3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp
Tăng cường các điều kiện, các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.
* Nội dung
Các bộ phận có liên quan cần phối hợp thực hiện đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. Cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục, thiết bị giáo dục phải đảm bảo để giáo viên có thể thực hiện tốt các PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.
* Cách thức thực hiện
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu, phương tiện và TBGD hiện đại để phục vụ cho hoạt động giáo dục được thực hiện đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Phân cấp rõ ràng trong quản lý đối mới PPGD có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, phân cấp quản lý phải kèm theo việc quy định rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận sẽ giúp bộ máy làm việc hiệu quả hơn.
- Phối hợp chặt chẽ hơn với gia đình trẻ để thực hiện đổi mới PPGD. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục là yêu cầu cấp thiết. Chúng ta cần xây dựng một cơ chế phối hợp để có thể tạo nên sự thống nhất giữa các tác động giáo dục lên trẻ. - Huy động nguồn kinh phí cho hoạt động đổi mới PPGD mầm non ở các trường được quan tâm và thực hiện tốt. Cụ thể là huy động nguồn tài chính nhằm trang bị các trang thiết bị phục vụ cho giáo dục được tốt hơn.
- Có chế độ, hình thức khuyến khích, động viên các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới PPGD ở các trường mầm non là một biện pháp cần được nhà quản lý quan tâm đúng mức để tạo động lực làm việc cho GV.