Khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 120)

Bảng 3.1. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non Quận 3, TP HCM

Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi ĐTB Thứ hạng ĐTB Thứ hạng 1. Nâng cao nhận thức về đổi mới PPGDMN

1.1 Tuyên truyền, giải thích về tầm quan trọng của

1.2 Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản

lý, giáo viên trong việc đổi mới PPGD 2,75 2 2,81 1 1.3 Thông qua họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt

chuyên đề, hội thảo, hội thi 2,73 3 2,81 1

1.4 Tăng cường hoạt động trao đổi kinh nghiệm về sử dụng PPGD tích cực trong trường và ngoài trường

2,62 4 2,71 3

2. Tăng cường công tác lập kế hoạch đổi mới PPGDMN

2.1 Điều tra và đánh giá tình hình thực hiện yêu cầu

đổi mới PPGDMN trong nhà trường. 2,62 4 2,67 3

2.2 Xác định rõ mục tiêu quản lý đổi mới

PPGDMN. 2,76 1 2,70 1

2.3 Xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung

đổi mới PPGDMN 2,62 4 2,69 2

2.4 Xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD cấp trường,

cấp tổ - nhóm chuyên môn theo từng thời gian 2,71 2 2,65 4 2.5 Xác định các nguồn lực cho việc đổi mới

PPGDMN 2,63 3 2,58 5

3. Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGDMN

3.1 Sắp xếp các tổ, nhóm chuyên môn hợp lý 2,70 5 2,62 7 3.2 Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là

những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tiên phong trong việc đổi mới PPGD.

2,61 6 2,70 3

3.3 Xây dựng các quy chế sinh hoạt chuyên môn,

chú trọng việc tăng cường đổi mới PPGD. 2,84 1 2,61 8 3.4 Tổ chức các buổi hội thảo, hội thi về đổi mới

PPGD 2,74 2 2,66 4

3.5 Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về PPGD tích cực,

ứng dụng CNTT trong đổi mới PPGD 2,72 4 2,75 1

3.6 Xây dựng ý thức tự học, tự bồi dưỡng cho giáo

viên về đổi mới PPGD. 2,60 7 2,65 6

3.7 Tổ chức các phong trào thi đua đổi mới PPGD 2,73 3 2,71 2 3.8 Mở rộng giao lưu và học tập kinh nghiệm đổi

4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPGDMN

4.1. Xây dựng chuẩn đánh giá HĐGD cụ thể của

GV theo hướng đổi mới PPGD 2,71 3 2,89 2

4.2. Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất

việc chuẩn bị kế hoạch HĐGD đổi mới PPGD 2,70 4 2,92 1 4.3. Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động

của tổ chuyên môn về vấn đề đổi mới PPGD 2,58 6 2,80 4 4.4. Tổ chức dự giờ giáo viên định kỳ, đột xuất, rút

kinh nghiệm, đánh giá, xếp lọai việc tổ chức các HĐGD theo các tiêu chí đổi mới PPGD

2,75 1 2,66 5

4.5. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về đổi mới

PPGD trong nhà trường từng học kỳ, từng năm 2,75 1 2,59 6 4.6. Khen thưởng, khuyến khích và nhân điển hình

gương giáo viên thực hiện tốt đổi mới PPGD 2,68 5 2,81 3

5. Tăng cường các điều kiện thực hiện đổi mới PPGDMN

5.1 Cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu,

phương tiện và TBGD hiện đại 2,68 4 2,59 4

5.2 Phân cấp rõ ràng trong quản lý đối mới PPGD 2,76 1 2,81 1

5.3 Phối hợp chặt chẽ hơn với gia đình trẻ để thực

hiện đổi mới PPGD 2,66 5 2,79 2

5.4 Huy động nguồn kinh phí cho hoạt động đổi

mới PPGD 2,75 2 2,54 5

5.5 Có chế độ, hình thức khuyến khích, động viên

các giáo viên đổi mới PPGD 2,71 3 2,69 3

Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL và GV các trường MN quận 3 từ bảng 3.1 về các biện pháp quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ cho thấy CBQL và GV đánh giá các biện pháp đề xuất là “cần thiết” và “khả thi” (ĐTB từ 2,4 đến cận 3). Trong đó, các biện pháp được đánh giá cao nhất là:

* Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về đổi mới PPGDMN

- Xét về “tính cần thiết” thì tiêu chí: “Tuyên truyền, giải thích về tầm quan trọng của đổi mới PPGD” được xếp thứ hạng cao nhất”. (ĐTB = 2,84)

- Xét về “tính khả thi” thì hai tiêu chí: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên trong việc đổi mới PPGD” và “thông qua họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, hội thi” đồng xếp vị trí thứ nhất. (ĐTB = 2,81) * Nhóm biện pháp 2: Tăng cường công tác lập kế hoạch đổi mới PPGDMN

