Nguyên nhân của những ưu điểm

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 87)

Hoạt động quản lý đổi mới PPGD ở các trường mầm non quận 3, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đáng kể. Kết quả có được nhờ nhiều vào các yếu tố thuận lợi tác động, thúc đẩy. Kết quả nghiên cứu từ bảng 2.16 cho thấy, CBQL và GV đều cho rằng các yếu tố sau (có điểm trung bình từ 3,32 đến 3,47) là nguyên nhân chính có “tác động nhiều” và thúc đẩy công tác quản lý đổi mới PPGD ở các trường mầm non quận 3:

Một là, sự chỉ đạo sâu sát, phối hợp chặt chẽ từ hiệu trưởng đến các tổ trưởng chuyên môn (ĐTB = 3,47). Để việc quản lý đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo hướng tích cực đạt hiệu quả tốt thì cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp thật chặt chẽ giữa các bộ phận. Đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, phối hợp chặt chẽ từ hiệu trưởng đến các tổ trưởng chuyên môn giữ vai trò chen chốt nhằm phát huy hiệu quả quản lý.

Hai là, trẻ tích cực tham gia các hoạt động theo hướng đổi mới (ĐTB = 3,46). Người học chiếm vị trí trung tâm trong quá trình dạy học. Vì vậy, trẻ tích cực tham gia các hoạt động theo hướng đổi mới là một nhân tố thuận lợi cho việc triển khai thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo hướng tích cực.

Ba là, CBQL luôn tạo mọi điều kiện cho GV thực hiện đổi mới PPGD (ĐTB = 3,44). Khi thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo hướng tích cực chắc chắn giáo viên không tránh khỏi những khó khăn. Cho nên, CBQL luôn tạo mọi điều kiện cho GV thực hiện đổi mới PPGD sẽ là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ người giáo viên hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

Bốn là, GV nắm vững và chủ động thực hiện các yêu cầu đổi mới PPGD (ĐTB = 3,41). Chính vì thế việc đổi mới có thể diễn ra một cách tự giác và sâu rộng, đạt hiệu quả tốt.

Năm là, các phương tiện, TBGD được cung cấp đầy đủ (ĐTB = 3,41). Các trường mầm non trên địa bàn quận 3 có nhiều thuận lợi trong việc được trang bị các phương tiện, thiết bị giáo dục. Cho nên, chúng ta cần phải phát huy tốt yếu tố này: khai thác, sử dụng và bảo quản phương tiện, thiết bị giáo dục hiệu quả.

Sáu là, việc thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới PPGDMN là tiêu chí đánh giá thi đua của tổ chuyên môn và GV (ĐTB = 3,41). Khi đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo hướng tích cực trở thành tiêu chí đánh giá thi đua của tổ chuyên môn và GV thì sẽ tạo nên được một phong trào thi đua rộng khắp trong nhà trường, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu trong kế hoạch đã được đề ra.

Bảy là, sự ủng hộ của đội ngũ CB, GV, NV trong việc thực hiện đổi mới PPGDMN (ĐTB = 3,38). Quyết tâm và ủng hộ của tập thể sư phạm là rất quan trọng. Nó tạo nên sự nhất trí, đồng lòng, thống nhất cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.

Tám là, tổ trưởng tổ chuyên môn (ĐTB = 3,35). Tổ chuyên môn giữ vai trò then chốt, là nơi GV cùng nhau trao đổi về đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo hướng tích cực. Vì vậy, tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu phải nắm vững được các yêu cầu đổi mới PPGD và chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ mình.

Chín là, BGH thường xuyên kiểm tra việc đổi mới PPGD của các tổ chuyên môn (ĐTB = 3,33). Việc phân cấp quản lý giúp công việc được vận hành trôi chảy theo tuần tự của nó. Tuy nhiên bên cạnh “giao việc”, BGH nên thường xuyên kiểm tra việc đổi mới PPGD của các tổ chuyên môn nhằm nắm bắt được tình hình và có điều chỉnh khi cần thiết.

Mười là, CBQL, GV nhận thức đúng và nắm vững quan điểm đổi mới PPGDMN (ĐTB = 3,32). Một mặt, làm cho tập thể sư phạm cần thống nhất nhận thức: đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là hạt nhân của việc thực hiện

chương trình, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục; mặt khác, cần coi đây là thách thức đội ngũ mà đội ngũ cần phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi giáo viên và của mỗi nhà trường.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)