Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGD ở các trường MN Quận 3

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 78)

Bảng 2.13: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGDMN

Nội dung Mức độ TH Hiệu quả TH ĐTB ĐL TC Thứ hạng ĐTB ĐL TC Thứ hạn g

1. Phổ biến cho GV về kế hoạch và chỉ

đạo đổi mới PPGDMN 3,48 0,69 7 3,46 0,57 3

2. Tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi

dưỡng, nắm vững các PPGD tích cực 3,59 0,49 1 3,38 0,71 9 3. Cử CBQL,GV tham dự các lớp tập huấn

về đổi mới PPGDMN 3,55 0,59 2 3,43 0,60 4

4. Tổ chức dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm về PPGD tích cực, ứng dụng CNTT vào dạy học 3,47 0,53 8 3,47 0,63 2 5. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn GV vận dụng PPGD tích cực, PTGD phù hợp với họat động, trình độ trẻ 3,55 0,57 2 3,34 0,59 10 6. Cung cấp tài liệu khoa học về PPGD,

ứng dụng CNTT vào dạy học 3,49 0,61 5 3,32 0,66 11 7. Phát huy vai trò của tổ, nhóm chuyên

môn trong việc đổi mới PPGDMN 3,47 0,53 9 3,41 0,61 6 8. Đưa việc đổi mới PPGDMN thành một

tiêu chí thi đua 3,53 0,59 4 3,43 0,57 4

9. Trang bị đầy đủ các PTGD hỗ trợ đổi

mới PPGDMN 3,49 0,61 5 3,41 0,65 6

ứng dụng CNTT vào dạy học

11. Khuyến khích GV làm đồ dùng, đồ

chơi phục vụ các HĐGD trẻ 3,32 0,66 11 3,40 0,64 8 Kết quả thống kê từ bảng 2.13 cho thấy các tiêu chí về tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn quận 3 đã được quan tâm và triển khai thực hiện “thường xuyên” và đạt hiệu quả ở mức “khá”. Cụ thể là:

Đối với tiêu chí “phổ biến cho GV về kế hoạch và chỉ đạo đổi mới PPGD MN” được xếp thứ hạng 7 (ĐTB = 3,48) về mức độ thực hiện và xếp thứ 3 (ĐTB = 3,46) về hiệu quả thực hiện. Điều này cho thấy CBQL có chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm đáp ứng yêu cầu đổi mới CTGDMN. Qua trao đổi với CBQL và GV thì nhà trường luôn cố gắng giáo dục trẻ theo hướng tích cực hóa hoạt động vui chơi và học tập của trẻ, cho trẻ tự mình khám phá, trải nghiệm để có thể tìm thấy niềm vui trong học tập, dưới sự hướng dẫn của GV. Vì vậy, kế hoạch và chỉ đạo đổi mới PPGD MN được thực hiện ngay từ đầu năm học thông qua các buổi họp chuyên môn của hội đồng sư phạm nhà trường và của tổ, nhóm chuyên môn là điều cần thiết. Ngoài ra, nhà trường còn tăng cường việc phổ biến này thông qua các tài liệu cung cấp cho GV cũng như các buổi bồi dưỡng về PPGD theo hướng tích cực. Từ đó, đa số GV đều thừa nhận rằng mình đã được phổ biến và chỉ đạo đổi mới PPGD mầm non.

Xét về mức độ thực hiện thì tiêu chí: “tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững các PPGD tích cực” được thực hiện khá thường xuyên nhất (ĐTB = 3,59) và xếp thứ 9 (ĐTB = 3,38) về hiệu quả thực hiện. CBQL và GV đều nhận định rằng nhà trường đã cố gắng tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững các PPGD tích cực thông qua các buổi trao đổi trong các cuộc họp, các đợt tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3 tổ chức. Thế nhưng hiệu quả thực hiện chưa cao là do một bộ phận GV lớn tuổi không theo kịp những PPGD tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy

học nên việc tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững các PPGD tích cực chưa thật sự hiệu quả.

