Ánh trăngcủa Nguyễn Duy, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Sang thucủa Hữu Thỉnh đều là các bài thơ trữ tình hiện đại được sáng tác vào giai đoạn sau 1975. Các bài thơ đã tái hiện cuộc sống, đất nước và con người Việt Nam trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước; thể hiện chính tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc. Đó là tình yêu quê hương đất nước; những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người như tình đồng chí, tình đồng đội, tình cảm gia đình, khát vọng sống và cống hiến cho đời…Ở hầu hết các tác phẩm, ngôn ngữ thơ bình dị; tình cảm, cảm xúc được thể hiện trực tiếp tạo cho người đọc niềm tin vào cuộc sống, vào tình người. Vẻ đẹp giản dị, gần gũi quen thuộc với cuộc sống ở những bài thơ trữ tình hiện đại là thuận lợi cho học sinh trong việc nắm bắt các trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình; việc tái hiện hình tượng cảm xúc cũng vì thế mà dễ dàng hơn. Vì thế, các em rất thích thú khi học các bài thơ này.
Mang trong mình đặc điểm thơ trữ tình hiện đại, các bài thơ trên thể hiện cái tôi đa diện, nhiều bất an, giằng xé, hướng nội. Sang thucủa Hữu Thỉnh là suy ngẫm về cuộc đời được gắn qua hình ảnh tả thực về hiện tượng thiên nhiên: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Ánh trăng của Nguyễn Duy lại là trăn trở, giằng xé của một người lính sau chiến tranh về thái độ tình cảm đối với năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, …Cái tôi đa diện, nhiều bất an, giằng xé được ẩn dấu sau những ngôn ngữ, hình ảnh cô đọng, hàm súc. Vì vậy, việc phát hiện và giải mã được những ngôn từ cô đọng, hàm súc ấy để lần ra tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của chủ thể trữ tình với những suy ngẫm gửi gắm
trong bài thơ không phải là việc dễ dàng đối với học sinh. Bên cạnh đó, có những bài thơ mà hình ảnh thơ khá xa lạ với các em cũng là khó khăn cho việc tái hiện hình tượng. Ví dụ Sang thucủa Hữu Thỉnh rất gần gũi với học sinh miền Bắc nhưng lại lạ lẫm với học sinh Nam Bộ vì phần lớn các em chưa được trải nghiệm sự chuyển mùa từ hạ sang thu. Đó là khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình. Việc giúp học sinh phát hiện ra “điểm sáng thẩm mĩ”, tái hiện chính xác hình tượng nghệ thuật để nhận ra tư tưởng nhà văn gửi gắm là nghệ thuật lên lớp của mỗi giáo viên.