Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đổi mới PPGDMN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 82)

Bảng 2.14: Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đổi mới PPGDMN Nội dung Mức độ Hiệu quả ĐTB ĐL TC Thứ hạn g ĐTB ĐL TC Thứ hạng

1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường

xuyên, định kỳ, tổng kết. 3,40 0,62 4 3,51 0,60 1

2. Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá

việc thực hiện đổi mới PPGDMN. 3,47 0,63 1 3,38 0,60 5 3. Chú ý kiểm tra, đánh giá quá trình thực

hiện đổi mới PPGDMN 3,35 0,60 6 3,33 0,66 7

4. Phân cấp trong kiểm tra, đánh giá việc

thực hiện đổi mới PPGDMN 3,29 0,68 8 3,39 0,60 4

5. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp

kiểm tra, đánh giá đổi mới PPGDMN 3,34 0,66 7 3,47 0,63 2 6. Chú trọng tự kiểm tra, đánh giá của GV 3,43 0,57 2 3,35 0,59 6 7. Sau kiểm tra có trao đổi, góp ý, rút kinh

nghiệm và điều chỉnh. 3,40 0,64 4 3,32 0,66 8

8. Khen thưởng và trách phạt rõ ràng việc

Kết quả thống kê từ bảng 2.14, chúng tôi nhận thấy việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non được thực hiện “ thường xuyên” và đạt hiệu quả “khá” (ĐTB từ 3,26 đến cận 4). Điều đó khẳng định các trường mầm non trên địa bàn Quận 3 đã chú ý đến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non.

Xét về hiệu quả thực hiện thì tiêu chí: “Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ, tổng kết” được thực hiện khá nhất (ĐTB = 3,51) và xếp thứ 4 (ĐTB = 3,40) về mức độ thực hiện. Việc lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPGD mầm non theo thời gian được thực hiện theo phân cấp quản lý. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng lập kế hoạch chung cho toàn trường về việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPGDMN, dựa trên thời gian mà tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tổng kết. Sau đó, tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPGDMN cho tổ mình. (đây là một nội dung trong kế hoạch chuyên môn)

Xét về mức độ thực hiện thì tiêu chí: “Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPGDMN” được thực hiện thường xuyên nhất (ĐTB = 3,47) và xếp thứ 5 (ĐTB = 3,38) về hiệu quả thực hiện. Việc đưa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn về việc thực hiện đổi mới PPGD mầm non theo hướng tích cực sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình thực tế của việc thực hiện và hiệu quả của nó. Qua trao đổi, CBQL và GV cho rằng để xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPGDMN thì cần phải chú ý đến tính toàn diện về cả 3 mục tiêu về tri thức, thái độ và kĩ năng hình thành được ở trẻ. Bên cạnh đó, phải đảm bảo độ tin cậy cao cho các tiêu chí như: chính xác, khách quan... và phải phản ánh được chất lượng giáo dục trẻ. Tính khả thi, phù hợp với mục tiêu, với đối tượng người học, với thực tế nhà trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng nên quan tâm nhằm điều chỉnh các tiêu chí đánh giá này cho phù hợp hơn với đơn vị mình.

Tiêu chí “chú ý kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đổi mới PPGDMN” được xếp thứ hạng 6 (ĐTB = 3,35) về mức độ thực hiện và xếp thứ 7 (ĐTB = 3,33) về hiệu quả thực hiện. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đổi mới PPGDMN sẽ

giám sát được tiến độ thực hiện đổi mới PPGDMN theo hướng tích cực xuyên sốt quá trình thực hiện. Từ đó, nhà quản lý sẽ được cung cấp thông tin phản hồi một cách liên tục liên quan đến việc thành công hay thất bại khi thực đổi mới PPGDMN mầm non theo hướng tích cực. Những thông tin này rất hữu ích cho việc ra quyết định điều chỉnh những điểm chưa hay, chưa phù hợp. Chính vì vậy, mà CBQL luôn đặc biệt quan tâm đến tiêu chí này. Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng thực hiện tốt việc đánh giá quá trình, song vẫn còn một bộ phận nhỏ xảy ra tình trạng “khoán trắng” cho cấp dưới và thiếu thông tin phản hồi cho cấp trên, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Việc “phân cấp trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPGD” được xếp thứ hạng 8 (ĐTB = 3,29) về mức độ thực hiện và xếp thứ 4 (ĐTB = 3,39) về hiệu quả thực hiện. Theo CBQL và giáo viên, tiêu chi này được thực hiện “thường xuyên” và “khá” do ở các trường có sự phân cấp quản lý rõ ràng, thống nhất từ trên xuống dưới. Hiệu trưởng thông qua Phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ nhóm chuyên môn để quản lý việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPGDMN. Tuy nhiên, hiệu trưởng cho rằng bên cạnh việc giao quyền, giao trách nhiệm cần có sự theo dõi, hỗ trợ và điều chỉnh khi cần thiết, chứ không phải là “khoán trắng” cho giáo viên.