- Tiêu chí “xác định rõ mục tiêu quản lý đổi mới PPGDMN” được xếp cao nhất cả về “tính cần thiết” (ĐTB = 2,76) và “tính khả thi”. (ĐTB = 2,70)

* Nhóm biện pháp 3: Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGDMN

- Xét về “tính cần thiết” thì tiêu chí: “Xây dựng các quy chế sinh hoạt chuyên môn, chú trọng việc tăng cường đổi mới PPGD” được xếp thứ hạng cao nhất”. (ĐTB = 2,84)

- Xét về “tính khả thi” thì tiêu chí: “Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về PPGD tích cực, ứng dụng CNTT trong đổi mới PPGD” xếp vị trí cao nhất. (ĐTB = 2,75) * Nhóm biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPGDMN

- Xét về “tính cần thiết” thì hai tiêu chí: “Tổ chức dự giờ giáo viên định kỳ, đột xuất, rút kinh nghiệm, đánh giá, xếp lọai tiết học theo các tiêu chí đổi mới PPDH” và “Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về đổi mới PPGD trong nhà trường từng học kỳ, từng năm” đồng được xếp thứ hạng cao nhất”. (ĐTB = 2,75)

- Xét về “tính khả thi” thì tiêu chí: “Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất việc chuẩn bị kế hoạch HĐGD đổi mới PPGD”xếp vị trí cao nhất. (ĐTB = 2,92)

* Nhóm biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện thực hiện đổi mới PPGDMN

- Tiêu chí “phân cấp rõ ràng trong quản lý đối mới PPGD” được xếp cao nhất cả về “tính cần thiết” (ĐTB = 2,76 ) và khả thi”. (ĐTB = 2,81).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở mục tiêu phát triển bậc học trong giai đoạn mới, kết quả nghiên cứu lý luận (Chương 1) và thực tiễn (Chương II), chúng tôi đề xuất năm nhóm biện pháp quản lý quản lý đối mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non Quận 3, bao gồm:

• Nâng cao nhận thức về việc thực hiện đổi mới PPGDMN cho đội ngũ CBQL,GV trường MN.

• Tăng cường công tác lập kế hoạch đổi mới PPGDMN.

• Tăng cường tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPGDMN

• Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện việc thực hiện đổi mới PPGDMN.

• Tăng cường các điều kiện thực hiện việc đổi mới PPGDMN.

Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ là công việc hết sức cần thiết, góp phần đạt được mục tiêu của việc đổi mới CTGDMN, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Chính vì thế, để chất lượng CSGD trẻ đạt hiệu quả cao trên bình diện rộng lớn thì quản lý đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ là nhiệm vụ quan trọng của CBQL các trường MN hiện nay. Công tác quản lý hoạt động đổi mới PPGDMN phải được thực hiện theo các chức năng và nội dung quản lý với những biện pháp quản lý cụ thể, từ khâu lập kế hoạch đổi mới PPGDMN, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đổi mới đến đảm bảo các diều kiện cần thiết cho hoạt động đổi mới PPGDMN.

Thực trạng quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường MN Quận 3 TP HCM hiện nay đã đạt được một số ưu điểm và cũng có những hạn chế nhất định sau:

Về nhận thức: CBQL và GV các trường MN đã nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ và các định hướng đổi mới của PPGDMN nên đã tập trung thực hiện theo các định hướng đó.

Về ưu điểm: CBQL các trường MN đã luôn phát huy vai trò trách nhiệm, năng lực chuyên môn cùng các kinh nghiệm quản lý, tiên phong trong đổi mới, tích cực học hỏi và tổ chức thực hiện nghiêm túc đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. CBQL trường MN đã thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đổi mới PPGDMN từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPGDMN. Hiệu trưởng được đánh giá cao về năng lực chuyên môn, năng lực lập kế hoạch, phát huy dân chủ trong quản lý. Đội ngũ nhiệt tình, trách nhiệm, cầu tiến, sự ủng hộ của CBQL, GV, nhân viên trong việc thực hiện đổi mới PPGDMN là rất quan trọng. Nó tạo nên sự đồng thuận cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.

Về hạn chế: Ở từng nội dung quản lý cũng còn các hạn chế cần phải khắc phục: Công tác quản lý đổi mới PPGDMN chưa phối hợp trong quản lý giữa BGH với các cấp quản lý trung gian; GV chưa được tập huấn đầy đủ về đổi mới PPGDMN; thiếu phương tiện và điều kiện giáo dục, thiếu tài liệu tham khảo vể đổi mới PPGDMN do đó GV thiếu các kỹ năng: lập kế họach GD theo chủ đề, sử dụng PPGD tích cực, TBGD và các phương tiện kỹ thuật hiện đại; Môi trường tổ chức các HĐGD nhỏ hẹp, số trẻ/ GV vượt quá quy định là vấn đề còn tồn đọng trong bậc học mầm non của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung đặc biệt tại Quận 3. Do đó công tác quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường MN Quận 3, TP Hồ Chí Minh vẫn còn những hạn chế nhất định.

Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, đề tài đề xuất năm nhóm biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu ở phần thực trạng từ các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá đó là các nhóm biện pháp:

- Nâng cao nhận thức về việc thực hiện đổi mới PPGDMN cho đội ngũ CBQL,GV trường MN.

- Tăng cường công tác kế hoạch hóa việc thực hiện đổi mới PPGDMN.

- Tăng cường tổ chức chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPGDMN một cách có hiệu quả.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPGDMN . - Tăng cường các điều kiện thực hiện đổi mới PPGDMN .

Các nhóm biện pháp được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phải được thực hiện đồng bộ. Kết quả khảo sát ý kiến về các nhóm biện pháp đề xuất đã xác nhận tính cần thiết, khách quan và tính khả thi của các biện pháp.

2. Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, tác giả có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh

- Tổ chức tập huấn cho CBQL cấp phòng và BGH các trường mầm non về quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.

- Tổ chức hội thảo chuyên môn, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về công tác quản lý đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.

- Mời chuyên gia bồi dưỡng về đổi mới PPGDMN cho CBQL và GV mầm non

- Có chế độ chính sách hợp lí hơn cho GDMN, vì cường độ lao động của GVMN rất vất vả, thời gian lao động từ 10- 12 tiếng/ ngày. Vì vậy để giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt quản lý đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, việc quan tâm đến đời sống của giáo viên mầm non là vấn đề hết sức cấp thiết.

- Tăng tiền lương, trợ cấp cho GVMN để góp phần cải thiện đời sống, giúp giáo viên yên tâm công tác và tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng GV nhất là bồi dưỡng về năng lực thực hiện đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ mầm non. Có chính sách khen thưởng, tạo động lực cho GV thực hiện tốt công việc này.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục- đào tạo Quận 3

- Tiếp tục phát triển, tạo điều kiện cho BGH và GV ở các trường MN học tập, nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn.

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho BGH về việc quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ mầm non.

- Tổ chức bồi dưỡng cho GV về các đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ mầm non.

- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng lập kế hoạch giáo dục thiết kế theo hướng tăng cường tính tích cực hoạt động của trẻ.

- Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn để giao lưu, học hỏi giữa các trường trong Quận và với các trường ở quận khác, tỉnh/thành phố khác về chuyên môn nghiệp vụ.

- Tăng cường đầu tư CSVC, TBGD, tài liệu khoa học... và kinh phí cho các trường MN thực hiện đổi mới PPGDMN và CTGDMN.

- Mở rộng, nâng cấp trường học để đạt chuẩn số m²/ học sinh; sỉ số học sinh/ lớp; số học sinh/ GV đáp ứng môi trường cho trẻ họat động tích cực, giúp GV thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới PPGDMN.

2.3. Đối với các trường mầm non

- Các trường tiếp tục vận động CBQL -GV tham gia các lớp học nâng chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ. Vận động các trường cân đối quỹ để chi hỗ trợ và khen thưởng cho các cá nhân tham gia học tập đạt kết quả tốt.

- Nghiên cứu, áp dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp đề tài đã đề xuất tùy tình hình từng trường để nâng cao hiệu quản lý đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.

- Khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện việc đổi mới PPGDMN, có chế độ khen thưởng giáo viên thực hiện tốt.

- Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hạn chế giao những công việc hành chính kiêm nhiệm và những quy định gò bó khiến giáo viên không phát huy được khả năng sáng tạo.

- GVMN cần tích cực tự học tự bồi dưỡng để đáp ứng theo yêu cầu đổi mới CT, đổi mới PPGDMN trong giai đoạn hiện nay.

- CBQL và GV các trường MN tuyên truyền, vận động với phụ huynh, cộng đồng về chương trình giáo dục mầm non, về đề án phổ cập giáo dục mầm non; huy động mọi nguồn lực của xã hội cho giáo dục mầm non nói chung và thực hiện đổi mới PPGDMN nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2005), Giáo dục học mầm non tập, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện nghị quyết BCH TW2 khóa VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương về việc xây dựng , nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý gíao dục, Hà Nội

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục mầm non, NXBGD 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Trường mầm non, 2008.

6. Phạm Thị Châu (2008), Giáo trình Quản lý GDMN, Nxb Giáo dục

7. Phạm Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh... (2002), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đề ánPhát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015, Quyết định số149/2006/QĐ-TTg.

9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đề án Phổ cập Giáo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 120)