0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

3./ Hoàn thiện các hình thức trả lơng của công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ÔTÔ PHÚ THỌ.DOC (Trang 79 -83 )

II. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực cho ngời lao động tại công ty cổ phần vận

3./ Hoàn thiện các hình thức trả lơng của công ty

Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, tiền lơng đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Tiền lơng là một động lực là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, vai trò to lớn của tiền lơng đợc thể hiện trong các mặt sau đây:

- Tiền lơng là một công cụ kinh tế sắc bén, nó có tác dụng sắp xếp điều phối sức lao động giữa các ngành các vùng, các khâu của quá trình tái sản xuất một cách có kế hoạch và hợp lý.

- Có khả năng thu hút các nguồn lao động tiềm tàng tham gia vào quá trình lao động sản xuất để ngày càng sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội khio áp dụng đúng đắn các chế độ tiền lơng.

- Có tác dụng lớn trong việc giáo dục thái độ quan điểm lao động đúng đắn làm cho ngời lao động có kỷ luật lao động tốt hơn, ý thức tự giác cao hơn, quan tâm tôt hơn đến việc sử dụng ngày càng có hiệu quả t liệu sản xuất cũng nh sử dụng tôt thời gian lao động.

- Có tác dụng kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích tập thể, cá nhân ngời lao động và lợi ích xã hội, khuyến khích ngời lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao trình độ lành nghề, làm cho năng suất lao động ngày càng cao là điều kiện cơ bản để tăng tích luỹ, mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống lao động.

- Tiền lơng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, phản ánh mức hao phí lao động để sản xuất ra đơn vị sản phẩm. Do đó, thông qua chính sách về tiền lơng cũng có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lao động, định mức chi phí tiền lơng cho một đơn vị sản phẩm cũng nh hiệu quả của các biện pháp quản lý kinh tế khác .

Nh vậy, tiền lơng có một vai trò và ý nghĩa rất to lớn đối với sản xuất và ngời lao động . Nhng vai trò chỉ đợc phát huy đầy đủ khi tiền lơng đợc sử dụng một cách khoa học phù hợp với thực tế sản xuất. Chính vì vậy hoàn thiện các hình thức trả lơng cho ngời lao động trong các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết để làm sao tạo ra sự công bằng, có hiệu quả, tạo động lực mạnh thúc đẩy ngời lao động làm việc tốt hơn. Để có quy chế phân phối tiền lơng một cách đúng đắn khoa học phải dựa trên hao phí lao động xét trên tổng thể cả về năng lực trí óc và sức lực mà ngời lao động đã cống hiến đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhìn nhận phân phối tiền lơng là một điều kiện của sản xuất, là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất ( sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng).

3.1 Hoàn thiên hình thức trả lơng cho lái xe

Việc áp dụng định mức lao động cũ có từ năm 1986 làm cho đơn giá tiền l- ơng đợc xác định không chính xác, tiền lơng lái xe nhận đợc không chính xác. Bởi vì, hiện nay có quá nhiều xe chất lợng cao, các tuyến đờng đã đợc cải tạo nâng cấp, nhu cầu của con ngời trên các tuyến đờng ngày càng khác nhau do đó các định mức cũ trở thành lạc hậu không phù hợp với điều kiện mới. Do đó, công ty cần phải xây dựng lại định mức lao động mới cho phù hợp với điều kiện

hiện nay, xây dựng định mức tiên tiến cho các dòng xe hiện đại từ đó đơn giá tiền lơng phản ánh đợc chính xác và tiền lơng ngời lái xe nhận đợc chính xác.

Việc định mức lao động phải đợc tiến hành thờng xuyên cho phù hợp với thực tế.

Hiện nay, công ty mới chỉ khoán một phần, cha thực hiện khoán gọn

( nghĩa là có những chi phí công ty phải chi nh cầu, phà, cớc, đại tu, săm, ác quy; lái xe chỉ chi có 4 khoản: chi sửa chữa và bảo dỡng thờng xuyên, nhiên liệu, dầu nhờn, lơng lái xe). Nên dẫn đến tình trạng lái xe không giữ gìn xe cẩn

thận, gây lãng phí những phần lái xe không phải chi.... Để khắc phục điều này, công ty nên thực hiện khoán gọn toàn bộ cho lái xe (lái xe tự chi toàn bộ). Vời hình thức khoán gọn này, nó giúp cho ngời lái xe có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo quản xe, tránh lãng phí vì toàn bộ chi phí ngời lái xe phải chi. Nhng việc xác định định mức khoán rất khó, đòi hỏi ngời định mức phải có trình độ chuyên môn vững, phải bám sát thực tế và phải thờng xuyên tiến hành định mức.

3.2 Hoàn thiện hình thức trả lơng cho hai phân xởng sửa chữa

Việc trả lơng cho ngời lao động ở cả hai phân xởng bằng hệ số bình bầu xếp loại vẫn còn một số nhợc điểm cần khắc phục nh: việc bình bầu theo hệ số xếp loại cha có một tiêu chuẩn cụ thể chỉ dựa vào những nhận xét đánh giá một cách chủ quan nhiều khi có sự chiếu cố không giám nói thẳng, nói thật trớc mặt nhau.

Để khắc phục nhợc điểm này, công ty phải xây dựng một số tiêu chuẩn thật cụ thể, làm căn cứ thống nhất để xét bình bầu, đồng thời tổ trởng và công đoàn cơ sở phải trực tiếp theo dõi ngời lao động.

