Cơ sở xác lập các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 90)

3.1.1. Yêu cầu phát triển GDMN ở Quận 3, TP HCM giai đoạn 2005 - 2020

Trước yêu cầu phát triển đất nước, với vai trò là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống GD quốc dân, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, GDMN nhất thiết phải đổi mới.

Tại Quận 3 TP. Hồ chí Minh, thực hiện quyết định số: 02/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của UBND Thành phố về phê duyệt quy họach phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục - đào tạo thành phố đến năm 2020; Căn cứ công văn số 2501/GDĐT- KHTC ngày 11/11/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về thỏa thuận quy họach chi tiết mạng lưới trường học giai đọan 2001-2020 của Quận 3. Phòng Giáo dục đào tạo Quận 3 đã lập đồ án “Đồ án quy họach chi tiết mạng lưới trường học trên địa bàn Quận 3- đến năm 2020” và được Thành phố phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý của ngành nhằm định hướng các nội dung căn bản cho công tác quy họach cụ thể từng cơ sở, góp phần giữ vững chỉ tiêu Quốc gia về công tác phổ cập giáo dục, đến năm 2020 ngành Giáo dục và Đào tạo Quận 3 sẽ đạt những chỉ tiêu cơ bản như sau:

- Chỉ tiêu mặt bằng học vấn trên địa bàn đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập GD bậc THPT trong độ tuổi;

- Thực hiện đúng quy định về sỉ số học sinh/lớp theo từng cấp học, ngành học.

- Nhiệm vụ phát triển GDMN đến 2020 là: Phát triển nhanh giáo dục mầm non cả về quy mô và chất lượng, tạo bước chuyển biến vững chắc và toàn diện. Tiếp tục tăng cường đầu tư bằng ngân sách nhà nước đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo

dục mầm non. mở rộng hệ thống nhà trẻ, trường lớp mẫu giáo trên địa bàn dân cư; Đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp GDMN. Phấn đấu đến năm 2020 quy mô bậc học mầm non sẽ đạt các chị tiêu: tỉ lệ trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt 68%, mẫu giáo đạt 98%, tỉ lệ trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 100%; giảm sỉ số trẻ/lớp còn 25 trẻ/lớp; dện tích 4 m²/ trẻ [29].

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, các nhóm giải pháp được xác định là:

Nâng cao nhận thức và quán triệt mục tiêu phát triển GDMN trong nhà trường, phụ huynh và xã hội; Quy hoạch lại hệ thống mạng lưới các trường MN; Đào tạo, bồi dưỡng và ban hành chế độ chính sách đối với đội ngũ GVMN; Huy động các nguồn lực cho việc phát triển GDMN; Đầu tư xây dựng CSVC trường mầm non hợp lý theo qui mô phát triển học sinh hàng năm từ nguồn ngân sách và các nguồn tài trợ của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Gắn việc xây dựng trường lớp với trang thiết bị giáo dục theo hướng hiện đại hóa để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện [29]

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được qui định trong Điều lệ trường MN, Hiệu trưởng trường MN là người chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng GD trẻ và sứ mệnh phát triển nhà trường. Chính vì vậy Hiệu trưởng cần xây dựng và đề ra các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bậc học GDMN của địa phương.

3.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ

Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPGDMN ở chương 1 của luận văn đã khẳng định để tổ chức thực hiện quản lý đổi mới PPGDMN có hiệu quả cần giúp đội ngũ nắm vững cơ sở khoa học về đổi mới PPGDMN và vận dụng phù hợp, linh hoạt tùy theo điều kiện của trường lớp sao cho đạt được mục tiêu chung của CTGDMN. Để quản lý đổi mới PPGDMN, Hiệu trưởng cần tập trung thực hiện các công việc: Nâng cao nhận thức về đổi mới PPGD theo hướng phát

huy tính tích cực của trẻ cho CBQL, GV trường MN; tăng cường công tác kế hoạch hóa đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ; tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPGDMN; tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPGDMN; tăng cường các điều kiện thực hiện đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.

