Nội dung quản lý đổi mới PPGDMN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 47)

Kế họach đổi mới PPGD ở trường mầm non là kế họach chi tiết trong kế họach năm học, chỉ ra công việc phải thực hiện trong từng thời điểm nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục trẻ của nhà trường trong năm học. Vì vậy CBQL trường MN cần nắm vững chương trình và định hướng đổi mới PPGDMN, xây dựng kế họach càng chi tiết thì việc thực hiện càng dễ dàng. Xây dựng kế họach đổi mới PPGD gồm:

- Xây dựng kế họach đổi mới PPGD trong kế họach năm học của trường.

- Xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và biện pháp đổi mới PPGD trong kế họach.

- Hướng dẫn chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và GV lập kế họach đổi mới PPGD trong các lọai kế họach theo thời gian.

- Trao đổi, góp ý và duyệt kế họach đổi mới PPGD của tổ, nhóm chuyên môn và GV.

- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong đổi mới PPGD và dự kiến phương án khắc phục.

Trong quản lý xây dựng kế họach, CBQL cần xây dựng bộ phận giám sát quá trình thực hiện kế họach. Phân tích, đánh giá các thông tin phản hồi một cách cẩn thận, trên cơ sở đó, nhà quản lý sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp để điều chỉnh kế họach hoặc tăng cường chỉ đạo thực hiện, giúp cho GV thực hiện tốt kế họach đổi mới PPGD của nhà trường.

1.4.3.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGDMN

Nội dung Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo đổi mới PPGDMN gồm:

- Phổ biến cho GV về kế họach và chỉ đạo đổi mới PPGDMN

- Tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững các PPGD tích cực.

- Cử CBQL, GV tham dự các lớp tập huấn về đổi mới PPGDMN

- Tổ chức dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm về PPGD tích cực, ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn GV vận dụng PPGD tích cực, PPGD phù hợp với họat động, trình độ trẻ

- Cung cấp tài liệu khoa học về PPDH, ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Phát huy vai trò của tổ, nhóm chuyên môn trong việc đổi mới PPGD.

- Đưa việc đổi mới PPGD thành một tiêu chí thi đua.

- Trang bị đầy đủ các PTKT hỗ trợ đổi mới PPGDMN.

- Tổ chức học tập, bồi dưỡng, thực hiện ứng dụng CNTT vào trong dạy học.

- Khuyến khích GV làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các HĐGD trẻ.

1.4.3.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đổi mới PPGD mầm non

Kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPGDMN chính là quá trình theo dõi giám sát, đo lường, đánh giá diễn biến và kết quả thực hiện hoạt động đổi mới PPGDMN. Đánh giá việc thực hiện đổi mới PPGDMN nhằm hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả thực hiện đổi mới PPGDMN, đối chiếu với mục tiêu từ đó đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới PPGDMN.

Nội dung kiểm tra và đánh giá gồm có:

- Xây dựng kế họach kiểm tra thường xuyên định kỳ, tổng kết.

- Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá việc thực hiện đổi mới PPGDMN.

- Chú ý kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đổi mới PPGDMN.

- Phân cấp trong kiểm tra, đánh giá đổi mới PPGDMN: GV đánh giá trẻ và tự đánh giá việc tổ chức HĐGD của mình, Tổ trưởng chuyên môn đánh giá việc tổ chức hoạt động của GV và quản lý đổi mới PPGDMN của tổ, BGH đánh giá hoạt động quản lý của tổ và của trường.

- Đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá đổi mới PPGDMN.

- Chú trọng tự kiểm tra, đánh giá của GV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau kiểm tra có trao đổi, góp ý, rút kinh nghiệm và điều chỉnh.

- Khen thưởng và trách phạt rõ ràng việc đổi mới PPGDMN.

1.4.3.4. Quản lý các điều kiện đổi mới PPGDMN

TBGD và PTKT có vai trò quan trọng trong đổi mới PPGD như giúp tạo hứng thú học tập, tạo điều kiện cho trẻ thực hành, trải nghiệm, suy nghĩ, vận dụng, sáng tạo ra cái mới. Dựa vào đồ dùng đồ chơi GV tạo ra các tình huống có vấn đề, buộc trẻ phải suy nghĩ tích cực để giải quyết, nhờ đó phát triển các năng lực tư duy cho trẻ, đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động.

Quy trình chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC-TBGD: gồm ba bước: Bước1: Đánh giá thực trạng trang bị và sử dụng CSVC-TBGD của trường, lớp.

Bước 2:Xác định mục tiêu sử dụng TBGD: trang bị, sử dụng, bảo quản.

Bước 3: Xây dựng các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC- TBGD

Để đảm bảo các điều kiện thực hiện, Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về vai trò của CSVC-TBGD. - Tổ chức tập huấn CTGDMN.

- Đầu tư thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, phương tiện cho việc đổi mới PPGDMN.

- Tổ chức tập huấn cách sử dụng TBGD, các phương tiện kỹ thuật vào tổ chức các HĐGD trẻ.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy định về việc sử dụng, bảo quản TBGD. - Huy động các nguồn lực để bổ sung cơ sở vật chất. TBGD.

- Phân cấp kiểm tra việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, TBGD.

* Xây dựng mối quan hệ với gia đình trẻ và cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi mới PPGDMN

Giáo dục gia đình được xem là cái khung, cái gốc nhân cách, có tính quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Phát huy được vai trò của gia đình và cộng đồng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy, Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện những công việc sau đây:

- Tổ chức hoạt động Ban đại diện Cha mẹ học sinh theo Điều lệ trường MN. - Chỉ đạo GV nâng chất lượng nuôi dạy trẻ nhằm gây niềm tin nơi cha mẹ trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh về các hoạt động GD trẻ để phụ huynh cùng tham gia với nhà trường.

- Chỉ đạo GV thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tình hình của trẻ, thông báo sự tiến bộ của trẻ cho cha mẹ cháu, học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy con của các gia đình, lắng nghe ý kiến của phụ huynh.

- Tư vấn, tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con cho phụ huynh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý đổi mới PPGDMN, đặc điểm của GDMN, một số khái niệm cơ bản của đề tài, cơ sở khoa học của việc đổi mới PPGDMN. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định: đầu tư, cải tiến các biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới PPGDMN có ý nghĩa quyết định đến việc tổ chức thực hiện CTGDMN ở các trường MN, nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Để quản lý việc thực hiện đổi mới PPGDMN cần thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới PPGDMN và nội dung quản lý việc đổi mới PPGDMN trong việc thực hiện CTGDMN hiện nay.

Nội dung quản lý việc thực hiện đổi mới PPGDMN bao gồm: - Lập kế hoạch đổi mới PPGDMN

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPGDMN

- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPGDMN - Quản lý các điều kiện đổi mới PPGDMN .

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ Ở CÁC

TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 3, TP HCM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 47)