng của chủ thể trữ tình trong đoạn thơ

sau:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này

(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Bài tập 8b. Em hãy hình dung và miêu tả tâm trạng của con người lao động

trong Đoàn thuyền đánh cácủa Huy Cận.

Bài tập 9b. Em hãy hình dung bức tranh biển đêm ở Hạ Long trong Đoàn

thuyền đánh cácủa Huy Cận bằng đoạn văn miêu tả khoảng 10 câu.

Bài tập 10b. Em hãy hình dung thái độ của vầng trăng trong khổ cuối bài

Ánh trăngcủa Nguyễn Duy.

Bài tập 11b. Em hãy đóng vai là người cha trong Nói với con của Y Phương

để nói lên những lời căn dặn con.

Bài tập 12b. Trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, theo em có thể đặt lại

nhan đề là “Thu sang” được không? Vì sao?

Bài tập 13b. Em hãy hình dung tâm trạng của chủ thể trữ tình (nhà thơ) trong Mùa xuân nho nhỏcủa Thanh Hải.

Bài tập 14b. Em hãy hình dung về tình đồng chí, đồng đội trong đoạn thơ sau:

Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Bài tập 15b. Em hãy hình dung tâm trạng Thúy Kiều trong tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 ở trung học cơ sở (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)