Tích hợp kiến thức để giải mã ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 ở trung học cơ sở (Trang 56 - 58)

2.2. Một số biện pháp rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho

2.2.1. Tích hợp kiến thức để giải mã ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình

Thực ra lâu nay, những giáo viên có kinh nghiệm vẫn luôn có ý thức kết hợp giữa ba môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn trong quá trình giảng dạy. Tuy

nhiên, không được chương trình hóa, hiệu quả của sự kết hợp đó vẫn rất hạn chế. Sách giáo khoa chương trình cải cách đã kết hợp cụ thể ba phân môn, tạo điều kiện cho việc dạy và học. Song, người giáo viên Ngữ văn phải thực hiện rất linh hoạt, sáng tạo- đó là luôn suy nghĩ về mục tiêu của bộ môn Ngữ văn nói chung và bài học nói riêng để tìm ra những yếu tố đồng qui giữa ba phân môn, thực hiện tích hợp trong từng thời điểm, theo từng vấn đề.

Điều quan trọng nữa và cũng là nghệ thuật dạy học của người thầy là biết gợi liên tưởng đúng lúc để học sinh nhớ lại một cách hệ thống các kiến thức tiếng Việt liên quan. Từ đó, vận dụng vào phân tích, cắt nghĩa ngôn từ tác phẩm trong mối quan hệ hữu cơ với tư tưởng chủ đề và mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình. Dạy

Sang Thucủa Hữu Thỉnh, giáo viên cần định hướng cho học sinh kiến thức về cách sử dụng động từ, từ láy để khai thác giá trị từ, ngữ, hình ảnh thơ. Các động từ bỗng,

hình như diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng; chùng chình, phả, dềnh dàng,

vắt nửa mình, … tái hiện trạng thái sự vật lúc giao mùa. Đó là sự tinh tế của hồn thơ Hữu Thỉnh.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải chú ý: học bài hôm nay phải ôn lại kiến thức hôm qua và định hướng cho tiếp thu kiến thức ngày mai. Trong thực tế, học sinh học đến đâu chỉ biết đến đấy. Thầy không liên tưởng tới kiến thức đã dạy để củng cố, ôn tập; không rèn luyện cho học sinh ý thức, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để xử lí vấn đề thì sẽ không gợi được trí tò mò, tinh thần ham hiểu biết; đặc biệt không tạo dựng được năng lực liên tưởng cho học sinh. Giả sử, khi bắt đầu dạy bài thơ trữ tình đầu tiên, chương trình đã gợi ý, củng cố cho giáo viên kiến thức về thơ trữ tình, về ngôn ngữ nghệ thuật thơ … Người giáo viên giàu kinh nghiệm, sẽ từ đó hệ thống lại kiến thức của mình về thơ trữ tình, về thi pháp thơ trữ tình để vận dụng trong soạn giảng. Từ bài đầu tiên đó, các bài giảng khác không quên củng cố lại, bám sát đặc trưng của nó để định hướng tìm tòi, suy nghĩ. Dạy những bài thơ thuộc chương trình lớp 9, giáo viên cần huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã dạy để giúp học sinh khai thác ngôn từ tác phẩm. Bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương,

ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… Nếu không có tư duy tổng hợp kiến thức đã học, không thể phân tích sâu sắc giá trị các hình ảnh tác giả sử dụng trong bài thơ. Bài Đồng chí

của Chính Hữu cũng gợi ra nhiều vấn đề từ hai tiếng “Đồng chí” đứng một mình thành một dòng thơ ở giữa bài thơ. Nếu không vận dụng tốt kiến thức về câu đặc biệt, về dấu câu, cách sử dụng đại từ, kể cả cách giải nghĩa từ, giáo viên và học sinh khó có thể khai thác hết ý nghĩa sâu xa của hai từ “Đồng chí” thiêng liêng.

Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong rèn luyện năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tái hiện hình tượng thơ trữ tình vừa phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa; vừa là cơ sở khoa học tiên quyết để giải mã ngôn ngữ thơ; tạo cho học sinh tư duy chính xác, nắm vững giá trị đặc sắc ngôn từ; từ đó rèn trí tưởng tượng không sáo mòn, gượng ép; năng lực tái hiện hình tượng được phát huy.

Chính từ ý nghĩa ấy, khi dạy học thơ trữ tình, ngoài việc bám sát đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng thể loại, giáo viên cần chú ý vận dụng đúng hướng và linh hoạt quan điểm tích hợp. Đồng thời lựa chọn nội dung rèn luyện cơ bản nhất cho quá trình giảng dạy nhằm rèn cho học sinh năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng nghệ thuật.

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 ở trung học cơ sở (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)