Tiêu chí “cử CBQL,GV tham dự các lớp tập huấn về đổi mới PPGD” được xếp thứ hạng 2 (ĐTB = 3,55) về mức độ thực hiện và xếp thứ 4 (ĐTB = 3,43) về hiệu quả thực hiện. CBQL và GV đều nhận định rằng những người được cử đi các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giáo dục thường là phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc là giáo viên giỏi. Vì sau khi tham dự các lớp này, giáo viên sẽ về trường phổ biến lại cho mọi người. Cho nên, có một bộ phận GV chưa được tập huấn đầy đủ về đổi mới PPGD. Đặc biệt là một số giáo viên thừa nhận mình vẫn còn thiếu các kỹ năng như lập KHGD theo chủ đề, sử dụng phương pháp dạy học tích cực, TBGD và các phương tiện kỹ thuật hiện đại…Chính vì điều này mà ở từng trường có chú trọng đến việc trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên để thúc đẩy hơn nữa việc đổi mới PPGD theo hướng tích cực cho trẻ.

Việc “tổ chức dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm về PPGD tích cực, ứng dụng CNTT vào dạy học” thì có ĐTB = 3,47 cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Ở các trường mầm non trên địa bàn Quận 3, việc tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm được diễn ra khá thường xuyên. Cụ thể là GV thực hiện thao giảng 4tiết/ năm/ người, nên bình quân toàn trường có số lượng tiết thao giảng tương đối cao. Các tiết thao giảng này được thực hiện tốt do nhà trường chú trọng vào tầm quan trọng hai mặt của tiết thao giảng. Một là, tổ chức thao giảng để rút kinh nghiệm về PPGD tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, từ đó nhân rộng những tấm gương điển hình. Hai là, thao giảng trở thành cơ sở cho việc lựa chọn những GV giỏi làm đại diện cho trường dự thi cấp quận và cấp thành phố. Tiêu chí “tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn GV vận dụng PPGD tích cực, PTGD phù hợp với hoạt động, trình độ trẻ” được xếp thứ hạng 2 (ĐTB = 3,55) về mức độ thực hiện và xếp thứ 10 (ĐTB = 3,34) về hiệu quả thực hiện. CBQL cho biết sau khi đã phổ biến, hướng dẫn GV đổi mới PPGD theo hướng tích cực thì tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn GV vận dụng PPGD tích cực, PTGD phù hợp với hoạt động, trình độ trẻ. Đa số GV có vận dụng một số PPGD tích cực, PTGD vào tiết dạy của mình và cũng

đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, GV cho biết do thiếu thời gian cho các hoạt động đổi mới PPGD (vì trẻ ở lứa tuổi mầm non vừa phải chăm sóc và dạy dỗ) nên việc sử dụng PPGD tích cực thường chỉ được GV sử dụng ở các lớp có độ tuổi lớn hơn trong nhà trường.

Tiêu chí “cung cấp tài liệu khoa học về PPDH, ứng dụng CNTT vào dạy học” được xếp thứ hạng 5 (ĐTB = 3,49) về mức độ thực hiện và xếp thứ 11 (ĐTB = 3,32) về hiệu quả thực hiện. Điều này là do mặc dù các trường quận 3 được thuận lợi khi ở vị trí trung tâm của TP nhưng xét về cơ sở vật chất (đặc biệt là không gian, môi trường cho trẻ hoạt động tích cực, phương tiện và điều kiện GD trẻ…), nguồn kinh phí, tài liệu tham khảo về đổi mới PPGD ở các trường chưa đồng bộ và chưa đáp ứng đầy đủ nên việc cung cấp tài liệu khoa học về PPGD, ứng dụng CNTT vào dạy học chưa đạt kết quả như mong muốn.

