giáo viên được nâng lên.
3.2.2. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ phát huy tính tích cực của trẻ
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nội dung về đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 ban hành, hướng dẫn. Nhưng các trường cần xây dựng kế hoạch cho phù hợp với những đặc điểm riêng của trường mình, từ đó cân đối được giữa mong muốn và khả năng thực hiện.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung
Kế hoạch khi xây dựng phải cân nhắc nhiều yếu tố: điều kiện thực tế của từng trường, khả năng thực hiện, trình độ và lứa tuổi của trẻ mầm non...Bên cạnh đó, cần có sự phân cấp và cụ thể hóa dần trong công tác kế hoạch hóa. Từ kế hoạch chung của toàn trường nên triển khai nhanh chóng việc xây dựng kế hoạch cho tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên. Mỗi người trong tập thể sư phạm phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch của mình là đã góp phần quan trọng cho kế hoạch chung của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường.
* Cách thức thực hiện
- Điều tra và đánh giá tình hình thực hiện yêu cầu đổi mới PPGDMN trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, nó giúp nhà quản lý biết được những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức. Từ đó, để xác định được hướng đi phù hợp với yêu cầu được giao.
- Nhà quản lý phải xác định rõ mục tiêu quản lý đổi mới PPGDMN. Bởi vì, mục tiêu quản lý là việc dự kiến trước kết quả cần đạt mà nhà quản lý hướng tới. Nó có tác dụng định hướng mọi hoạt động trong nhà trường. Cho nên bên cạnh việc xác định rõ mục tiêu quản lý đổi mới PPGDMN, CBQL cần chú ý cân đối lựa chọn
những mục tiêu phù hợp, có mục tiêu trọng tâm nhằm cân đối được khả năng và kì vọng, tạo động lực thúc đẩy cho tập thể sư phạm nhà trường.
- Xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đổi mới PPGDMN cũng là nội dung cần được CBQL và GV quan tâm. Vì chỉ khi mọi người hiểu rõ mình cần làm cái gì và có trách nhiệm gì thì mới có thể nỗ lực làm việc hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch đổi mới PPGDMN cấp trường, cấp tổ - nhóm chuyên môn theo từng thời gian. Việc phân cấp trong khâu xây dựng kế hoạch đổi mới PPGDMN ở cấp trường như đã trình bày ở trên sẽ giúp việc thực hiện đổi mới PPGDMN được diễn ra thông suốt và thống nhất.
- Xác định các nguồn lực cho việc đổi mới PPGDMN bao gồm cả 3 yếu tố là nhân lực, tài lực và vật lực. Thêm vào đó, là phải chú ý tranh thủ cả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để có thể thực hiện mục tiêu một cách tốt nhất.