Các chức năng quản lý trường mầm non

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

1.4.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non

Hiệu trưởng là người đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm cao nhất về hành chính và chuyên môn. Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý, điều hành các họat động chăm sóc giáo dục trẻ cũng như các họat động chung của nhà trường: “Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em của nhà trường, nhà trẻ” [5]

Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường mầm non :

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội

đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với GV, nhân viên theo quy định; - Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các HĐGD 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, GD trẻ;

- Thực hiện xã hội hoá GD, phát huy vai trò nhà trường đối với cộng đồng. [5]

1.4.2.2. Chức năng quản lý trường mầm non

Chức năng quản lý là một thể thống nhất hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu. Có nhiều quan niệm khác nhau về chức năng quản lý, nhưng về cơ bản thì quản lý trường MN có 4 chức năng:lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá.

- Chức năng lập kế hoạch: là chức năng đầu tiên có vai trò quan trọng là xác định phương hướng họat động và phát triển của trường MN, đây được coi là chức năng hạt nhân, quan trọng của quá trình quản lý trường MN.

Lập kế hoạch là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu. Muốn có được bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi phải thực hiện tốt chức năng dự báo. Khi dự báo phải biết rõ thực lực của mình, đó là việc xác định nhu cầu và các mục tiêu mà nhà trường MN cần đạt tới trên cơ sở phân tích sư phạm và căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên về chỉ thị và nhiệm vụ

năm học mới để suy ra những định hướng cơ bản trong năm học tiếp theo của nhà trường, lựa chọn những hướng ưu tiên, dự kiến những mục tiêu cần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá. Có như vậy, bản kế hoạch đề ra mới có thể áp dụng được vào thực tiễn quản lý và đem lại kết quả khả thi.

- Chức năng tổ chức: V.I.Lênin khẳng định: "Tổ chức là nhân tố sinh ra hệ toàn vẹn, biến một tập hợp các thành tố rời rạc thành một thể thống nhất, người ta gọi là hiệu ứng tổ chức". [16]. Chức năng tổ chức giữ một vai trò to lớn trong quản lý vì:

+ Tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý thực hiện có hiệu quả.

+ Tổ chức dựa trên khối lượng công việc quản lý mà xác định biên chế, sắp xếp con người.

+ Tổ chức tạo điều kiện cho hoạt động tự giác sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, tạo nên sự phối hợp, ăn khớp nhịp nhàng trong cơ quan quản lý và đối tượng quản lý.

+ Từ đó dễ dàng cho việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động quản lý.

Như vậy, thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho những tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý. Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ- yếu tố đảm bảo thành công trong quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.

- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành vi, thái độ con người (khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu đề ra. Quá trình đó thể hiện ở sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp phần hiện thực hoá các mục tiêu đề ra. Bản chất của chức năng chỉ đạo, xét

cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy động lực, tiềm năng của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thực hiện mối liên hệ giữa con người với con người và quá trình giải quyết những mối liên hệ đó để họ tự giác và hăng hái phấn đấu trong công việc. Chức năng này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện.

Điều khiển bộ máy thực chất là điều khiển con người, điều khiển phải căn cứ vào kế hoạch. Để điều khiển được con người thì phải có quyền lực, phải có sự phân công rạch ròi, không những vậy, mà còn phải có các công cụ khác (lợi ích về vật chất và tinh thần). Để chỉ đạo và điều hành có hiệu quả chủ thể, ngoài việc khuyến khích vật chất, phải biết khuyến khích, động viên tinh thần đối tượng ...

- Chức năng kiểm tra: Là thu thập những thông tin ngược từ phía bộ máy, tức là nắm tình hình từ dưới bộ máy lên để biết được :

+ Thực trạng của bộ máy: Bộ máy đang được hoạt động như thế nào để có kế hoạch điều chỉnh, nhằm đạt được tới mục tiêu đã định.

+ Thực trạng các quyết định quản lý: Việc thực hiện quyết định đến đâu, ở mức độ nào để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa.

Thông qua việc kiểm tra một cá nhân, một nhóm, hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra. Nếu không tương xứng, thì phải tiến hành những hoạt động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau:

+ Người quản lý đặt ra những chuẩn mực cần có của tiêu chuẩn.

+ Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự cần đạt so với chuẩn mực đã đề ra.

+ Người quản lý tiến hành những điều chỉnh với những sai lệch. + Người quản lý hiệu chỉnh sửa lại chuẩn mực.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục ở các trường mầm non quận 3 thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)