2.2. Một số biện pháp rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho
2.2.3.1. Mục đích, nguyên tắc thiết lập bài tập
- Mục đích: Xuất phát từ yêu cầu cơ bản của rèn luyện năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ trữ tình, hệ thống bài tập nhằm cụ thể hóa các phương diện cần rèn luyện cho học sinh lớp 9 THCS.
Qua hệ thống bài tập này, học sinh nhận ra được phương hướng và cách thức rèn luyện cho mình trong quá trình học tập; giáo viên có thể lấy đó làm tài liệu tham khảo, kết hợp với kinh nghiệm dạy học của mỗi người để cải tiến thành một hệ thống bài tập tốt hơn, đầy đủ hơn trong quá trình dạy học văn.
Hơn nữa, thông qua làm bài tập của học sinh, giáo viên thu nhận “tín hiệu phản hồi” từ kết quả tiếp nhận của học sinh; đồng thời thông qua đó khắc sâu kiến thức cho các em.
Với mục đích, ý nghĩa đó, hệ thống bài tập này chỉ là những ví dụ nhằm làm sáng tỏ quan niệm của chúng tôi trong rèn luyện năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 THCS, theo tinh thần đặt ra của đề tài. Đó là:
+ Kĩ năng sâu chuỗi các dấu hiệu nghệ thuật ấy, huy động kinh nghiệm sống, trí tưởng tượng làm cơ sở để tái hiện hình tượng nghệ thuật.
Như vậy, hệ thống bài tập rèn năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật cho học sinh tuân theo đúng quy luật của tiếp nhận văn bản ngôn từ: đi từ lớp vỏ vật chất (ngôn từ) đến lớp hình. Qua đó, học sinh sẽ tự tin và từng bước nâng cao kiến thức, kĩ năng tiếp nhận thơ trữ tình của mình.
- Nguyên tắc: Bám sát mục tiêu chung và mục tiêu của bài dạy; bám sát hệ thống kiến thức cơ bản sách giáo khoa; phù hợp với quan điểm thực hành và tích hợp của chương trình, của từng đối tượng học sinh; đáp ứng yêu cầu rèn luyện cho học sinh năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tái hiện hình tượng thơ trữ tình hiện đại.