Một số PPGDMN theo hướng đổi mới

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Việc lựa chọn các phương pháp và tổ chức các hoạt động GD nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung GDMN phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ MN. Để thực hiện CTGDMN hiện nay, các phương pháp thường sử dụng như sau: [4]

- Phương pháp trực quan (quan sát kết hợp với các giác quan)

- Phương pháp dùng lời nói (đàm thoại, trò chuyện, kể...)

- Phương pháp thực hành trải nghiệm (thực hành, luyện tập, sử dụng trò chơi, làm thí nghiệm đơn giản).

- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề

- Phương pháp động viên khuyến khích.

Trong quá trình thực hiện, các PPGD thường được sử dụng phối hợp với nhau trong một thể thống nhất.

Trong thực tiễn GD trẻ MN hiện nay, GV thường kết hợp nhóm phương pháp trực quan, dùng lời và thực hành, trải nghiệm với nhau để GD trẻ. Điều này hòan tòan phù hởp với đặc điểm lứa tuổi MN và đặc điểm cá nhân của trẻ em. Việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ tốt hơn khi đồng thời chúng vừa được nhìn, nghe, nói vừa được tham gia trực tiếp với sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh, tìm ra những tính chất và đặc điểm của các sự vật và hiện tượng quen thuộc ấy, gỉai thích được phần nào sự liên hệ qua lại giữa chúng với nhau và trong một chừng mực nào đó còn có thể biến đổi chúng. Sự kết hợp các phương pháp như trên giúp trẻ không những chỉ được nhìn cô làm, được nghe cô nói mà còn trực tiếp được tham gia vào họat động cùng cô giáo và các bạn, được tìm kiếm và lựa chọn các cách thực hiện nhiệm vụ đuợc giao theo khả năng của mình. Chính điều này, một mặt có sức cuốn hút với trẻ, tạo hứng thú, duy trì hứng thú và giúp trẻ dễ dàng hiểu và lĩnh hội được nhiệm vụ góp phần tích cực hóa quá trình nhận thức của trẻ trong quá trình làm quen, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội kiến thức.

* Nội dung và cách thức tiến hành

Giáo viên kết hợp phương pháp bằng lời nói ( trao đổi, đưa ra các câu hỏi, câu đố, lời đề nghị, lời gợi ý, đọc thơ, ca dao, đồng dao...) với phương pháp trực quan (cho trẻ được khám phá thế giới xung quang bằng các giác quan: quan sát, cầm, nắm, sờ, ngữi, nếm... cùng với phương pháp thực tiễn (cho trẻ thực hành, được làm, được nói và trình bày cho cô và các bạn hiểu ý đồ của mình trong các tình huống khác nhau...) trong tổ chức các họat động giáo dục trẻ ở trường mầm non. Ví dụ, khi tổ chức cho trẻ chơi, GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp trực quan, lời nói với thực tiễn để lôi cuốn và kích thích trẻ đến với trò chơi. Cùng với việc bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi... trên giá, kệ, mảng tường trong trạng thái mở để kích thích ý tưởng chơi của trẻ, cô còn dùng những câu hỏi mang tính gợi mở, các lời đề nghị hoặc gợi ý hoặc tạo tình huống cho trẻ chơi cho trẻ tập làm, tập chơi thử cùng cô, cùng các bạn để tạo cho trẻ hứng thú chơi.

* Yêu cầu thực hiện

Việc GV sử dụng kết hợp các phương pháp dùng lời, trực quan và thực hành để tổ chức quá trình HĐGD ở trường mầm non cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính trực quan, tính thực tiễn, học đi đôi với hành.

- Lời nói của GV cần ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh “nhà sư phạm cần phải biết tính toán, điều chỉnh lời nói của mình”.

- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất bổ sung lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Đảm bảo tính cụ thể và tính thường xuyên, tính hệ thống, phát huy tích tích cực của trẻ trong các họat động.

- GV tổ chức môi trường cho trẻ họat động, tạo điều kiện cho trẻ gần gũi thiên nhiên, cuộc sống, tăng cường sự giao tiếp của trẻ.

- GV chú trọng xây dựng các mối quan hệ giữa cô - trẻ, trẻ - trẻ và trẻ - người lớn khác để trẻ học hỏi và phát triển nhân cách.

- GV biết khai thác họat động chủ đạo ở từng độ tuổi, nhất là họat động vui chơi để giáo dục trẻ. “Khi chơi cũng là dịp tốt nhất để trẻ phát triển thăm dò thế giới xung quanh , qua đó mà kích thích tính tò mò, óc quan sát, năng lực phán đoán, tư duy. Trong trò chơi các em rất cần tìm hiểu tính chất của các vật: hình dạng, kích thước, màu sắc cũng như chức năng và phương thức sử dụng chúng để làm giàu vốn biểu tượng. Những tình huống nảy sinh trong trò chơi buộc đứa trẻ phải động não suy nghĩ, nhanh trí tìm ra cách tháo gỡ. Đó chính là cơ hội để trẻ được rèn luyện trí tuệ, nảy sinh nhiều sáng kiến, tạo tiền đề cho những họat động sáng tạo sau này” [27 tr.173].

- GV biết tạo ra các cơ hội để trẻ khám phá, thử nghiệm phát triển trí tuệ. Tự khám phá có lợi cho việc học, nó cho phép trẻ phát hiện các đặc tính và các mối quan hệ qua thử- sai.

- GV chú trọng dạy trẻ cách học (khám phá, trải nghiệm, suy nghĩ, nêu ý tưởng, tự giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm). Trẻ em là những người tham gia tích

cực vào sự phát triển của bản thân chúng vào việc học và phát triển liên quan đến cấu trúc nhận thức của trẻ. Các kĩ năng- cơ sở của cấu trúc nhận thức sẽ được tăng cường lên cùng với thực hành. Do đó trẻ em cần được trải nghiệm khám phá, tò mò, giao tiếp bắt chước. GV tạo cơ hội cho trẻ học bằng thực hành, giải quyết vấn đề, phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng giao tiếp. Tóm lại cần chú trọng vào việc trẻ học như thế nào chứ không phải là học cái gì [12].

- GV tôn trọng cách học và năng lục riêng của trẻ, dưa trên khả năng lĩnh hội của trẻ. Giáo viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình độ riêng của từng trẻ tránh kiểu GD đồng loạt, rập khuôn, áp đặt từ phía người lớn. Tăng cường hợp tác, chia sẻ giữa GV và trẻ và giữa trẻ với nhau.

- GV hướng dẫn trẻ thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ thông qua các bài tập, tình huống có thực hoặc do GV tạo ra.

- GV hình thành nề nếp học tập tích cực, chủ động cho trẻ: tích cực mạnh dạn nêu ý kiến, đặt câu hỏi, tôn trọng và hợp tác với bạn.

- GV khuyến khích trẻ tham gia họat động để trẻ có nhiều cơ hội khám phá, tự do thể hiện cảm xúc, bày tỏ ý kiến và trí tưởng tượng phong phú.

- GV coi trọng quá trình làm ra sản phẩm chứ không đánh giá sản phẩm của trẻ, để trẻ tự làm ra sản phẩm không can thiệp nhiều vào sản phẩm của trẻ.

- GV kích thích trẻ suy nghĩ thông qua hệ thống câu hỏi mở, khích lệ trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý kiến và đặt câu hỏi, tăng cường các họat động trải nghiệm, khám phá, tham quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV giúp trẻ tiếp cận cử chỉ mẫu mực của GV và người lớn để thúc đẩy họat động tích cực ở trẻ, hình thành các kĩ năng xã hội cho trẻ.

- GV đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)