Thực trạng thực hiện các yêu cầu đổi mới PPGDMN và quản lý đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ được trình bày ở chương 2 của luận văn đã khẳng định bên cạnh những kết quả đạt được, còn những khó khăn hạn chế trong quản lý việc đổi mới PPGDMN. Đó chính là những vấn đề cần giải quyết, là những cơ sở để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường MN Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

3.2. Các biện pháp quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non Quận 3, TP HCM của trẻ ở các trường mầm non Quận 3, TP HCM

Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi đề xuất một hệ thống biện pháp quản lý đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non sau đây:

3.2.1. Nâng cao nhận thức về đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ cho CBQL, GV trường MN

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là tiền đề, là cơ sở cho mọi hành động. Nhận thức đúng thường dẫn tới hành động đúng. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non Quận 3, TP Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy, CBQL và GV đều đánh giá cao vai trò của việc nhận thức về đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một bộ phận CBQL và GV chưa nhận thức đúng đắn làm cho hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy cần có sự tác động đến các lực lượng giáo dục (đặc biệt là CBQL và GV) tham gia thực hiện đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung

Làm cho các cấp quản lý giáo dục và giáo viên quán triệt các chủ trương về đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ thông qua các văn bản như Luật giáo dục, văn bản dưới Luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3. Khi triển khai thực hiện cần thể hiện rõ trong xác định nhiệm vụ sao cho phù hợp với cấp học mầm non và nên xem đây là một tiêu chí để đánh giá xếp loại các trường.

* Cách thức thực hiện

- Tuyên truyền, giải thích về tầm quan trọng của đổi mới PPGDMN. Cần giúp cho đội ngũ quản lý và giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của việc đổi mới PPGDMN. Từ đó, việc triển khai thực hiện được diễn ra thống nhất trong toàn thể nhà trường. Đặc biệt, giáo viên là người trực tiếp thực hiện việc đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ nên cần thấy được ý nghĩa của việc làm này.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV trong việc đổi mới PPGDMN. CBQL và GV là người được giao nhiệm vụ thực hiện đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. Vì vậy, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích lòng nhiệt tình, yêu nghề của đội ngũ CBQL và GV thông qua việc chủ động hoàn thành kế hoạch chung của nhà trường. Nhà quản lý cần phải xây dựng kế hoạch rõ ràng, chương trình hành động cụ thể, đề ra các tiêu chí một cách hợp lí để có thể hướng dẫn mọi người cùng thực hiện.

- Thông qua họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, hội thi giúp GV nhận thấy ý nghĩa của việc đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. Từ đó, giúp giáo viên tìm thấy được niềm vui trong việc giảng dạy, tích cực hơn trong các hoạt động.

- Tăng cường hoạt động trao đổi kinh nghiệm về sử dụng PPGD tích cực trong trường và ngoài trường giữa các thành viên, tổ nhóm trong nhà trường. Hoạt

động này có ý nghĩa giúp cho các thành viên hiểu nhau hơn, học hỏi lẫn nhau về đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. Từ đó, chất lượng của đội ngũ giáo viên được nâng lên.

3.2.2. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ phát huy tính tích cực của trẻ

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nội dung về đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 ban hành, hướng dẫn. Nhưng các trường cần xây dựng kế hoạch cho phù hợp với những đặc điểm riêng của trường mình, từ đó cân đối được giữa mong muốn và khả năng thực hiện.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung

Kế hoạch khi xây dựng phải cân nhắc nhiều yếu tố: điều kiện thực tế của từng trường, khả năng thực hiện, trình độ và lứa tuổi của trẻ mầm non...Bên cạnh đó, cần có sự phân cấp và cụ thể hóa dần trong công tác kế hoạch hóa. Từ kế hoạch chung của toàn trường nên triển khai nhanh chóng việc xây dựng kế hoạch cho tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên. Mỗi người trong tập thể sư phạm phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch của mình là đã góp phần quan trọng cho kế hoạch chung của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường.

* Cách thức thực hiện

- Điều tra và đánh giá tình hình thực hiện yêu cầu đổi mới PPGDMN trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, nó giúp nhà quản lý biết được những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức. Từ đó, để xác định được hướng đi phù hợp với yêu cầu được giao.

- Nhà quản lý phải xác định rõ mục tiêu quản lý đổi mới PPGDMN. Bởi vì, mục tiêu quản lý là việc dự kiến trước kết quả cần đạt mà nhà quản lý hướng tới. Nó có tác dụng định hướng mọi hoạt động trong nhà trường. Cho nên bên cạnh việc xác định rõ mục tiêu quản lý đổi mới PPGDMN, CBQL cần chú ý cân đối lựa chọn

những mục tiêu phù hợp, có mục tiêu trọng tâm nhằm cân đối được khả năng và kì vọng, tạo động lực thúc đẩy cho tập thể sư phạm nhà trường.

- Xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đổi mới PPGDMN cũng là nội dung cần được CBQL và GV quan tâm. Vì chỉ khi mọi người hiểu rõ mình cần làm cái gì và có trách nhiệm gì thì mới có thể nỗ lực làm việc hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch đổi mới PPGDMN cấp trường, cấp tổ - nhóm chuyên môn theo từng thời gian. Việc phân cấp trong khâu xây dựng kế hoạch đổi mới PPGDMN ở cấp trường như đã trình bày ở trên sẽ giúp việc thực hiện đổi mới PPGDMN được diễn ra thông suốt và thống nhất.

- Xác định các nguồn lực cho việc đổi mới PPGDMN bao gồm cả 3 yếu tố là nhân lực, tài lực và vật lực. Thêm vào đó, là phải chú ý tranh thủ cả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để có thể thực hiện mục tiêu một cách tốt nhất.

3.2.3. Tăng cường tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ hướng phát huy tính tích cực của trẻ

3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch đã được xây dựng nhưng nếu không tiến hành triển khai thực hiện thì dù kế hoạch tốt đến đâu cũng chỉ là trên giấy mà thôi. Chính vì vậy, sau khi xây dựng kế hoạch, CBQL và GV cần tiến hành tổ chức, thực hiện theo mục tiêu mà tập thể đã đề ra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung

Việc tổ chức, thực hiện đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ phải có sự phân cấp quản lý rõ ràng. Trong đó, Ban Giám Hiệu chỉ đạo và giám sát tổ, nhóm chuyên môn. Tiếp đến là tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trong tổ của mình, tổ chức và theo dõi việc thực hiện theo kế hoạch của từng giáo viên nhằm đạt tới việc thực hiện kế hoạch chung của tổ.

* Cách thức thực hiện

- Sắp xếp các tổ, nhóm chuyên môn hợp lý để vận hành tốt công việc được giao. Quá trình quản lý hoạt động đổi mới PPGDMN của Hiệu trưởng luôn luôn gắn

chặt với việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Vì vậy, cần phải sắp xếp một tổ chuyên môn hợp lý thể hiện ở sự đồng bộ về số lượng, chất lượng và cơ cấu để có sự bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau. Việc sắp xếp này thể hiện được tầm nhìn của người quản lý cho sự phát triển của tổ, nhóm chuyên môn đó trong hiện tại và tương lai. - Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tiên phong trong việc đổi mới PPGDMN. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là những người “đầu tàu”, vận hành cả một bộ máy tiến về mục tiêu. Việc “tàu” tiến nhanh hay chậm, có đi đúng hướng hay không, phụ thuộc rất nhiều vào những người lãnh đạo. Vì vậy chúng ta phải chọn và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tiên phong trong việc đổi mới PPGDMN để có thể nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường. - Xây dựng các quy chế sinh hoạt chuyên môn, chú trọng việc tăng cường đổi mới PPGDMN. Quy chế sinh hoạt chuyên môn là cơ sở để hướng dẫn GV thực hiện việc chuẩn bị kế hoạch, thực hiện tổ chức các HĐGD đúng quy định và đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc xây dựng các quy chế sinh hoạt chuyên môn, chú trọng việc tăng cường đổi mới PPGDMN cần được các trường quan tâm và thực hiện đúng mức.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội thi về đổi mới PPGDMN. Đây vừa là nơi để giáo viên học tập, vừa là sân chơi, là nơi để giáo viên thể hiện mình và học hỏi lẫn nhau về đổi mới PPGDMN.

- Tổ chức, bồi dưỡng giáo viên về PPGD tích cực, ứng dụng CNTT trong đổi mới PPGDMN. Qua nghiên cứu thực trạng, chúng tôi nhận thấy, một bộ phận giáo viên chưa được bồi dưỡng đầy đủ nên còn thiếu một số kĩ năng cần thiết trong việc triển khai thực hiện đổi mới PPGDMN theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ. Vì vậy, việc chú trọng tổ chức, bồi dưỡng giáo viên là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng ý thức tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới PPGD. Giáo viên là người đảm bảo quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc tự nâng cao trình độ, tự hoàn thiện mình là điều rất quan trọng. Thông qua việc tạo môi

trường học tập thuận lợi, kích thích ý thức ham học hỏi của giáo viên, nhà quản lý sẽ thành công trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ của mình.

- Tổ chức các phong trào thi đua đổi mới PPGDMN. Thi đua là hình thức hiệu quả nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong tập thể sư phạm nhà trường. Cho nên, việc tổ chức phong trào thi đua cần chú ý tính công bằng, khách quan, xây

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)