Xây dựng kế hoạch đổi mới PPGDMN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Bảng 2.12: Thực trạng xây dựng kế hoạch đổi mới PPGDMN

Nội dung Mức độ Hiệu quả ĐTB ĐL TC Thứ hạng ĐTB ĐL TC Thứ hạng 1. CBQL nắm vững chương trình và

định hướng đổi mới PPGDMN 3,47 0,63 1 3,39 0,59 4 2. CBQL xây dựng kế hoạch đổi mới

PPGD trong kế hoạch năm học của trường.

3,35 0,60 5 3,24 0,66 6

3. Xác định mục tiêu, nội dung, biện

pháp đổi mới PPGD trong kế hoạch. 3,32 0,66 6 3,37 0,65 5 4. Hướng dẫn, chỉ đạo tổ, nhóm chuyên

môn và GV lập kế hoạch đổi mới PPGD trong các loại KHGD theo thời gian.

3,41 0,60 3 3,44 0,57 2 5. Trao đổi, góp ý và duyệt kế hoạch đổi

mới PPGD của tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên.

3,43 0,57 2 3,41 0,64 3 6. Xác định những thuận lợi và khó khăn

trong đổi mới PPGD và dự kiến phương án khắc phục

3,41 0,65 3 3,56 0,59 1

Kết quả thống kê từ bảng 2.12 cho thấy, trong 6 tiêu chí về xây dựng kế hoạch đổi mới PPGDMN, thì có 5/6 tiêu chí được thực hiện “thường xuyên” và hiệu quả thực hiện ở mức “khá” (ĐTB > 3,25). Cụ thể:

Ở tiêu chí “CBQL nắm vững chương trình và định hướng đổi mới PPGDMN” được xếp thứ hạng 1 (ĐTB = 3,47) về mức độ thực hiện và xếp thứ 4 (ĐTB = 3,39) về hiệu quả thực hiện. Theo đánh giá của CBQL thì tiêu chí này được

quan tâm thực hiện ngay khi bắt đầu năm học. Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn cho thấy, CBQL các trường đều nắm vững các văn bản về định hướng đổi mới phương pháp giáo dục mầm non, từ đó nghiên cứu kĩ chương trình nhằm triển khai thực hiện đồng bộ và xuyên suốt trong năm học.

Việc “xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và biện pháp đổi mới PPGD trong kế hoạch” được xếp thứ hạng 6 (ĐTB = 3,32) về mức độ thực hiện và xếp thứ 5 (ĐTB = 3,37) về hiệu quả thực hiện. Ở tiêu chí này, CBQL cho rằng phải xác định được những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của nhà trường, của các bộ phận và cá nhân trong nhà trường. Từ đó định ra một số biện pháp nhằm thược hiện mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới phương pháp giáo dục đã được đề ra trong kế hoạch. CBQL còn cho biết tất cả mục tiêu, nhiệm vụ cần phải tuân thủ theo chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế nhà trường mình. Đặc biệt là phải nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng thực hiện.

Tiêu chí “hướng dẫn, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và GV lập kế hoạch đổi mới PPGD trong các loại KHGD theo thời gian” được xếp thứ hạng 3 (ĐTB = 3,41) về mức độ thực hiện và xếp thứ 2 (ĐTB = 3,44) về hiệu quả thực hiện. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc hướng dẫn, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và GV lập kế hoạch đổi mới PPGD trong các loại kế hoạch giáo dục theo thời gian được đa số CBQL thực hiện một cách hợp lí, đúng đắn và nhanh chóng nên được CBQL và GV đánh giá cao. Cụ thể là trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn, mỗi giáo viên được yêu cầu lập kế hoạch theo thời gian và phải thông qua trước tổ, nhóm chuyên môn.

Tiêu chí “trao đổi, góp ý và duyệt kế hoạch đổi mới PPGD của tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên” được xếp thứ hạng 2 (ĐTB = 3,43) về mức độ thực hiện và xếp thứ 3 (ĐTB = 3,41) về hiệu quả thực hiện. Đây là tiêu chí quan trọng không thể thiếu đối với các nhà quản lý trường học nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ của mình. Theo đánh giá của đa số CBQL và GV thì tiêu chí này được quan tâm thực hiện khá tốt ngay từ đầu năm học, thông qua các buổi họp của tập thể sư phạm nhà trường, ở từng tổ chuyên môn và các bộ có liên quan. Trong

các cuộc họp, CBQL và GV cùng nhau thảo luận, trao đổi về kế hoạch đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường, của tổ, nhóm chuyên môn và cá nhân để điều chỉnh cho hoàn thiện và phù hợp hơn. Cụ thể là ở hội đồng trường sẽ thảo luận kế hoạch đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường; còn ở tổ nhóm chuyên môn sẽ trao đổi kế hoạch cụ thể cho từng cá nhân. Cuối cùng là khâu duyệt kế hoạch để đạt được thống nhất trong nhà trường, đảm bảo sự đồng bộ trong việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, ở tiêu chí này vẫn tồn tại hạn chế trong khâu duyệt kế hoạch vẫn còn lỏng lẻo và mang tính hình thức. Đặc biệt là quá trình kí duyệt kế hoạch của tổ trưởng tổ chuyên môn đối với từng giáo viên vì tổ trưởng không thể kiểm soát hết số lượng lớn kế hoạch của giáo viên trong tổ. Do đó, trong việc theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến sai sót. Vì vậy, bên cạnh việc duyệt kế hoạch, nhà quản lý cần lưu ý đến quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời nhằm thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra, đã được tập thể thống nhất ngay từ đầu.

Xét về hiệu quả thực hiện thì tiêu chí được thực hiện khá nhất (ĐTB = 3,56) là: “Xác định những thuận lợi và khó khăn trong đổi mới PPGD và dự kiến phương án khắc phục” và được xếp thứ hạng 3 (ĐTB = 3,41) về mức độ thực hiện. CBQL và GV đánh giá việc xác định được những thuận lợi và khó khăn trong đổi mới PPPGD là rất quan trọng. Đặc biệt là xác định được những thuận lợi trong nguồn nhân lực. Việc nhà quản lý biết tìm kiếm và khai thác các tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ giúp thực hiện mục tiêu một cách nhanh chóng và chắc chắn hơn. Không chỉ vậy, nhân lực hiện có cũng sẽ giúp giải quyết những khó khăn mà mình đang và sẽ gặp phải. Trên cơ sở thuận lợi và khó khăn, nhà trường cần đề ra nhiều phương án để lựa chọn. Mỗi phương án cần phải khắc phục được các yếu tố cản trở. Có như thế nhà trường sẽ tìm được các phương án tối ưu.

Tiêu chí duy nhất trong 6 tiêu chí đưa ra được đánh giá thực hiện “thường xuyên” nhưng chỉ đạt ở mức “khá” thấp (ĐTB = 3,24) là: “CBQL xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD trong kế hoạch năm học của trường”. Thực tế cho thấy các

trường mầm non trên địa bàn quận 3 đã chú ý nhiều đến việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp giáo dục trong kế hoạch năm học của trường theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3. Tuy nhiên, theo đánh giá của CBQL thì việc xây dựng kế hoạch này tuy đúng quy định và hợp lí nhưng cần tiếp tục sáng tạo hơn trong việc xây dựng các chương trình hành động trong kế hoạch năm học để thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao hơn nữa. Chính vì vậy mà CBQL khiêm tốn đánh giá hiệu quả thực hiện của tiêu chí này chỉ ở mức “khá” thấp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 73)