Tiêu chuẩn chủ yếu để bình bầu cần đợc đặt ra đối với công ty là: Chất lợng sản phẩm; Năng suất lao động; Tiết kiệm nguyên vật liệu; Ngày công tham gia; ý thức chấp hành thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, ATLĐ và VSLĐ; Bảo quản tốt máy móc thiết bị hiện có.

Sau mỗi phần làm việc ( khi sửa xong toàn bộ phần đợc giao cho tổ). Tổ tr- ởng, công đoàn cơ sở và các công nhân trong tổ trao đổi nhận xét thống nhất và đi đến công bố số điểm của từng ngời. Nếu thấy có trờng hợp nào cha hợp lý thì mọi ngời sẽ tham gia đóng góp ý kiến với tổ xem xét lại, nếu chiếm đa số (>50% nhất trí ) thì lấy đó làm căn cứ tính lơng.

Việc bình điểm phải theo dõi sát sao hàng ngày, phải công tâm, tránh thiên vị và tránh nể nang cảm tính, đoàn kết một chiều.

3.3 Cải tiến hình thức chi trả lơng cho khối lao động quản lý

Với cách chi trả lơng cho khối lao động quản lý của công ty hiện nay đợc tính theo hệ số cấp bậc và tiền lơng tối thiểu do Nhà nớc quy định, không gắn với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty. Việc quy định hệ số trách nhiệm với từng chức danh và nhân hệ số trách nhiệm với tiền lơng cấp bậc làm cho tiền lơng mọi ngời nhận đợc có sự khác nhau (ngời nào có cấp bậc cao, có hệ số trách nhiệm cao thì tiền lơng nhận đợc rất cao và ngợc lại) dẫn đến sự chênh lệch về tiền lơng lớn giữa những ngời làm khối văn phòng; giữa khối văn phòng với khối sản xuất trực tiếp. Việc quy định hệ số trách nhiệm không nên quy định cố định với từng chức danh, vì có những ngời mới vào hệ số cấp bậc thấp, nhng họ làm việc hết sức mình, có trách nhiệm hơn những ngời làm việc lâu năm có hệ số cấp bậc cao vậy mà hệ số trách nhiệm của ngời mới vào nhận đợc lại thấp hơn.Từ đó sẽ không tạo ra một động lực chung cho mọi ngời lao động trong công ty, đã nảy sinh sự phàn nàn từ phía ngời lao động trực tiếp sản xuất về tính công bằng trong phân phối tiền lơng giữa hai khối.

Để gắn trách nhiệm của mọi ngời lao động với công việc và tạo ra một sự công bằng trong phân phối tiền lơng, công ty nên cải tiến hình thức chi trả lơng cho khối cơ quan nh sau:

- Công ty nên căn cứ vào việc hoàn thành công việc, có ý thức làm việc , đem lại kết quả cao trong công việc của từng ngời trong từng tháng để xếp loại hệ số trách nhiệm cho ngời đó.

VD: Trong tháng 3/2001, cô Phùng thị Hiền( nhân viên ) hoàn thành tốt công việc đợc giao, đi làm đúng giờ không có ngày nghỉ – hệ số trách nhiệm =0,3. Chú Bùi Ngọc Tạo (Phó phòng tổ chức )cha hoàn thành công việc đợc giao, có 2 ngày nghỉ – hệ số trách nhiệm = 0,2.

- Nên nhân hệ số trách nhiệm với tiền lơng tối thiểu do Nhà nớc quy định, c không nên nhân với tiền lơng cấp bậc, để tiền lơng của khối văn phòng không quá cao so với khối sản xuất trực tiếp, rút ngắn khoảng cách về tiền lơng giữa mọi ngời trong cùng khối và khác khối.

- Tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh, cụ thể là vào doanh thu của công ty trong từng tháng, quý, năm mà có các hệ số tăng lơng khác nhau, cụ thể là:

. Nếu doanh thu thực tế đạt 100% thì HTL = 1

. Nếu doanh thu thực tế đạt 100% ữ 110% thì HTL =1,06 ữ1,08 . Nếu doanh thu thực tế đạt 110% ữ 120% thì HTL = 1,08 ữ 1,2 . Nếu doanh thu thực tế đạt 95% ữ 100% thì HTL = 0,8 ữ 1 . Nếu doanh thu thực tế đạt 90% ữ 95% thì HTL = 0,6 ữ 0,8

Công thức tính trả lơng theo cách mới:

tt TN CV KV TL tt tt CB TN tt CV tt tt KV TL tt tt CB NVQL TL • ) H + H + H ( + H • N • 24 TL • H = ) có nếu ( H • TL + ) có nếu ( H • TL + TL • H + H • N • 24 TL • H = TL

Trong đó:HTL hệ số tăng lơng

Cách tính lơng này đảm bảo đợc nguyên tắc:

+ Tốc độ tăng của doanh thu bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng tiền lơng bình quân.

+ Luôn đảm bảo tỷ trọng của quỹ tiền lơng so với tổng doanh thu. + Đảm bảo lợi ích cho cả công ty và ngời lao động.

+ Đảm bảo công bằng trong việc phân phối tiền lơng trong công ty.

Nh vậy, tình hình cải tiến chi trả lơng trong khối cơ quan đã phản ánh đúng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, góp phần gắn trách nhiệm, quyền lợi của lao động quản lý, gián tiếp với lao động trực tiếp, tạo ra đợc mối quan hệ t- ơng hỗ chặt cgẽ hơn giữa hai khối: khối cơ quan và khối sản xuất. Điều này sẽ tạo ra động lực cho toàn bộ khối công nhân viên trong công ty cùng góp sức cho công ty phát triển đi lên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ÔTÔ PHÚ THỌ.DOC (Trang 79 -83 )

×