Tiêu chí “đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá đổi mới PPGDMN” được xếp thứ hạng 7 (ĐTB = 3,34) về mức độ thực hiện và xếp thứ 2 (ĐTB = 3,47) về hiệu quả thực hiện. Nhà quản lý trường học có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp giáo dục. CBQL ở các trường cho biết, một số hình thức thường được dùng để kiểm tra đó là: kiểm tra thường xuyên và định kì kế hoạch đổi mới PPGDMN theo hướng tích cực của từng giáo viên, tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên... Trong đó dự giờ là hình thức cơ bản nhằm kiểm tra và đánh giá đổi mới PPGDMN có hiệu quả hay không? CBQL có thể dự giờ đột xuất, dự giờ có báo trước, dự giờ theo đề tài, dự giờ các lớp song song... nhằm phân tích, đánh giá giờ dạy của giáo viên; từ đó trao đổi về việc đổi mới PPGDMN được tốt hơn.

Tiêu chí “chú trọng tự kiểm tra, đánh giá của GV” được xếp thứ hạng 2 (ĐTB = 3,43) về mức độ thực hiện và xếp thứ 6 (ĐTB = 3,35) về hiệu quả thực hiện. Đây là tiêu chí cần thiết khi thực hiện kiểm tra và đánh giá GV. Việc tự kiểm tra và đánh giá giúp GV tự nhìn lại những điều đã làm được, những khó khăn mà mình gặp phải, những hạn chế mình cần điều chỉnh. Từ đó, có thể thực hiện đổi mới PPGD mầm non được tốt hơn. Đây cũng là khâu chuẩn bị cơ bản trước khi nhận được sự kiểm tra và đánh giá từ các thành viên khác trong tổ, nhóm chuyên môn. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện tiêu chí này, bên cạnh những thành quả đạt được thì hiện tượng GV còn bỏ ngỏ tự kiểm tra, đánh giá hoặc đánh giá mình quá cao so với thực tế vì tâm lý muốn “xét thi đua” vẫn còn diễn ra ở một bộ phận GV.

Về việc “sau kiểm tra có trao đổi, góp ý, rút kinh nghiệm và điều chỉnh” được xếp thứ hạng 4 (ĐTB = 3,40) về mức độ thực hiện và xếp thứ 8 (ĐTB = 3,32) về hiệu quả thực hiện. CBQL và GV đều nhất trí rằng sau kiểm tra cần có trao đổi, góp ý, rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Cụ thể là, nhà quản lý cần cùng với GV trao đổi, tìm đến những điều quyết định tối ưu để nâng cao hiệu quả đổi mới PPGDMN. Sau đó, giáo viên cần vận dụng những đề nghị của nhà quản lý trong thời gian sau đó. Cuối cùng là nhà quản lý cần theo dõi những cải tiến và điều chỉnh của GV. Tuy nhiên, việc thay đổi và điều chỉnh những vấn đề chưa đạt không phải có thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Chính vì vậy, mà tiêu chí này khiêm tốn xếp ở vị trí thứ 8 về hiệu quả thực hiện.

Đối với tiêu chí “khen thưởng và trách phạt rõ ràng việc đổi mới PPGDMN” được xếp thứ hạng 2 (ĐTB = 3,43) về mức độ thực hiện và xếp thứ 3 (ĐTB = 3,41) về hiệu quả thực hiện. Khen thưởng và trách phát là hai hình thức cơ bản nhằm thúc đẩy động cơ làm việc của giáo viên. Tuy nhiên nhà quản lý phải khéo léo trong việc này. Đặc biệt là việc trách phạt đối với những người trí thức – giáo viên cần giữ được sự tế nhị và công bằng. Đây là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi nghệ thuật của từng nhà quản lý.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)