Đối với tiêu chí “phát huy vai trò của tổ, nhóm chuyên môn trong việc đổi mới PPGD” được xếp thứ hạng 9 (ĐTB = 3,47) về mức độ thực hiện và xếp thứ 6 (ĐTB = 3,41) về hiệu quả thực hiện. Theo nhận định của CBQL và GV thì vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo hướng tích cực điều cốt yếu là phải phát huy vai trò của tổ chuyên môn bởi đây là nơi GV có thể cùng nhau trao đổi về những PPGD đặc trưng của cấp học này và tìm ra cách làm thế nào để tích cực hóa hoạt động vui chơi và học tập của trẻ. Từ nhận thức này CBQL đã triển khai thực hiện, phổ biến, trao đổi và học tập lẫn nhau, thông qua các cuộc họp tổ, nhóm chuyên môn để GV có thể sử dụng các PPGD tích cực tốt hơn trong các tiết dạy trên lớp của mình. Tuy nhiên, qua trao đổi với CBQL và GV, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một bộ phận tổ, nhóm chuyên môn chưa thật sự phát huy hết vai trò của tổ, nhóm chuyên môn, chưa có sự thống nhất về thực hiện đổi mới PPGD gây lúng túng cho GV. Lý do cho hạn chế này là công việc cảu GV mầm non quá nhiều, thiếu thời gian cho các hoạt động chuyên môn. Một GV tâm sự: ”thời gian cho các hội ý chuyên môn thường vào buổi trưa hoặc sau giờ trả trẻ...”. Vì vậy, đối với tiêu chí này chỉ được xếp ở thứ hạng 6 về hiệu quả thực hiện.

Việc “đưa việc đổi mới PPGD thành một tiêu chí thi đua” thì đồng hạng 4 cả về mức độ thực hiện (ĐTB = 3,53) và hiệu quả thực hiện (ĐTB = 3,43). Nhà trường đã quán triệt và thực hiện tiêu chí này theo định hướng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo Dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh và văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3. Đổi mới PPGD theo hướng tích cực đã trở thành một trong các tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp và là tiêu chí thi đua giữa các GV trong từng tổ nói riêng và của toàn trường nói chung.

Việc “trang bị đầy đủ các PTGD hỗ trợ đổi mới PPGDMN” được xếp thứ hạng 5 (ĐTB = 3,49) về mức độ thực hiện và xếp thứ 6 (ĐTB = 3,41) về hiệu quả thực hiện. Như đã nói ở trên, việc trang bị đầy đủ các PTGD hỗ trợ đổi mới PPGD MN dù có thuận lợi hơn một số quận khác tuy nhiên vẫn chưa thật sự đáp ứng đầy đủ và đồng bộ ở các trường. Vì vậy, muốn đi sâu hơn trong việc triển khai đại trà thì sẽ gặp nhiều khó khăn.

Xét về hiệu quả thực hiện thì tiêu chí: “Tổ chức học tập, bồi dưỡng, thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học” được thực hiện khá nhất (ĐTB = 3,48) và xếp thứ 10 (ĐTB = 3,34) về mức độ thực hiện. Ở tiêu chí này, CBQL và GV ở các trường đều nhận định đã triển khai tổ chức học tập, bồi dưỡng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh và văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3. Kết quả tổ chức học tập, bồi dưỡng, thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học là tốt so với nỗ lực của các trường đã bỏ ra. Tuy nhiên việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa thực hiện đồng bộ được ở các trường. Đây là nỗi băn khoăn chung của toàn ngành giáo dục vì không đủ điều kiện để áp dụng đại trà vào tất cả các trường.

Tiêu chí “khuyến khích GV làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các HĐGD trẻ” được xếp thứ hạng 11 (ĐTB = 3,32) về mức độ thực hiện và xếp thứ 8 (ĐTB = 3,40) về hiệu quả thực hiện. Chúng tôi nhận thấy, CBQL đã nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi trong việc tổ chức các HĐGD trẻ của GV, nên đã

rất thường xuyên triển khai khuyến khích GV làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các HĐGD trẻ. Mặc dù xét về phương diện xếp loại thì mức độ cũng như hiệu quả là “khiêm tốn” so với các tiêu chí còn lại trong bảng. Mặc dù “GV làm nhiều đồ dùng đồ chơi, chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động...” đã được đánh giá cao phần thực trạng sử dụng PPGD ở trên, tuy nhiên về mặt quản lý, việc khuyến khích GV làm đồ dùng, đồ chơi vẫn chưa được CBQL quan tâm khuyến khích nhiều so với các nội dung quản lý khác.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 78)