Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học và ứng dụng CNTT để đổi mớ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

PPGDMN

Thiết bị, phương tiện dạy học là những công cụ được GV và trẻ sử dụng trong hoạt động GD, nhờ có hỗ trợ của phương tiện dạy học việc đổi mới PPGDMN sẽ đạt hiệu quả cao. Đặc điểm tư duy chủ đạo của trẻ mầm non là tư duy trực quan

hình ảnh và tưởng tượng. Để tác động tốt kích thích sự phát triển của đặc điểm tư duy này, đòi hỏi mọi hoạt động của trẻ đều cần gắn với đồ dùng, đồ chơi trực quan để trẻ có thể tiếp nhận được hình ảnh, qua đó tưởng tượng biểu tượng.

Đồ dùng dạy học với các chức năng: Truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển hứng thú học tập và tổ chức điều khiển quá trình dạy học sẽ hỗ trợ rất lớn vào việc phát triển toàn diện của trẻ. Để cho trẻ được tích cực tham gia vào hoạt động, việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là hết sức cần thiết.

Đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho cô và trẻ tổ chức hợp lý có hiệu quả nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để cô và trẻ đạt được mục tiêu hoạt động đề ra. Hơn nữa đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho trẻ huy động các giác quan, các năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự tìm tòi, phát hiện, kích thích các nhu cầu khám phá của trẻ, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành của trẻ. Lúc này, giáo viên chỉ đóng vai trò là người gợi mở, dẫn dắt và giải đáp những thắc mắc không thể tự trả lời của trẻ. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó: Tạo điều kiện giúp trẻ dễ tiếp nhận, ghi sâu hơn và đầy đủ, phong phú hơn những biểu tượng, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn. Do đó, việc giáo dục trẻ mầm non không thể nào không gắn với đồ dùng dạy học.

Bên cạnh các đồ dùng, đồ chơi được cấp phát, việc làm đồ dùng dạy học cũng là chuẩn bị cho tiết dạy, nhưng với điều kiện lớp bán trú, không có thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học ở lớp thì vấn đề sử dụng hiệu quả đồ dùng , tránh việc “dạy chay, dạy suông” là vấn đề tối ưu cần được quan tâm và thực hiện tốt. Do đó:

- GV cần sử dụng đúng chức năng, mục đích sử dụng đồ dùng, sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ sử dụng của đồ dùng; Phối hợp những đồ dùng được cấp phát để tạo thêm hiệu quả sử dụng mới cho đồ dùng.

- GV tạo môi trường GD, làm nhiều đồ dùng đồ chơi, chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động.

- GV làm nhiều đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề họat động; tận dụng hiệu quả môi trường lớp học

- GV sử dụng các TBDH, PTKT (Tranh ảnh, mô hình; thí nghiệm; máy vi tính, máy chiếu, tivi, thiết bị hỗ trợ; các phần mềm: Kidsmart, Happykid, apple, bảng tương tác điện tử...).

- GV xây dựng mối quan hệ với gia đình trẻ và cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi mới PPGD.

- GV ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp CSGD trẻ.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)