Yêu cầu luyện tập kĩ năng cho học sinh

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 ở trung học cơ sở (Trang 41 - 44)

1.3. Những nhân tố chi phối việc rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình

1.3.4.2. Yêu cầu luyện tập kĩ năng cho học sinh

Bản chất của quá trình dạy học văn là quá trình phát triển năng lực tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học với dạy học hiện đại là học sinh chủ động, tự giác, tích cực, tự lực trong việc chiếm lĩnh tác phẩm. Nghĩa là khắc phục được sự lệ thuộc trong tư duy của người học. Cá tính sáng tạo của học sinh được tôn trọng. Muốn vậy, người học phải có năng lực tiếp nhận mà tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng ngôn từ là những năng lực đầu tiên, năng lực “cửa ngõ” để đi vào khám phá tác phẩm văn chương.

Như vậy, dạy học văn theo quan điểm của dạy học hiện đại là dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, …để có thể nhận diện và giải mã các “điểm sáng thẩm mĩ”, tái hiện

chuẩn xác hình tượng để dựng lại bức tranh đời sống mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Từ đó, lần ra “điều mới mẻ” mà nhà văn gửi gắm tới bạn đọc.

Việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trên trong dạy học thơ trữ tình cần thiết hơn cả và cũng thuận lợi, khó khăn hơn cả. Cần thiết là do thơ trữ tình mở ra cảm xúc điển hình tiêu biểu cho con người. Cũng như các tác phẩm văn học nói chung, nó đề cao con người, làm phong phú mối quan hệ đạo đức – thẩm mĩ của con người đối với con người, đối với cuộc sống. Có kĩ năng đọc, nghe thơ trữ tình, con người có xúc cảm trước tư tưởng thẩm mĩ của thơ ca. Với học sinh, xúc cảm là gốc rễ của nhận thức, là cơ sở để khám phá “linh hồn” thơ, thưởng thức hương nhụy tinh hoa của nó để nuôi dưỡng tâm hồn.

Thuận lợi là bởi ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình hàm súc và giàu nhạc tính. Hình tượng thơ là hình tượng cảm xúc, dễ gây cảm hứng cho người đọc. Một khi có cảm hứng thơ, học sinh thích đọc thơ, thích nghe thơ. Lại có sự hướng dẫn tích cực của người thầy, niềm yêu thích ấy dễ dàng trở thành niềm đam mê tìm tòi, khám phá. Khi ấy, những bức màn bí ẩn của ngôn từ được mở ra; trong tâm thức các em sẽ nảy sinh tư duy phân tích, so sánh để rồi tái hiện hình tượng và cảm nhận vẻ đẹp ngôn từ, hình tượng nghệ thuật. Như vậy, thế mạnh của ngôn ngữ thơ trữ tình, hình tượng thơ trữ tình tác động hiệu quả giúp học sinh đọc được, nghe được thơ, nhìn được hình tượng cảm xúc; từ đó, các em có thể diễn đạt được những điều mình nghĩ, đồng cảm được với cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Song bên cạnh thuận lợi, khó khăn của việc tiếp thu thơ ca trữ tình cũng ở chính nội dung hàm súc và hình thức tinh tế của bài thơ. Nhà thơ đã đưa người đọc vào thế giới những ý tưởng và sự kích thích mạnh mẽ. Những ý tưởng và sự kích thích này không phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ thường ngày mà bằng ngôn ngữ thi ca. Đọc hiểu được ngôn ngữ thi ca ấy là cả một quá trình rèn luyện không phải giản đơn một sớm một chiều. Chỉ những người có khả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật tốt mới rút ngắn con đường đến với hình tượng thơ. Từ đó, mới có thể cảm và

hiểu nó, diễn đạt được những cảm nhận của mình trước vẻ đẹp của hình tượng thẩm mĩ này.

Đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng cơ bản của học sinh trong qúa trình dạy học văn nói chung và dạy học thơ trữ tình nói riêng, người giáo viên Ngữ văn cần định hướng rèn luyện cho các em những năng lực nhất định. Một trong những năng lực cần thiết đối với các em là năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng nghệ thuật.

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN DẠY HỌC VÀ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TRI GIÁC NGÔN NGỮ, TÁI HIỆN HÌNH TƯỢNG

THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 9 THCS

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình cho học sinh lớp 9 ở trung học cơ sở (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)